Giáo án Lớp 5 tuổi tuần 1

 I. ĐÓN TRẺ: Hoạt động tự chọn, trò chuyện.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, sở thích, cá tính của trẻ. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, bìa sách báo, tranh ảnh.đến để phục vụ cho việc học tập của chủ đề “Trường mầm non"

 - Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ xem tranh, trò chuyện cùng trẻ về tên trường, tên lớp, tên cô các bạn, công việc của cô bác trong trường mầm non.

 II. ĐIỂM DANH:

 - Điểm danh tên từng trẻ trong sổ theo dõi trẻ đến lớp.

- Chuẩn bị cho trẻ xếp hàng ra sân tập thể dục sáng.

III. THỂ DỤC SÁNG:

Tập với bài hát: "Trường chúng cháu là trường mầm non"

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức: Yêu cầu 100% trẻ tham gia tập, Tập đúng các động tác thể dục theo cô

b. Kỹ năng: Rèn cho trẻ tác phong nhanh nhẹn biết xếp, tách dãn hàng.

c. Giáo dục: Trẻ có ý thức tập thể dục sáng

2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ

 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 tuổi tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Cô: Đồ dùng của cô giống trẻ , kích thước hợp lý
	 - Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng là 5 xung quanh lớp. 
 2. Trẻ: Mỗi trẻ 5 đôi tất, 5 đôi giầy.
	 - Các thẻ số từ 1- 5 
	 III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô 
 Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về trường mầm non
- Cho trẻ hát bài: Trường chúng cháu là trường là trường mầm non.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Tên trường chúng mình là trường gì?
- Trường Mn có đẹp không? Trong sân trường có những đồ dùng đồ chơi nào?
- Những đồ dùng, đồ chơi này làm bằng chất liệu gì? Chúng có màu gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí trường lớp, thích được đi học...
2. Hoạt động 2: Bé học toán
a) Phần 1: Luyện đếm các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5. Cô bày tranh, lô tô lên bàn , xung quanh lớp
- Cho trẻ tìm nhóm đồ vật, đồ chơi có số lượng là 5 
- Cho trẻ tìm nhóm đồ chơi nào có ít hơn 5 cái
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ai đếm đúng”
 b) Phần 2: Cho trẻ so sánh, thêm bớt và tạo nhóm có 5 đối tượng
- Các con xem trong rổ có gì?
- Con xếp cho cô 5 bông hoa nào?
- Cô cùng trẻ kiểm tra đếm 5 bông hoa, đặt số 5 
- Trong rổ còn có gì nữa?
(Xếp tương ứng 1- 1) 
- Số bông hoa và số bướm có bằng nhau không?
- Đều bằng mấy? 
- Tìm số gì để đặt vào 2 nhóm
- 5 BH bớt cho bạn A 2 BH còn mấy Bh ?
- Nhóm hoa và bướm có còn bằng nhau không?
- Vì sao con biết?
- Chúng mình đếm thử 2 nhóm nào?
- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn mấy?
- 5 BH nhiều hơn 3 con bướm là mấy? phải thêm mấy con bướm.
- Sau đó cho trẻ đếm và cất dần số BH và số bướm.
 Tương tự như vậy cô cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 5
c) Phần 3: Luyện tập: Luyện so sánh thêm bớt tạo nhóm đồ vật.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ dùng đồ chơi gì có số lượng ít hơn 5.
- Cho trẻ thêm bớt bằng các ngón tay trong phạm vi 5 chú ý số lượng thêm biểu thị bằng các ngón tay trên 1 bàn tay trái: 4 thêm 1, 3 thêm 2, 5 bớt 1, 5 bớt 2, 5 bớt 3 còn mấy?
3. Hoạt động 3: Cho trẻ đọc đồng dao
Đọc đồng dao: “ Rềnh rềnh ràng ràng…”
 ….Một người 2 chân…” 
.
- Hát 1 lần
- 2 trẻ trả lời
- Xích đu, cầu trượt, bập bênh, đu quay…
- Bằng sắt, bằng gỗ, có màu xanh, đỏ, vàng…
- 1, 2, 3, 4, 5, - 5 xích đu
 3 cầu trượt
 4 bập bênh
- Trẻ chơi 3, 4 lần.
- Có hoa, bướm
- Trẻ xếp 5 bông hoa, xếp theo hàng ngang.
- Có bướm
- Trẻ đếm 1…5 – 5 con bướm
- Có ạ!
- Đều bằng 5
- Số 5
- Còn 3 BH
- 1, 2 trẻ trả lời
- Vì nhóm bướm ít hơn 2, nhóm tất nhiều hơn 2
- Đếm 1,2,3,4, 5. BH
 3. con bướm
- Số hoa nhiều hơn và nhiều hơn là 2. 
- Trẻ đặt 2 con bướm vào đếm có 5 con bướm.
- Trẻ vừa đếm và cất dần số BH, bướm
- Trẻ tìm đếm, thêm vào để có đủ số lượng 5.
+ 4 quyển vở - thêm 1.
+ 3 hộp bút - thêm 2 .
+ 2 hộp sữa - thêm 3 
- Thêm bớt các ngón tay
- Đọc 2 lần, làm động tác.
 C. HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc phân vai : Tập làm cô giáo
	2. Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
	3. Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
 D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết
	I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
	1. Kiến thức: Trẻ biết sự thay đổi thời tiết trong ngày, cách ăn mặc phù hợp với thời tiết theo mùa.
	2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết cho trẻ.
	3. Giáo dục: Thích tham gia vào các trò chơi, chơi đoàn kết.
	II. CHUẨN BỊ: 
 1. Cô : - 1 số câu hỏi về thời tiết
 - Đồ chơi bóng, vòng, chỗ đứng quan sát cho trẻ.
 2. Trẻ : Trẻ vui vẻ thoải mái
 III. TIẾN HÀNH: 
	1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
	- Cho trẻ ra sân trường vừa đi vừa hát bài: Khúc hát dạo chơi. cô hỏi trẻ:
	 (bầu trời , mây, nắng, gió, nóng, lạnh...)
 + Hôm nay con thấy thời tiết ntn?
	+ Cảnh vật, cây cối ntn?
 + Mọi người ăn mặc ntn?
 + Mùa này là nùa gì?
- Cô chốt lại và GD trẻ biết mặc áo quần phù hợp với thời tiết trong ngày
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động "Lá và gió"
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi trò chơi.
+ Cách chơi: Cô giả là gió, trẻ giả là cây. Cô chạy XQ sân kêu vù...Trẻ chạy XQ nghiêng người sang 2 bên và nói: Gió thổi cây nghiêng. Khi cô đứng im là gió lặng, trẻ ngồi thụp xuống và nói: lá rụng, nhiều lá.
+ Luật chơi: Trẻ thực hiện các hành động theo hiệu lệnh.
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
3. Hoạt động 3: Chơi tự chọn
	Gợi ý cho trẻ chơi với các đồ chơi: Bóng, vòng. Cô q/s và quản trẻ chơi.
 E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	1. Ôn bài cũ : Bài hát Ngày vui của bé
	2. Làm quen bài mới : Làm quen chữ O,Ô,Ơ
 3. Rèn kỹ năng sống cho trẻ : Tập cho trẻ rửa tay, rửa mặt đúng cách.
 4. Nêu gương cuối ngày : Cô nhận xét chung, khuyến khích động viên trẻ ngoan có ý thức trong giờ học, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 
	5. Trẻ chơi tự do, trả trẻ.
 * ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ:........Vắng mặt................................................................
- Lý do vắng mặt :......................................................................................
- Tình trạng sức khỏe, của trẻ:....................................................................
 - Trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ..........................................................
.....................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ :................................................................
................................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ :
............................................................................................................................... 
 .............................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 9/9/2013 Ngày dạy: Thứ tư 11/9/2013
	A. ĐÓN TRẺ: 
	Hoạt động tự chọn – Trò chuyện – Điểm danh - Thể dục sáng.
	B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
* Phát triển ngôn ngữ:
 LÀM QUEN VỚI CHỮ O, Ô, Ơ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Nhận biết và phát đúng âm của chữ cái o, ô, ơ, nhận ra âm và chữ o, ô, ơ trong từ và tiếng
2. Kỹ năng: Rèn cách phát âm chính xác
3. Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học và đoàn kết với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Cô: - Tranh có chứa từ: Chơi kéo co, cô giáo, cầu trượt. 
 - Ngôi nhà gắn chữ
	 - Thẻ chữ o, ô, ơ và một số thẻ chữ khác, Tên 1 số trẻ trong lớp.
	2. Trẻ : Rổ có các thẻ chữ cái o, ô, ơ.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Hát và trò chuyện cùng trẻ “Trường mầm non của bé”
- Cô và trẻ hát: Bài “Trường chúng cháu là...”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Tên trường chúng mình là trường gì?
- Chúng mình có yêu trường mầm non Chiềng An không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí trường lớp, thích được đi học...
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết chữ cái o, ô, ơ.
- Chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng”
Cô treo tranh vẽ “Chơi kéo co” Cả lớp đọc từ “Chơi kéo co”
- Các bạn đang làm gì?
- Các con có thích chơi kéo co không ?
- Trong từ chơi kéo co có chữ o mà giờ cô cho các con làm quen.
- Giới thiệu chữ o và phát âm o
- Cô đã ghép được từ chơi kéo co in thường trẻ đọc từ và lên rút chữ o.
- Cô giới thiệu đường nét của chữ o.
+ Đây là chữ O in hoa, còn đây là chữ O in thường, còn đây là chữ O viết thường.
- Cô phát âm mẫu o
- Cô giới thiệu thẻ chữ o
- Chữ o có 1 nét cong tròn kép kín, khi phát âm các con há miệng tròn.
* Với chữ ô, ơ cô cũng giới thiệu tương tự như vậy 
- Cô gắn cả 3 chữ: o, ô, ơ phát âm (Cả lớp, tổ, nhóm cá nhân)
* So sánh chữ O - Ô; O - Ơ.
* Trò chơi nhận biết và phát âm chữ o, ô, ơ
- Tìm nhanh thẻ chữ o, ô, ơ
+ Tìm chữ, tìm chữ: chữ o, ô, ơ hiệu lệnh nhanh dần
- Tìm nhanh chữ o, ô, ơ trong từ và tiếng ( tên các bạn trong lớp)
+ Trò chơi về đúng nhà của bé.
- Cô giới thiệu luật chơi : Ai về nhần nhà phải nhảy lò cò.
- Cách chơi : Trẻ vừa đi vừa hát 1 số bài về chủ đề trường mầm non. Khi có hiệu lệnh trời tối thì xem tay của mình có chữ gì thì về nhà có chữ đó. 
- Cô quan sát trẻ chơi...
3. Hoạt động 3: Thi xem ai đọc thơ hay
 Đọc thơ “Cô dạy” 
- Cả lớp hát 2 lần
- 2 trẻ trả lời
- Trẻ nhắm mắt, mở mắt
- Cả lớp đọc 2 lần
- Chơi kéo co
- Có ạ
- Chữ o
- Trẻ chú ý quan sát cô.
+ Cả lớp đọc o
+ Tổ đọc
+ cá nhân 3, 4 trẻ 
- Cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Giống nhau: đều là chữ o
- Khác nhau: chữ ô có thêm mũ, chữ ơ có dấu móc,
- Mỗi trẻ có 1 rổ có các chữ cái
- Tìm chữ giơ lên và phát âm o, ô, ơ, làm theo yêu cầu của cô
- Duy Bảo, Việt Cường, Bảo Ngọc 
- Trẻ thực hiện 
- 2 lần
 C. HOẠT ĐỘNG GÓC:
	1. Góc phân vai : Tập làm cô giáo
 2. Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
	3. Góc học tập: Xem tranh ảnh kể chuyện về trường mầm non
	D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	 Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài sân trường
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 
 1. Kiến thức: - Trẻ tham gia hoạt động đầy đủ, trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. Trẻ hứng thú chơi đồ chơi
 2. Kỹ năng: - Trẻ biết luật chơi, biết cách chơi.
 3. Giáo dục: - Có ý thức khi chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi bạn.
 II. CHUẨN BỊ 
 - 1 số đồ chơi ngoài trời
 III. TIẾN HÀNH
 1. Hoạt động 1: Quan sát đồ chơi ngoài trời
 - Cho trẻ quan sát 1 lúc cô gợi hỏi: 
 - Con xem trong sân trường có những đồ chơi nào?
 - Đồ chơi này có tên là gì?
 - Con thích đồ chơi nào?
 - Đồ chơi này làm bằng gì?
 - Trong sân trường có nhiều đồ chơi không?
 - Khi chơi con phải chơi như thế nào?
 - Cô chốt lại giáo dục trẻ
 2. Hoạt động 2: Chuyền bóng 
 - Luật chơi: - Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi
 - Cách chơi: - Trẻ đứng 2 hàng ngang chi làm 2 đội. Khi cô nói chuyền bóng trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bắt đầu chuyền cho bạn, bạn đằng sau chú ý bắt bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cứ như vậy cho hết hàng, tổ nào mang bóng lên trước tổ đó thắng cuộc.
 - Trẻ chơi 3, 4 lần
 3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Chơi với đồ chơi ngoài trời.
 - Cô bao quát trẻ chơi.
 E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	- Ôn bài cũ : ôn chữ cái O,Ô,Ơ
	- Làm quen bài mới : Bài thơ bàn tay cô giáo
	- Trò chơi phát triển ngôn ngữ « Truyền tin »
 - Rèn kỹ năng sống cho trẻ : 

File đính kèm:

  • docchu diem truong mam non.doc