Giáo án lớp 5 - Tuần 5

I/ MỤC TIÊU.

-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam,(trả lời câu hỏi: 1,2,3)

-GD cho HS biết quan hệ hữu nghị với nước bạn, mang lại sự phát triển đất nước.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

-GV: giaó án, sgk

-Tranh, ảnh về các công trình sgk.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc55 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối nhau phát biểu .
(VD: Hiện nay chúng em được học tập trong cảnh thái bình, nhờ công lao của nhiều chiến sĩ hy sinh để bảo vệ đất nước.)
- Một HS đọc đề bài:
- Một HS lên bảng làm bài.
- HS có thể viết về cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc của một làng quê, thành phố các em thấy trên ti vi.
- Gọi lần lượt HS trình bày miệng 
	3- Củng cố(3phút): HS nêu lại nghĩa của từ “Hoà bình” 
 4- Dặn dò(1phút): Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết. Chuẩn bị tiết sau. – GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: KHOA HỌC(tiết 10)
 THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG!'' ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN(t.t.)
I / MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. 
-từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy.
- GD hs không nên dùng các chất gây nghiện có hại cho sức khoẻ
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
-GV: giáo án, sgk, Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK.
-HS: sgk, đọc bài mới ở nhà.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 HS:
HS1: Em hãy nêu tác hại của rượu, bia?( Nêu bài học.) 
- GV nhận xét chung - ghi điểm. 
2- Bài mới ( 30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ3: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện.
- HS quan sát hình 22, 23 SGK.
H1: Hình minh họa các tình huống gì?
* GV cho HS đóng vai
GV nêu vấn đề: khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (ví dụ từ chối rủ hút thử thuốc lá), em sẽ nói gì?
- GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận về các bước từ chối:
GV chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm. Ví dụ:
-Tình huống 1: Lân và Hùng là hai bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là mình đã tập hút thử thuốc lá và thấy có cảm giác thích thú. Lân có rủ Hùng cùng hút thuốc lá với mình. Nếu bạn là Hùng, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
- Tình huống 2: Minh được mời đi dự sinh nhật (liên hoan, ăn cỗ...), trong buổi sinh nhật có một số anh lớn hơn ép Minh uống rượu (hoặc bia). Nếu bạn là Minh, bạn sẻ ứng xử thế nào?
- Tình huống 3:
Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, trên đường về nhà, Tư gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép mình dùng thử hê-rô-in ( một loại ma tuý). Nếu là Tư, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
- Gv nhận xét chung và chốt lại.
HĐ4: Tròchơi" Chiếc ghế nguy hiểm".
* Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẻ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này sẻ được đặt ở giữa cửa, khi các em từ ngoài cửa đi vào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn chạm vào ghế cũng bị điện giật. 
- Cử 5 HS đứng quan sát , chơi.
- GV nhắc HS đi qua chiếc ghế phải rất cẩn thận, để không chạm vào ghế.
-Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
H1: Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng đễ không chạm vào ghế?
H2: Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
H3: Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế?
-Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế?
H4: Sau khi chơi trò chơi này em có nhận xét gì?
*GV kết luận : Trò chơi đã giúp chúng ta có thể hiểu nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà họ vẫn làm, thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma tuý.
-HS2: Nêu tác hại của thuốc lá đối với người sử dụng.(có ở bài học)
-SGK
- HS cùng quan sát hình minh họa.
- Hình vẽ các tình huống các HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.
- HS chơi trò chơi đóng vai.
+ Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.
+ Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
 + Nếu ngươi kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.
* Các nhóm đọc tình huống, một vài HS trong nhóm xung phong nhận vai. Các vai hội ý về các cách thể hiện, các bạn khác có thể đóng góp ý kiến.
VD ở tình huống 1: Thuốc lá ư ? Không, hutù thuốc lá có hại cho sức khỏe và còn ảnh hưởng đến người xung quanh. Mình sẽ không bao giờ hút thuốc lá... Nếu bạn đang hút thì bỏ đi, Tớ nhất quyết không hút đâu ... 
- VD ở tình huống 2: Em còn nhỏ không uống được rượu .... Uống rượu có hại cho sức khỏe của mình và ảnh hưởng đến người xun quanh. Thôi em chào các anh...
- VD ở tình huống 3: Không ! Sử dụng ma túy là vi phạm pháp luật . Chào các anh em về đây...
* HS rút ra kết luận :
- Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng quyền đó của người khác.
- Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói :
"Không !" đối với những chất gây nghiện.
+ HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn .
- 5 HS đứng quan sát cả lớp đi ra ngoài hành lang.
- Em cảm thấy sợ hãi ...
- Em không thấy sợ vì em nghĩ mình sẽ cẩn thận để không chạm vào ghế...
- Vì em rất sợ chạm vào chiếc ghế. Nó thật sự nguy hiểm. Em không muốn chết.
- Em vô tình làm bạn ngã. Em hãy xem chiếc ghế có nguy hiểm thật không? Nếu nguy hiểm bạn sẽ chết trước.
- Vì em biết chiếc ghế đó nguy hiểm.
- Em muốn biết chiếc ghế này có nguy hiểm thật không?
+ Khi biết những gì nguy hiểm chúng ta hãy tránh xa. Chúng ta phải thận trọng, tránh xa nơi nguy hiểm.
- chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma tuý.
 3 - Củng cố(2phút): HS nêu nội dung cần biết. 
 4-Dặn dò(1phút): Dặn dò HS về nhà áp dụng tốt với nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày- Chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
………………………………………………………………………………………
Tiết 3: TOÁN(Tiết 24)
Bài: ĐỀ CA MÉT VUÔNG, HÉC TÔ MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU: 
-Biết tên gọi và kí hiệu, quan hệ của các đợn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông
-Nắm được mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, héc-tô-mét vuông, héc-tô-mét vuông. 
-Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. 
-Biết chuyển đổi số đo diện tích(trường hợp đơn giản). 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
-GV: giáo án, sgk.- Chuẩn bị hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm (thu nhỏ) 
-HS: sgk, VBT toán,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 HS lên bảng. HS chữa BT 4;
--GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(30phút) : Giới thiệu bài: đề ca mét vuông và héc tô mét vuông
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề ca mét vuông.
 a) Hình thành biểu tượng về đề ca mét vuông.
- GV treo bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK (chưa chia thành các ô vuông nhỏ.)
- GV nêu: Hình vuông có cạnh dài 1dam, em hãy tính diện tích của hình vuông.?
- GV giới thiệu 1dam x 1dam = 1dam2 , đề ca mét vuông chính là chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.
- GV giới thiệu tiếp: đề ca mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề ca mét vuông.
b) Tìm mối quan hệ giữa đề ca mét vuông và mét vuông.
- G V hỏi: 1dam bằng bao nhiêu mét?
- GV yêu cầu: Hãy chia các cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- GV hỏi: Mỗi cạnh hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu mét?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
+ Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1dam thành các hình vuông nhỏ cạnh 1m thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
+ Vậy 1 dam2 bằng bao nhiêu mét vuông?
+ Đề ca mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông?
HĐ2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc tô mét vuông.
a) Hình thành biểu tượng về héc tô mét vuông.
- GV treo hình vuông có cạnh là 1hm như SGK 
- GV nêu: Hình vuông có cạnh dài 1hm, em hãy tính diện tích của hình vuông.
- GV giới thiệu 1hm x1hm = 1hm2, héc tô mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm.
- GV giới thiệu tiếp: héc tô mét vuông viết tắt là hm2, đọc là héc tô mét vuông.
b) Tìm mối quan hệ giữa héc tô mét vuông và đề ca mét vuông.
- H: 1hm bằng bao nhiêu đề ca mét?
- GV: Hãy chia cạnh hình vuông 1hm thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- GV hỏi: Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh bao nhiêu đề ca mét?
+ Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1hm thành các hình vuông nhỏ cạnh 1dam thì được bao nhiêu hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bằng bao nhiêu đề ca mét vuông?
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề ca mét vuông?
+ Vậy 1 hm2 bằng bao nhiêu đề ca mét vuông?
- GV yêu cầu: HS nêu lai mối quan hệ giữa dam2 và m2, giữa hm2 và dam2
HĐ3: Luyện tập - thực hành.
Bài 1 đọc yêu cầu BT
- GV viết

File đính kèm:

  • docgian an 5tuan 5.doc
Giáo án liên quan