Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.

- HS biết vận dụng các tính chất của các phép tính để làmcác bài tập.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu các tính chất của phép tính cộn và phép tính nhân.

B. Luyện tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 2: HS làm bài vào vở. 1 HS đọc kết quả và nêu cách tính nhẩm.
- HS khác nhận xét. Gv nhận xét chốt lại kết quả đúng.
	Củng cố cách chia nhẩm một số cho 0,1; 0,01; 0,5; 0,25.
Bài 3: Gv viết mẫu lên bảng. 
- HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm. GV nhận xét chốt lại bài.
7 : 2 = 
1 : 5 = 
6 : 4 =
1 : 8 = 
Bài 4: HS tính toán và chọn đáp án đúng. Gọi 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
	Đáp án: Khoanh vào C
Tiết 2
1. Hoạt động 1
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm bài vào vở.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu cách làm.
Bài 1. Đặt tính rồi tính
24673 + 5897
562,4 + 62,73
72541 - 2618
521 - 68,5
325 x 403
23,6 x 5,67
6,405 : 1,5
45,25 : 22,5
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất
125 x 724 x 8
32,5 x 7,5 + 7,5 x 67,5
Bài 3. Cuối năm 2003 số dân của một huyện là 93 750 người. Nếu mức tăng dân số hằng năm là 1,6% thì đến cuối năm 2005 số dân của huyện đó là bao nhiêu người?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: Vài HS TB và HS yếu lên bảng làm bài. HS khác nhận xét và nêu cách làm.
- Bài 2: GV hỏi : Muốn tính được bằng cách thuận tiện ta làm thế nào? (Vận dụng các tính chất của các phép tính).
- Bài 3: 1 HS khá nêu cách làm và chữa trên bảng. HS khác nhận xét. 
 + Tìm số dân hằng năm tăng: 93 750 : 100 x 1,6 = 1500 (người)
 + Tìm số dân tăng từ năm 2003 đến năm 2005 là: 1500 x 2 = 3000 (người)
 + Đến cuối năm 2005 số dân củ huyện đó là: 93750 + 3000 = 96750 (người)
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 _________________________________
Tiếng việt
Ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết một bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, diễn đạt câu lưu loát có hình ảnh.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi cấu tạo bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy- học
	Đề bài: Em hãy tả cảnh một đêm trăng đẹp.
1. Tìm hiểu đề
- 2HS đọc đề bài. GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả cảnh một đêm trăng đẹp)
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở. 
- Gv quan sát giúp đỡ HS yếu lập dàn ý.
- 2 HS khá trình bày dàn ý. GV nhận xét bổ sung.
- Ví dụ về dàn ý:
Dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu cảnh một đêm trăng đẹp. (em ngắm trăng vào đêm nào? Đêm đó trăng như thế nào?...)
* Thân bài
- Tả bao quát đêm trăng: đêm đó bầu trời trong xanh không một gợi mây.
- Khi trăng vừa ló lên khỏi luỹ tre làng.
- Khi trăng đã lên cao.
- ánh trăng toả sáng xuống xóm làng,...
* kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đem trăng đó.
3. HS làm bài
- HS dựa vào dàn ý viết bài.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
- 2HS khá đọc bài làm; GV nhận xét, sửa bài cho HS.
- Chấm 1 số bài của HS; nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về viết lại bài, CB cho tiết sau viết bài tại lớp.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiếng việt
Luyện viết một bài chính tả nghe - viết
I. Mục tiêu: Luyện viết một đoạn trong bài út Vịnh (Từ đầu đến như vậy nữa)
- Làm bài tập chính tả Luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
II. Chuẩn bị: bảng phụ viết sẵn bài tập
III. Các hoạt động dạy- học	
1. Hướng dẫn HS viết chính tả
- 1 HS khá đọc bài viết, cả lớp đọc thầm và nêu nội dung bài viết. (Những sự cố sảy ra trên đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh và ca ngợi ý thức giữ gìn đường sát của út Vịnh)
- HS đọc thầm lại đoạn viết và tìm những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS luyện viết các từ đó. VD: út Vịnh, đường sắt, chềnh ềnh, chuyến tàu, thuyết phục,…
- GV đọc cho HS viết bài. GV đọc cho HS soát lỗi và chấm một số bài.
- GV nhận xét chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Làm bài tập chính tả
- GV viết BT lên bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài.
 Bài tập: Hãy phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo và viết tên các cơ quan, đơn vị đó cho đúng: 
- trường tiểu học ninh vân
- trường trung học cơ sở lí tự trọng
- trường mầm non ninh vân
- nhà xuất bản giáo dục
- nhà văn hoá thiếu nhi
- nhà máy xi măng hệ dưỡng
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học và thu vở chấm.
- Về luyện viết một bài chính tả khác.
_______________________________________
Tiếng Việt
Ôn tập về các dấu câu
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về dấu chấm; chấm phảy; dấu chấm và dấu phảy.
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi đặt câu và viết văn. 
- HS vận dụng để làm các bài tập một cách thành thạo.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động: Làm bài cá nhân
- Gv ghi các BT lên bảng phụ; HS đọc kĩ yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1. Đặt 1 câu kể, 1 câu hỏi, 1 câu cảm, 1 câu khiến và dùng dấu câu phù hợp với từng loại câu đó.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa đặt.
Bài 2. Điền các dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả:
 Một hôm...trên đường đi học về...Hùng...Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này... cái gì quý nhất
 Hùng nói: "Theo tớ... quý nhất là lúa gạo các câu có thấy ai không ăn mà sống được không...?"
 Quý và Nam cho là có lí... nhưng đi được mươi bước... Quý vội reo lên: "Bạn Hùng nói không đúng... quý nhất phải là vàng... mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì.... có vàng là có tiền... có tiền sẽ mua được lúa gạo..."
 Nam vội tiếp lời ngay:"Quý nhất là thời giờ... thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc... có thì giờ mới làm ra được lúa gạo... vàng bạc..."
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- 2 HS lên bảng làm mỗi HS làm 1 bài.
- HS chữa bài trên bảng. GV nhận xét chốt lại kiến thức của từng bài.
 VD: Câu kể : Cánh đồng lúa /xanh mơn mởn.
 CN VN
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài; chuẩn bị bài sau ôn tập về dấu hai chấm.
________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Củng cố về tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Rèn kĩ năng tính toán và giải toán cho HS.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số và tìm phần trăm của một số.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 98; 99.
- GV quam tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1: GV ghi mẫu lên bảng. Gọi HS nêu cách làm.
- HS tự làm vào vở. Gọi HS yếu và TB lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm trên bảng và đổi vở kiểm tra.
	Củng cố tìm tỉ sốphần trăm của hai số.
Bài 2: HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
	Củng cố cộng, trừ các tỉ số phẩn trăm.
Bài 3: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS nhận xét và chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng.
	Đáp số: a) 80% , b) 125%
	Củng cố giải toàn tìm phẩntăm củahai số.	
Bài 4: HS đọc BT và làm vào vở. Gọi 1 HS khá nêu cách làm và làm trên bảng.
- Tổ đó làm được số sản phẩm là: 520 : 100 x 65 = 338 (sản phẩm)
- Theo khế hoạch tổ đó còn phải làm số sản phẩm là: 520 - 338 = 182 (sản phẩm)
 Đáp số: 182 sản phẩm
	Củng cố giải toán về tìm phần trăm của 1số.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và CB bài Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.
- Rèn kĩ năng giải toán về chu vi, diện tích.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: nêu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; hình vuông; hình thang.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BT Toán - Tr. 107; 108.
Bài 1. GV kẻ sẵn BT lên bảng; 2 HS lên bảng điền.
- HS cả lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, chữa bài.
	Củng cố về tính diện tích, thể tích một số hình.
Bài 2. HS đọc BT và làm vào VBT; 1 HS lên bảng làm bài.
- HDHS yếu làm bài: Tìm diện tích mặt đáy của bể, sau đó tìm chiều cao.
Bài giải
	Diện tích của đáy bể là: 1,5 x 1,2 = 1,8 (m2)
	Chiều cao của bể là: 1,44 : 1,8 = 0,8 (m)
	 Đáp số: 0,8m
Bài 3. HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ và làm bài vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV và HS cả lớp nhận xét, chữa bài
	Củng cố cách tính thể tích và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Bài 4. HS tính toán và chọn đáp án đúng để khoanh.
- Gọi HS trả lời và giải thích tại sao lại chọn đáp án đó.
	Khoanh vào D. 8 lần
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 _________________________________
Tiếng Việt
Ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu: Tiếp tục cuủng cố về văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, câu văn có hình ảnh.
II. chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy- học
	Đề bài: Em hãy tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích
1. Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài. GV hỏi: đề bài yêu cầu gì?
 + Kể 1 số khu vui chơi giải trí mà em biết.
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở; Gv quan sát giúp đỡ HS yếu làn bài.
- Vài HS trình bày dàn ý. GV nhận xét bổ sung.
- Ví dụ về dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu khu vui chơi; giải trí (đó là khu công viên núi Thuý ở thành phố Ninh Bình vào lúc sáng sớm,...)
* Thân bài
- Tả bao quát về cảnh của công viên vào lúc sáng sớm.
- Công viên vào lúc sáng sớm thật nhộn nhịp bởi tiếng người đi bộ và những người tập thể dục,...
* Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu công viên. 
3. HS viết bài
- HS tự viết bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu viết bài.
- 2 HS khá đọc bài làm. GV nhận xét, bổ sung.
- GV chấm vài bài và nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn Những HS chưa viết xong bài vè nhà viết tiếp.
Ngày tháng năm 2012
	 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Tiết 1
- HS làm các BT trong vở BTT-Tr 103-105.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: HS đọc BT và làm 

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc
Giáo án liên quan