Giáo án Lý 7 tuần 4: Định luật phản xạ ánh sáng
ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng .
- Biết xác định tia tới , tia phản xạ , góc tới , góc phản xạ .
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng .
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn .
2. Kỹ năng :
- Biết làm thí nghiệm , biết đo góc , quan sát hướng truyền ánh sáng . Từ đó rút ra qui luật phản xạ ánh sáng .
Tuần 4 Ngày soạn:22/08/2011 Tiết 4 Ngày dạy:. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng . - Biết xác định tia tới , tia phản xạ , góc tới , góc phản xạ . - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng . - Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn . 2. Kỹ năng : - Biết làm thí nghiệm , biết đo góc , quan sát hướng truyền ánh sáng . Từ đó rút ra qui luật phản xạ ánh sáng . II. Chuẩn bị của thầy và trò Nhóm HS : + 1 gương phẳng có giá đỡ,1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tại ra tia sáng . + 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ . III. Tổ chức lớp 1.Kiểm tra sĩ số 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân . IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 : Kiểm tra 1/Giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực ? 2/ Để kiểm tra xem một đường thẳng có thật thẳng không , chúng ta có thể làm như thế nào? Giải thích ? HS : Hai học sinh lên bảng trả lời – HS dưới lớp nghe và nêu nhận xét . HĐ2 : Nghiên cứu sơ bộ tác dụng của gương phẳng . GV: Yêu cầu HS cầm gương soi . GV? Nhận thấy hiện tượng gì rtong gương ? HS : Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương . GV : Yêu cầu HS trả lời C1. HS Trả lời C1 GV bổ sung : Người xưa soi mình xuống nước để nhìn thấy hình ảnh của mình . GV : Đặt vấn đề : ánh sáng đến gương rồi đi tiếp như thế nào ? HĐ3 : Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng . Tìm qui luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng . GV: Giới thiệu thiết bị và hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 4.2 SGK . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm . GV? Khi chiếu một tia sáng lên mặt một gương phẳng thì sau khi gặp mặt gương , ánh sáng sẽ bị hắt lại theo nhiều hướng khác nhau hay theo một hướng xác định ? HS : ánh sáng bị hắt lại theo một hướng xác định . GV thông báo : Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng , tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ . GV? Hãy chỉ ra tia tới và tia phản xạ ? HS : Tia tới SI và tia phản xạ IR . GV : Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm để trả lời C2 . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C2 . ( GV chỉ ra mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến IN) GV? Tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng đó không ? GV : Để xác định vị trí của tia tới , ta dùng góc tới SIN = i . Gọi là góc tới . Để xác định tia phản xạ , ta dùng góc NIR = i/ . Gọi là góc phản xạ . GV? Dự đoán xem góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào ? HS : Quan sát và dự đoán : Góc tới i = Góc phản xạ i/ GV: Liệu điều đó có đúng cho mọi vị trí của tia tới không ? GV : Yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm nhiều lần với các góc tới khác nhau , đo các góc phản xạ tương ứng và ghi ssố liệu vào bảng SGK . Căn cứ vào kết quả đo được rút ra kết luận về mối liên hệ giữa góc phản xạ và góc tới . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra kết luận . GV : Tổ chức cho HS thảo luận về các câu kết luận . HĐ4 : Phát biểu định luật . GV : Thông báo cho HS biết người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác cũng đưa đến kết luận như trong không khí . Do vậy kết luận trên có tính khái quát có thể coi là một định luật . GV : Yêu cầu HS đọc định luật ( Phần ghi nhớ SGK ) HĐ5 : Thông báo qui ước vẽ gương và các tia sáng . GV : Thông báo qui ước về cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy . Luyện cho HS kỹ năng vẽ ( 5 phút ) qua việc vẽ tia phản xạ theo yêu cầu C3 . HĐ6 : Vận dụng - Củng cố GV: Yêu cầu HS làm C4 . HS : Làm việc cá nhân hoàn thành C4 . Yêu cầu HS nêu cách vẽ . HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà GV : Hướng dẫn : - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - Thuộc phần ghi nhớ . - Đọc phần “ Có thể em chưa biêt” - Làm bài tập 4.1 đến 4.4 SBT - Chuẩn bị bài : ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng . 1/ Do ánh sáng truyền thẳng nên khi mặt trời , Mặt trăng , Trái đất cùng nằm trên 1 đường thẳng và Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất . Trên Trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối . Khi đó ta có nhật thực toàn phần và nhật thực một phần . Khi Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng thì Mặt trăng bị Trái đất che không được Mặt trời chiếu sáng . Khi đó ta có hiện tượng nguyệt thực . I.Gương phẳng C1: Vật nhẵn bóng , phẳng đều có thể là gương phẳng như tấm kim loại nhẵn, mặt nước phẳng .... II.Định luật phản xạ ánh sáng - Thí nghiệm 1.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? * Kết luận : Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới . 2. Phương của tia phản xạ có quan hệ thế nào với phương của tia tới . - Góc SIN = i gọi là góc tới - Góc NI R = i/ gọi là góc phản xạ a/ Dự đoán : Góc phản xạ bằng góc tới b/ Thí nghiệm * Kết luận : Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới 3. Định luật phản xạ ánh sáng Ghi nhớ SGK trang 14 N 4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ . S N R N N III. Vận dụng N N C4: a/ S R S N R b/ Cách vẽ : Vẽ tia tới SI Vẽ tia phản xạ IK có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên . Vẽ đường phân giác góc SIR. Đường phân giác IN chính là pháp tuyến của gương . Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN tại điểm tới I . V.Rút kinh nghiệm Ký duyệt Ngày 29/09/2011 Tô Minh Đầy
File đính kèm:
- TUAN 4.doc