Giáo án Lý 7 tuần 15: Môi trường truyền âm
Tiết 15
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm .
- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : Rắn, lỏng, khí .
2. Kỹ năng :
- Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào?
- Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ và âm càng nhỏ .
3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập . Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế .
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV : Tranh phống to hình 13.4 .
+ 2 trống; 2 quả bóng bàn; 1 nguồn phát âm dùng vi mạch kèm pin ( Đồng hồ báo thức); 1 bình nước có thể cho lọt đồng hồ báo thức .
III. Tổ chức lớp
1.Kiểm tra sĩ số
2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
Tuần 15 Ngày soạn: 10/11/2011 Tiết 15 BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm . - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : Rắn, lỏng, khí . 2. Kỹ năng : - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? - Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ và âm càng nhỏ . 3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập . Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế . II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV : Tranh phống to hình 13.4 . + 2 trống; 2 quả bóng bàn; 1 nguồn phát âm dùng vi mạch kèm pin ( Đồng hồ báo thức); 1 bình nước có thể cho lọt đồng hồ báo thức . III. Tổ chức lớp 1.Kiểm tra sĩ số 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân . IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: Kiểm tra bài cũ HS1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị đo độ to của âm ? Làm bài 12.1, 12.2 HS2: Làm bài 12.4, 12.5 . 2 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi và nhận xét . HĐ2 : Nghiên cứu môi trường truyền âm GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm hình 13.1 SGK . GV? Đặt hai trống cách nhau bao nhiêu cm ? HS : 15 cm GV? Treo hai quả cầu như thế nào ? HS: Dây treo hai quả cầu dài bằng nhau, quả cầu vừa chạm sát vào giữa mặt trống . GV: Thao tác hướng dẫn HS làm thí nghiệm và yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm . GV: Quan sát HS làm và chỉnh đốn : Với yêu cầu gõ mạnh trống 1 , quan sát thấy cả hai quả cầu đều dao động . Quả cầu 1 dao động mạnh hơn quả cầu 2 . GV : Tổ chức cho HS thảo luận kết quả thí nghiệm theo 2 câu hỏi C1, C2 . GV chốt lại câu trả lời đúng . GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm hình 13.2 SGK và làm thí nghiệm theo nhóm . GV lưu ý : Bạn gõ vào bàn thì gõ khẽ sao cho bạn đứng ( không nhìn vào bạn gõ ) không nghe thấy . HS : Làm thí nghiệm theo nhóm . GV: Qua thí nghiệm yêu cầu HS trả lời C3 . HS : Trả lời C3 . GV: Yêu cầu HS đọc SGK và nghiên cứu hình 13.3 . GV? Thí nghiệm cần dụng cụ gì ? HS: Một đồng hồ báo thức đựng trong hộp kín , một bình nước có thể cho lọt hộp đựng đồng hồ . GV? Tiến hành thí nghiệm như thế nào ? HS : Cho chuông đồng hồ reo , cho đồng hồ vào hộp kín rồi thả vào bình nước . Lắng tai để nghe được âm phát ra . GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm . GV? Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ? HS : Trả lời C4 . GV: Đặt vấn đề : Trong chân không, âm có thể truyền qua được không? GV: Treo tranh hình 13.4 giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm . HS: Quan sát và nghe để nắm đưqợc cách tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS trả lời C5 . Qua các thí nghiệm trên các em rút ra được kết luận gì ? Hãy điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận trang 38 SGK . HS : Rút ra kết luận . GV: Lấy ví dụ để nêu vấn đề về : Âm truyền có cần thời gian không ? GV: Yêu cầu HS đọc thông báo mục 5 trang 39 SGK . GV? Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không ? HS : Có GV: Yêu cầu HS đọc bảng trang 39 SGK và trả lời C6 . HĐ3 : Vận dụng - Củng cố . GV : Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C7, C8 . HS : HS làm việc cá nhân trả lời C7, C8, C9, C10 . Thảo luận toàn lớp để thống nhất câu trả lời đúng . HĐ4 : Hướng dẫn học ở nhà GV : Hướng dẫn : - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Trả lời câu hỏi : Vì sao âm không truyền được trong chân không? - Làm bài tập 13.1 đến 13.5 SBT - Chuẩn bị bài : Phản xạ âm - tiếng vang HS1: Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm . Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, âm phát ra càng to . 12.1 : Chọn B. 12.2: (1) Đêxiben :dB (2) Càng to (3) càng nhỏ HS2: 12.3 : + Thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh hoặc gảy nhẹ vào dây đàn . + Gảy mạnh : Sợi dây đàn dao động mạnh , biên độ dao động của sợi dây đàn lớn . Gảy nhẹ thì ngược lại . + Khi chơi nốt cao : Dây đàn dao động nhanh, tần số dao động của sợi dây đàn lớn .Khi chơi nốt thấp thì ngược lại . 12.4 :Thổi mạnh vào kèn lá chuối thì cột không khí trong kèn dao động mạnh , biên độ dao động lớn, tiếng kèn to. I. Môi trường truyền âm . -Thí nghiệm 1. Sự truyền âm trong chất khí C1: Quả cầu 2 dao động âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2 . C2: Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1 . * Kết luận : Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ . 2. Sự truyền âm trong chất rắn C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn ( gỗ ) 3. Sự truyền âm trong chất lỏng C4: Âm truyền đến tai qua môi trường : Khí, rắn, lỏng . 4. Âm có truyền được trong chân không hay không ? C5: Môi trường chân không không truyền âm . * Kết luận : - Âm có thể truyền qua các môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không . - Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ . 5. Vận tốc truyền âm C6: Thép truyền âm nhanh nhất , không khí truyền âm kém nhất . II. Vận dụng . C7: Truyền qua môi trường không khí . C8: Khi đi câu, người trên bờ phải đi nhẹ để cá không nghe thấy tiếng động Cá không bơi đi . C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi áp tai sát mặt đất . C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ . V. Rút kinh nghiệm Ký duyệt Ngày 14/11/2011 Tô Minh Đầy
File đính kèm:
- TUAN 15.doc