Giáo án lớp 5 - Tuần 28 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố đổi các đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc và giải các bài toán về vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo và giải toán.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

B. Luyện tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 28 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Đáp số: 207km
Bài 3: HS đọc BT và nêu cách làm.
 + Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ và tìm quãng đường AB: 4,2 x 2,5 = 10,5 (km)
 + Tìm vận tốc của người đi xe đạp: 4,2 x = 10,5 (km/ giờ)
 + Thời gian người đó đi xe đạp hết quãng đường AB sẽ là 10,5 : 10,5 = 1 (giờ)
- HS làm bài vào vở. 1 HS khá lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- GV hỏi: Muốn tính được vận tốc của ô tô ta làm thế nào? (Tìm thời gian ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B không kể thời gian nghỉ ăn trưa)
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B không kể thời gian nghỉ ăn trưa là:
15 giờ 57 phút - 10 giờ 35 phút - 1 giờ 22 phút = 4 giờ
Vận tốc của ô tô là: 180 :4 = 45 (km/ giờ)
 Đáp số: 45km/ giờ
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng, HS làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1,5 giờ = ...phút
1,5 giờ = ...giờ...phút
2,3 giờ = ...phút
2,3 giờ = ...giờ...phút
3,25 giờ = ...phút
3,25 giờ = ...giờ...phút
4,75 phút = ...giây
4,75 phút = ...phút...giây
Bài 2.Trên quãng đường dài 1533km, một máy bay bay với vận tốc 876 km/giờ. Hỏi nếu máy bay cất cánh lúc 8giờ 35 phút thì đến nơi lúc mấy giờ?
Bài 3 (HS khá, giỏi). Cùng một lúc hai người đi xe đạp ngược chiều từ A đến B cách nhau 29,4km để gặp nhau. Người thứ nhất đi từ A với vận tốc 12 km/giờ. Người thứ hai đi từ B với vận tốc 12,5 km/giờ. Hỏi:
a) Sau bao lâu họ gặp nhau?
b) Nơi gặp nhau cách B bao nhiêu ki-lô-mét?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1 và 2 HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa.
- Bài 3: GV hướng dẫn HS cách làm
 + Tìm sau mỗi giờ cả hai người đi được: 12 + 12,5 = 24,5 (km)
 + Tìm thời gian để hai người gặp nhau: 29,4 : 24,5 = 1,2 (giờ)
 + Nơi họ gặp nhau cách A: 1,2 x 12,5 = 25 (km)
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Ôn tập về câu đơn, câu ghép
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu đơn và câu ghép.
- HS biết tìm câu đơn và câu ghép trong đoạn văn và xác định CN- VN trong câu đơn và câu ghép.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu khái niệm vè câu đơn, câu ghép.
B. Ôn tập
1. Hoạt động cá nhân
- GV ghi BT lên bảng. HV xác định yêu cầu của BT và làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiên các yêu cầu ở dưới:
	Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy nhẵng cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ.
a) Tìm các câu đơn và câu ghép trong đoạn văn.
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn và câu ghép đó.
2. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu nói về việc học tập của em và chỉ ra các câu đơn và câu ghép trong đoạn văn đó.
2.Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: HS đọc kĩ đoạn văn, tìm các câu đơn và câu ghép ghi vào vở.
 + 1 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
 VD: Từ sáng sớm, các môn sinh đẫ tề tựu ... .mừng thọ thầy. (câu đơn)
 CN VN
- Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu các em viết 3- 5 câu. 
 + 2 HS khá đọc bài. GV nhận xét, chữa.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và hoàn thành bài 2 (nếu chưa làm xong).
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN tập về câu ghép
I. Mục tiêu: Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- HS vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập,
II. Các hoạt đông dạy- học
A. Bài cũ: kể 1 số quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu ghép.
- Gv nhận xét, chữa bài KT 15'- LTVC
B. Ôn tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm.
- Mẹ em đi làm.....em đi học.
- Nhà Nam nghèo.....Nam vẫn học giỏi.
- ....Lan chăm học.....bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Bài 2: a) Đặt câu ghép có quan hệ từ hoặc quan hệ từ thể hiện mối quan hệ:
- Nguyên nhân- kết quả. - Tăng tiến.
- Điều kiện (giả thiết)- kết quả. - Tương phản.
b) Xác định CN- VN trong các câu đó.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- 2 HS làm bài trên bảng. HS khác nhận xét, chữa bài.
 VD: Vì Dũng không thuộc bài nên Dũng bị điểm kém. (nguyên nhân- kết quả)
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài.
__________________________________
Tiếng Việt
Luyện tập liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ 
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Thay thế từ lặp lại trong các câu sau:
- Lan chẳng những học giỏi mà Lan hát cũng hay.
- Quạ rất thông minh, quạ nhặt những viên sỏi bỏ vào lọ để nước dâng lên.
- Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hoá. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi.
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học mà em biết, trong đó có dùng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: 1 HS lên bảng làm bài. Gọi vài HS đọc bài.
 + Cả lớp và GV nhận xét. VD: Lan chẳng những học giỏi mà bạn ấy hát cũng hay.
- Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu các em viết 3- 5 câu.
 + 2 HS khá đọc bài làm. GV nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và viết lại bài 2 (nếu chưa làm xong).
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố giải toán về vận tốc, quãng đường, thời gian và giải toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Rèn kĩ năng giải toán.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làmbài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
B. Luyện tập
- HS làmcác BT trong vở BTT- Tr71; 72.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS đọc BT và làmvào vở. 1 HS làm trên bảng.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét, chữa bài.
	Đáp số: 204km
 Củng cố giải bài toán chuyển động ngược chiều.
Bài 2: HS đọc BT và làm vào vở. Gọi 1 HS nêu các làm.
-1 HS làm bài trên bảng. HS khác nhận xét.
 Sau mỗi giờ hai người đi được là: 4,1 + 9,5 = 13,6 (km)
 Thời gian hai người đó gặp nhau là: 17 : 13,6 = 1,25 (giờ)
 Đáp số: 1,25 giờ
 Đáp số: 1,25 giờ
Bài 3: HS đọc BT, GV gợi ý: Đổi 1 giờ = 1,5 giờ sau đó tìm quãng đường từ A đến B và tìm vận tốc của người đi xe đạp rồi tìm thời gian người đi xe đạp đi hết quãng đường AB.
	Đáp số: 3,75 giờ.
Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc vận động viên đua xe đạp chặng đầu là:
100 : 2,5 = 40 (km/ giờ)
Vận tốc vận đông viên đua xe đạp chặng sau là:
40 : 1,25 = 32 (km/giờ)
Vận tốc ở chặng đua đầu lớn hơn vì 40 > 32
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về xemlại bài và ôn lại cách giải BT chuyển động ngược chiều.
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Toán 
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu: Củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
- Rèn kĩ năng giải các BT liên quan đến các tính chất của phân số.
- GD cho HS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách rút gọn, quy đồng, so sánh các phân số.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- tr 75; 76.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: HS quan sát hình vẽ và trả lời. GV ghi lên bảng.
- HS nhận xét, chữa.
	Đáp án: ; ; 
 Bài 2: Hướng dẫn HS làm tương tự.
	Đáp án: 2; 1; 3; 4
 Bài 3: HS nhắc lại cách rút gọn phân số. GV gợi ý HS yếu: Rút gọn phân số là đưa phân số đó về phân số tối giản. Do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào?
- HS tự làm vào vở. 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau để kiểm tra.
	Củng cố cách rút gọn phân số.
 Bài 4: HS đọc yêu cầu của BT và làm vào vở. 3 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
- GV lưu ý HS: Khi quy đồng mẫu số các phân số mà mẫu số của PS này chia hết cho mẫu số của PS kia ta chọn mẫu số đó làm mẫu số chung. 
 Chẳng hạn: và MSC: 20 (vì 20 : 10 = 2)
	Củng cố cách quy đồng mẫu số các phân số. 
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại cách thực hiện các phép tính vớ phân số.
Tiếng Việt
Ôn tập văn tả người
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết một bài văn tả người.
- Rèn cách dùng từ ,diễn đạt câu để viết một bài văn tả người hoàn chỉnh có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- GDHS ý thức tự giác làm bài. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi cấu tạo bài văn tả người.
III. Các hoạt động dạy- học
	Đề bài: Tả người bạn thân của em trong trường.
1. Tìm hiểu bài
- HS đọc đề bài, GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả người bạn thân, trong trường)
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn cấu toạ bài văn tả người lên bảng- 2 HS đọc.
-Hướng dẫn HS lập dàn ý dựa vào cấu tạo bài văn tả người.
- 2 HS khá đọc dàn ý; GV nhận xét, bổ sung.
Dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu người định tả. (Người đó tên là gì? Có quan hệ như thế nào với em?...)
* Thân bài: - Tả ngoại hình: Tầm vóc, nước da, khuôn mặt, mài tóc, cặp mắt, hàm răng, cách ăn mặc,...
- Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với mọi người,...
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm của em đối với bạn.
2. HS làm bài
- HS làm bài vào vở- GV quan sát, hướng dẫn HS yếu làm bài.
- 2 HS khá đọc bài; GV nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét thu bài chấm.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị KTĐK.
	Ngày tháng năm 2012
	 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu: Ôn tập cách đọc, viết số tự nhiên; các số tự nhiên liên tiếp, số chẵn, số lẻ liên tiếp; cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự và dấu hiệu chia hết.
- HS vận dụng để làm tốt các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán - Tập 2
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
B. Ôn tập

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc
Giáo án liên quan