Giáo án lớp 5 - Tuần 4, thứ tư

I/ Mục tiêu:

N3:- Bước đầu thuộc bảng nhân 6

 - vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.

 - Làm được các bài tập 1,2,3.

N5:- Nêu được đặc điểm chính của và vai trò của sông ngoài Việt Nam.

 - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngoài : nước sông lên, xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.

 - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ.

 II/ Chuẩn bị:

N3:- SGK, vở bài tập.

N5:- Bản đồ Việt nam, lược đồ sông ngoài.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 4, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
TOÁN: BẢNG NHÂN 6
ĐỊA LÝ: SÔNG NGOÀI
I/ Mục tiêu:
N3:- Bước đầu thuộc bảng nhân 6 
 - vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
 - Làm được các bài tập 1,2,3.
N5:- Nêu được đặc điểm chính của và vai trò của sông ngoài Việt Nam.
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngoài : nước sông lên, xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
 - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ.
 II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- Bản đồ Việt nam, lược đồ sông ngoài.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng nhân 2,3,4,5.
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em biết cách lập bảng nhân 6 qua phép cộng.
 + 6 + 6 + 6 + 6 = 24
 + 6 x 4 = 24
 - HD tương tự cho các em lập bảng nhân 6 
HS:- Lập bảng nhân 6
 6 x 1 = 6 6 x 6 = 36
 6 x 2 = 12 6 x 7 = 42
 6 x 3 = 18 6 x 8 = 48
 6 x 4 = 24 6 x 9 = 54
 6 x 5 = 30 6 x 10 = 60 
 - Lớp nhân xét và tập đọc bảng nhân 6
GV:- Gọi HS đọc bảng nhân 6 nhận xét và cho các em luyện đọc thuộc bảng nhân 6. HD bài tập 1,2,3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Luyện đọc và làm bài tập theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6.
 - Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em quan sát trên bản đồ Việt Nam và giúp các em biết sông ngoài của Việt Nam. Nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em tìm hiểu về sông ngoài Việt Nam.
HS:- Tìm hiểu bài dựa vào gợi ý của GV và sách giáo khoa.
GV:- Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp các em xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngoài : nước sông lên, xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
 -Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả . 
 - Rút ra phần ghi nhớ SGK cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- Đọc phần ghi nhớ của bài.
GV:- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
HS: - Đọc phần ghi nhớ.
GV: - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Vùng biển nước ta.
TOÁN * : LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 6
TOÁN : ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em đọc thuộc bảng nhân 6 và giải toán có liên quan về bảng nhân.
N5:-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
 - Giải được bài tập 1.
 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Luyện đọc lại bảng nhân 6.
GV:- Ra bài tập tương tự như bài tập ở tiết 1 để giúp các em nhớ bảng nhân hiểu cách áp dụng bảng nhân vào làm bài.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chũa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và học thuộc bảng nhân 6, chuẩn bị bài mới: luyện tập.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD các em làm ví dụ 1 và bài toán SGK.
 - Giúp các em nắm được mối quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. HD các em làm bài tập 1
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1. lớp quan sát và sửa sai.
 - Nhận xét và giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập áp dụng lớp làm bài vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài tập hướng dẫn thêm giúp các em hiểu về giải toán “ rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ lệ” .
HS: Chữa lại bài tập sai.
Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
THỦ CÔNG: GẤP CON ẾCH (Tiết 2)
CHÍNH TẢ: (N – V) ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết cách gấp con ếch.
 - Gấp được con ếch bằng giấy. nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
N5:- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Nắm chắc mô hình cấu tộ vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).
II/ Chuẩn bị:
N3:- Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì.
N5:- Viết sẳn bài tập luyện tập áp dụng 2,3 vào bảng lớp.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm3
Nhóm 5
1/ KTBC: KT dụng cụ học tập
2/ Bài mới:
HS:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tiết thủ công: gấp con ếch.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD các em các bược thực hiện gấp theo quy trình, thực hiện mẫu cho các em quan sát và cho các em quan sát mẫu.
 - Cho các em thực hành theo quy trình HD.
HS:- Thực hành theo quy trình.
GV:- Quan sát và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu của tiết học.
HS:- Thực hành theo yêu cầu.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập gấp con ếch và chuẩn bị bài mới : gấp con ếch (T2).
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề.
 - Đọc bài viết lần 1 và rút ra mốt số từ mà HS thường viết sai chính tả.
 - HD và cho các em luyện viết từ khó.
HS:- Tập đọc lại đoạn viết và luyện viết các từ khó trong bài.
GV:- Nhận xét và đọc lại bài viết lần 2, đọc từng câu cho các em viết, mỗi câu đọc ít nhất từ 3 đến 5 lần. 
 - HD các em làm bài tập áp dụng 2 và 3 và gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Thu vở chấm và chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng. HD lại các bài tập mà HS làm sai.
 Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Một chuyên gia máy xúc.
TẬP ĐỌC: 	 ÔNG NGOẠI
TẬP LÀM VĂN: 	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
N3: - Biiết ngắt đúng các kiểu câu; bước đầu biết được phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
N5: - Lập được dfàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, lết luận. Biết lựa chọn những nét nỗi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lý.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N5: - SGK, dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC: - Gọi 2 HS lên đọc lại bài Người mẹ.
 - Nhận xét ghi điểm, tuyên dương các em.
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài tập.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi SGK.
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
+Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em luyện đọc bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em .
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Người lính dũng cảm
HS:- Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
HD HS luyện tập : Bài tập 1: Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà. HS lập dàn ý chi tiết và gọi HS trình bày dàn ý, cả lớp bổ sung.
HS: - Trình bày dàn ý theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS nhận xét và bổ sung.
 - HD bài tập 2: Lưu ý học sinh: Nên chọn viết một đoạn có phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn.
HS:- Thực hiện viết một đoạn văn có phần thân bài .
GV:- Quan sát và HD thêm giúp các em viết đúng theo yêu cầu 
HS- Luyện viết theo yêu cầu.
GV:- Chấm điểm, đánh giá cáo những đoạn viết tự nhiên, chân thực , có ý riêng, có ý mới.
 - Về nhà tập viết văn tả cảnh cơn mưa và chuẩn bị bài: Tả cảnh (Kiểm tra viết).
THỂ DỤC: ÔN TẬP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
 Trò chơi: “ Thi đua xếp hàng ”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn tập: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi theo vạch kẻ thẳng.
 - Đi vượt chướng ngại vật thấp.
 - Chơi trò chơi “Thi đua xếp hàng”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi. 
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: trên sân ttrường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: chuẩn bị còi và kẻ ssan cho trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung và phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức
5
20
8
2
1/ Phần mở đầu
GV:- Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
 - Cho các em khởi động các khớp cổ tay, cẳn chân.
HS:- Khởi động theo yêu cầu
2/ Phần cơ bản
GV:- HD các em Ôn tập: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi theo vạch kẻ thẳng.
 - Cho các em thực hàng theo yêu cầu .
HS:- Thực hành theo yêu cầu hướng dẫn.
GV:- Quan sát và chỉnh sữa, giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu của nội dung.
* Trò chơi: “ Thi đua xếp hàng”
GV:- Nêu yêu cầu trò chơi, HD cách chơi, cho các em chơi thử theo yêu cầu từ 2 đến 3 lần.
 - Cho các em chơi theo yêu cầu.
HS:- Chơi theo yêu cầu trò chơi.
GV:- Quan sát và nhận xét.
3/ Phần kết thúc: Về nhà tiếp tục tập luyện và chuẩn bị bài mới.
* * * * *
 *GV
* * * * *
* * * * *
 *GV
* * * * *

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc
Giáo án liên quan