Giáo án lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Hoài Hải

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc đúng một văn bản kịch:

- Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

 *Hiểu nội dung, ý nghĩa: ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ Cách mạng(TL câu hỏi: 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

-GV: giáo án, sgk,

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc39 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Hoài Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
GV nhận xét chung và ghi điểm.
2- Dạy bài mới(30phút): Giới thiệu bài.
Quan sát tranh:Tìm hiểu các nhân vật?
HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc .
- 2 HS đọc tiếp nối 
- HS lưu ý đọc đúng: các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ, nè,...). Giọng cai và lính: Khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để dọa dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú bộ đội : tự nhiên, bình tĩnh.
+ 5em—5vai đọc phần tiếp của vở kịch.
- GV sửa lỗi khi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Chia đoạn kịch: 3 đoạn- 3HS đọc.
-Đọc chú giải( Sgk)
+3HS đọc nối tiếp
+GV đọc mẫu.
 HĐ2: Tìm hiểu bài: HS đọc thầm.
H1: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
H2: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
H3: Vì sao vở kịch được đặt tên là "Lòng dân"?
-Em thích đoạn nào?
H: Nội dung chính của vở kịch là gì?
- GV tóm tắt nội dung bài. 
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-5HS đọc toàn bài
- GV hướng dẫn cho HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai: Ví dụ:
Cai: - Hừm! Thằng nhỏ lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối, tao bắn.
An: - Dạ, hổng phải tía..
Cai: - (Hí hửng) // ờ giỏi! Vậy là ai nào?
An: - Dạ, cháu...kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
Cai: - Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ)// Giấy tờ đâu, đưa coi!.
- Cả lớp và GV nhận xét –Bạn đọc tốt.
+ Cho HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch: “Lòng dân.”
--Dì vội cho chú một chiếc áo khác đểû thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
+Sgk/
-HS quan sát tranh minh hoạ nêu những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch.
- 2 em tiếp nối nhau đọc. 
- Luyện đọc theo vai.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ (Để tôi đi lấy - chú toan đi, cai cản lai).
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm (chưa thấy).
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc 
- HS chú ý lắng nghe.
+Cả lớp đọc thầm bài;
- Khi bọn giặc hỏi An: Ông đó có phải tía mày không? An trả lời không phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thiệt. Không ngờ An thông minh làm cho chúng tẽn tò: Cháu...kêu bằng ba chứ hổng phải tía.
- Dì vờ hỏi chú bộ đội để tờ giấy chỗ nào, rồi nói tên tuổi của chồng, tên bố chồng để chú bộ đội biết mà nói theo.
-Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng,. Người dân tin yêu cách mạng,săn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của Cách mạng.
-HS nêu
- Nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 -Hs đọc
Mỗi HS đọc theo một vai (dì năm, chú cán bộ, lính, cai); HS làm người dẫn chuyện. Chú ý nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ. 
- 5 HS đọc theo vai cả lớp theo dõi tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.
- HS1: Dì Năm
- HS2: An
- HS3: Chú cán bộ 
- HS4: Lính
- HS5:Cai
3- Củng cố (3phút): - Một HS nhắc nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
4-dặn dò.(1phút): Dặn dò, Khuyến khích HS các nhóm về nhà phân vai dựng lại vở kịch, chuẩn bị tiết sau. - GV nhận xét tiết học./.
---------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ ( Nhớ -Viết) :
 Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU
-Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
-Chép đúng vần của tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần(BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính; 
-GD cho HS yêu thích môn tiếng việt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- GV: giáo án, sgk.
- VBT tiếng việt 5, tập một, Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 - Kiểm tra bài cũ(5phút)õ: Gọi 1HS :
- Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?(Âm đệm, âm chính, âm cuối;)
 	GV nhận xét ghi điểm
 2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn.
-GV nhận xét.
H1: Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì?
*Hướng dẫn HS viết từ khó- GV nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số (80 năm).
- GV cho HS tự viết bài
- Hết thời gian quy định, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7 - 10 bài. 
- Gv nêu nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: HS đọc đề bài.
 Cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 4( 4nhóm):
- GV vẽ mô hình lên bảng - HS lên bảng điền
Lưu ý: HS có thể ghi hoặc không ghi
thanh vào âm chính trong mô hình cấu tạo vần giống như Mẫu trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài trong vở hoặc trong VBT.
Bài tập 3.
- HS đọc đề bài
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT.
3/ Củng cố(3phút): GV cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
-HS nêu các bộ phận vần của tiếng:nghèo, tung hoành…
+Sgk/ 
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ - viết trong bài “Thư gửi học sinh” của Bác Hồ. Cả lớp theo dõi , bổ sung, sửa chữa.
- Thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi- chủ nhân của đất nước .
- 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, cường quốc,....
- HS gấp SGK, nhớ - viết bài. 
-HS soát lại bài.
-Từng cặp HS đổi vỡ để soát bài của nhau và sửa lỗi.
-Một HS đọc yêu cầu của BT. 
- HS thảo luận nhóm 4- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em
e
m
yêu
yê
u
màu
a
u
tím
i
m
hoa
o
a
cà
a
hoa
o
a
sim
i
m
-Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo 
-HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
 -HS nêu quy tắc.
* Dấu thanh đặt ở âm chính. 
4/ Dặn dò: (1phút): Dặn HS đọc bài ở nhà—chú ý học thuộc ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng thuộc cách dùng dấu thanh, khi ghi, viết trong bài học. Chuẩn bị: tiết sau: chính tả nghe- viết. Nhận xét tiết học.
……………………………………………………………………………………………
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU(Tiết 5)
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU
-Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp(BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam(BT2); Hiểu nghĩa từ Đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một số từ có tiếng đồng vừa tìm được(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- GV: giáo án, sgk
- Vở BTTV tập 1, sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 HS
-GV Nhận xét.
2- Dạy bài mới(30phút): Giới thiệu bài- ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1- Yêu cầu HS đọc BT1.
- GV giải nghĩa từ -tiểu thương: là người buôn bán nhỏ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- chữa bài vở BT theo lời giải đúng:
-Cả lớp và GV nhận xét: 
H1: Tại sao em xếp thợ điện, thợ cơ khí vào tầng lớp công nhân?
H2: Tầng lớp trí thức là người ntn? 
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc BT2
- GV nhắc HS: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một câu thành ngữ hoặc tục ngữ.
VD: Thành ngữ Chịu thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt nam cần cù, chăm chỉ, chịu được gian khổ, khó khăn,..
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận:
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc BT3
H: vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là " đồng bào"?
- Cho các nhóm HS làm bài, trả lời câu hỏi 3b. GV khuyến khích HS tìm được nhiều từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( có nghĩa là cùng ).
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS giải thích một số từ vừa tìm được.
- GV cho hướng dẫn cho HS làm bài 3c - cả lớp làm việc 
GV và cả lớp nhận xét chung
- Đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng một số từ đồng nghĩa đã được viết lại hoàn chỉnh.
+Sgk/
-HS đọc yêu cầu của BT1.
-HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm bài : 
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả
 a)Công nhân : thợ điện, thợ cơ khí.
b) Nông dân :	thợ cấy, thợ cày.
c) Doanh nhân : tiểu thương, chủ tiệm.
d) Quân nhân : đại uý, trung sĩ.
e) Trí thức :	giáo viên, bác sĩ, kĩ sư.
g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.
+ Vì thợ điện, thợ cơ khí là người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
+Tầng lớp trí thức là những người lao động trí óc, có tri thức chuyên môn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Chịu thương chụi khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ.
- Dám nghĩ, dám làm: mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
-Muôn người như một: đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
- Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc (tài là tiền của).
+ Uống nước nhớ nguồn: biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
+ Một HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại truye

File đính kèm:

  • docGiao an 5tuan 3(1).doc
Giáo án liên quan