Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến

 

Thỏa thận chơi:

- Cô giới thiệu góc chơi và đồ dùng các góc chơi.

- Thảo luận, thỏa thuận vai chơi nhiệm vụ chơi và lien kết với góc chơi khác.

Quá trình chơi:

- Cô quan sát trẻ kịp thời giúp đỡ trẻ chơi, chú ý phát triển kĩ năng chơi và giúp đỡ trẻ khi cần.

Nhận xét sau khi chơi:

Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Một số nghề phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trẻ đếm 3-4 lần)
- Cô cho nhóm, cá nhân đếm nhóm quần
- Cô cho trẻ đếm nhóm áo
- Nhóm quần và áo như thế nào ?
- Nhóm nào nhiều hơn,nhiều hơn ?
- Nhóm nào nhiều hơn, và nhóm nào ít hơn ít hơn là mấy, và nhiều hơn là mấy ?
- Muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì? (May thêm 1 quần)
- Cô cho trẻ đếm số lượng quần sau đó cho trẻ nhận xét kết quả 
- Cô tóm lại: 1 cái quần thêm một cái quần là 2 cái quần
- Cô khái quát: 1 thêm 1 là 2 sau đó cho trẻ nhắc lại 2-3lần
- Bây giờ nhóm quần và nhóm áo như thế nào với nhau?
- Hai nhóm đều có mấy ?
- Vậy các con đã biết 2 nhóm quần và nhóm áo có số lượng là 2 rồi , các con ạ ở xung quanh lớp cô có nhiều nhóm có bà, các cô, các mẹ, các con hãy tìm xem nhóm nào có số lượng là 2 nhé
- Cô gọi trẻ lên tìm và đếm
- Vậy tất cả các nhóm ở trẻn bảng đều có mấy?
* Cô gọi trẻ giỏi nên nhặt chữ số 2 giơ nên và đọc
 - Cô giới thiệu chữ số 2 và phân tích chữ số 2
- Cô cho trẻ nêu cấu tạo chữ số
- Cô cho cả lớp, cá nhân, tổ, nhóm đọc chữ số 2
- Chúng mình hãy lấy thẻ số 2 đặt vào mỗi nhóm 1 thể số tương ứng nhé
- Cô cho cả lớp cùng đếm số quần số áo
- Cô cho nhóm, cá nhân đếm
- Sau đó vừa đếm vừa cất số áo và số quần vào rổ
3* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Cô cho trẻ tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 2 ở xung quanh lớp lấy chữ số tương ứng đặt vào các nhóm
4* Hoạt động 4: Trò chơi với bài ca dao, đồng dao, Tay đẹp, dềnh dềnh, dàng dàng
- Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi
+ Cách chơi trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ đồng dao khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con hãy tìm váo nhóm có số lượng là 2 tay, hoặc 2 chân
+ Luật chơi: Nếu ai mà không tìm nhóm đúng thì phải hát 1 bài hoặc nhảy lò cò
- Cô cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ
 - Cô nhận xét tuyên dương,giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ
 * Trò chơi : Tìm về đúng nhà
- Cô có 3 bức tranh, 1 bức tranh có 2 người, 1 bức tranh có 1 người, 1 bức tranh không có người nào hết
+ Cách chơi:
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô về bức có mấy người thì các con hãy về bức trannh đó.
+ Luật chơi nếu ai tìm không đúng thi các con phải nhảy lò cò 1 vòng
- Cô cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô quan sát và khuyến khích trẻ chơi
* Vừa rồi các con chơi rất giỏi bây giời cô cho các con về bàn của mình và mỗi con có 1 quyển vở các con hãy đếm số lượng các con bọ dừa và đọc theo tranh, tô mầu số hạt trong sợi dây bằng số lượng các con bọ dừa vừa đọc được, tô mầu bông hoa có 2 cánh, con bướm có 2 chấm, tô chữ số 2 theo nốt chấm mờ, và tập viết chữ số 2
- Cô cho trẻ thực hiện
- Khi trẻ thực hiện cô đi quan sát trẻ
5. Kết thúc
- Củng cố cô cho trẻ nói lại bài học
- Nhận xét tuyên dương
 - Cho trẻ ra chơi
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
.
* Những thay đổi cần thiết:
. 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với Nghề nghiệp):
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp tôi
Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HĐH: Dạy hát : Làm chú bộ đội( Nhạc và lời: Hoàng Long)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài hát Làm chứ bộ đội, hát đúng và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ làm được các động tác múa giống cô.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng hát to, đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được tình cảm đối với bài hát.
- Rèn kỹ năng vận động theo lời bài hát, kỹ năng nghe hát.
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu thích học âm nhạc.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, chăm ngoan, học giỏi để trở thành các chú bộ đội gìn giữ hoà bình cho đất nước.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát - Làm mẫu - Đàm thoại – Thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng phương tiện của cô: Băng đĩa nhạc bái hát Làm chú bộ đội
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
- Để bắt đầu giờ học hôm nay, các con cùng giải cho cô câu đố này nhé!
 “Chú đi hành quân
 Vai chú mang sung
 Mũ cài ngôi sao”
 Là ai ?
 Đúng rồi chú bộ đội đi hành quân rất gian lao và vất vả để bảo vệ đất nước đấy các con ạ.
- Các con có yêu thương các chú bộ đội không?
Trò chuyện với trẻ về công vệc của các chú bộ đội.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Dạy hát “Làm chú bộ đội” nhạc và lời : HoàngLong
- Vậy để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội, hôm nay cả lớp mình cùng hát thật hay bài Làm chú bộ đội nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Long nhé.
- Cô cháu mình vừa hát bài hát gì nào ?Của tác giả nào ?
 Đúng rồi đấy bài hát Làm chú bộ đội của tác giả Hoàng Long.
- Bạn nào giỏi cho cô biết bài hát nói về nghề gì ?
- Thế bài hát nói về các chú bộ đội trong bài hát đang làm gì hả các con ?
=> Bài hát này nói về chú bộ đội đi hành quân rất gian lao và vất vả để bảo vệ đất nước đấy các con ạ, chân các chú bước đều theo nhịp 1-2. Súng thì các trên vai trong tư thế luôn luôn sắn sàng chiến đấu. Thế các con có yêu các chú bộ đội không?
-Vậy bây giờ cả lớp mình cùng hát bài Làm chú bộ đội thật hay nhé.
Cô thấy lớp mình hát về chú bộ đội rất hay cô khen các con.
- Các con biết không các chú bộ đội phải đi hành quân khổ lắm. Vì vậy các con phải ngoan học giỏi để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội các con nhớ chưa.
- Bây giờ lớp mình cùng thi hát bài Làm chú bộ đội nhé, xem tổ nào sẽ hát hay nè, hát to rõ rànng nè. Các con hát theo yêu cầu của cô nhé. Khi nào cô giơ tay sang bên trái thì các bạn ở bên phía tay trái của cô hát, khi nào cô giơ tay sang phải thì các bạn bên tay phải của cô hát, khi cô giơ hai tay lên thì cả lớp minh cùng hát nhé.
Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
2.2. Hoạt động 2: Nghe hát : Cháu thương chú bộ đội
- Cả lớp mình học rất là giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho các bạn 1 bài hát tên là “Cháu thương chú bộ đội”
- Cô hát cho cả lớp nghe
- Bật nhạc cho trẻ nghe bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc
- Cô thấy lớp mình học ngoan giỏi cô thưởng cho lớp mình trò chơi "Ai đoán giỏi"
- Bạn nào còn nhớ nói cách chơi cho cô và các bạn cùng nghe
- Sau đó cho trẻ chơi 2 -3 lần
Mỗi lần chơi nâng cao dần yêu cầu
3* Kết thúc :
Nhận xét - Tuyên dương
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
.
* Những thay đổi cần thiết:
. 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với Nghề nghiệp):
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp tôi
Thứ 4 ngày . tháng  năm 2
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HĐH: Thơ : Em cũng là cô giáo
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ “Em cũng là cô giáo”.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ.
- Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ. 
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu thích học thơ
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát – Đọc diễn cảm – Đàm thoại – Trò chơi
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ “Em cũng là cô giáo”, hệ thống câu hỏi theo nội dung bài thơ.
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng để trẻ chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ để trẻ chơi theo ý thích của mình
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện chủ điểm.
- Trò chuyện với trẻ về những công việc của cô giáo ở trường Mầm non.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, chăm ngoan học giỏi.
2.Hoạt động 2: Dạy thơ “Em cũng là cô giáo”. 
2.1. - Cô đọc lần 1: Giới thiệu cho trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, giảng nội dung của bài thơ “ND: Nói về tình cảm và niềm vui của cô cấp dưỡng khi được chăm sóc các cháu qua từng bữa ăn hàng ngày”
2.2. - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ.
* Trích dẫn: - Đoạn 1: Tám câu thơ đầu nói lên những tình cảm của cô cấp dưỡng dành cho các cháu học sinh qua từng bữa ăn - Nhìn các cháu ăn vui vẻ, ngon miệng cô cũng thấy rất vui và trong lòng trào dâng tình cảm dành cho các cháu.
- Đoạn 2: Đoạn còn lại nói lên niềm vui và niềm tự hào của cô khi được chăm sóc các cháu, dù không đứng trên bục giảng nhưng vẫn được các cháu gọi là cô giáo, điều đó thật ý nghĩa với cô.
3. Hoạt động 3 : Đàm thoại: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Cô giáo đã dành tình cảm như thế nào với các cháu?
+ Những câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Khi được phục vụ, chăm sóc cho các cháu từng bữa ăn như vậy thì thái độ của cô như thế nào? 
+ Câu thơ nào thể hiện lên điều đó?
+ Để chào mừng ngày 20/11 ngày của các cô giáo thì con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với cô giáo.
c. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ: 
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn (Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ)
4. Hoạt động 4: Cho trẻ hát “Cô mẫu giáo miền xuôi”
Trò chơi: “Trồng nụ, trồng hoa”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.
Chơi theo ý thích:
- Cô cho trẻ lựa chọn đồ dùng đồ chơi và chơi theo ý thích của mình.
- Quá trình trẻ chơi cô chú ý nhắc nhở trẻ.
* Kết thúc: nhận xét giờ học.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
.
* Những thay đổi cần thiết:
. 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với Nghề nghiệp):
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp tôi
Thứ 5 ngày . tháng  năm 2
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HĐH: Thể dục : Ném trúng đích nằm ngang
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay và thực hiện đúng kỹ thuật, đứng đúng tư thế.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng
2. Kỹ năng: 
- Rèn c

File đính kèm:

  • docCac chu de khac(6).doc