Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 14

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát và đọc diễn cảm bài Chuỗi Ngọc Lam và bài Hạt gạo làng ta.

. kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về nội dung ý nghĩa của từng bài.

3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác rèn đọc cho HS .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 30/ 11 Tuần 14
Chiều thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn : Các bài tập đọc - học thuộc lòng trong tuần.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát và đọc diễn cảm bài Chuỗi Ngọc Lam và bài Hạt gạo làng ta.
. kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về nội dung ý nghĩa của từng bài.
3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác rèn đọc cho HS .
II. Đồ dùng dạy học. 
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại nội dung của hai bài tập đọc trong tuần.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc.
Bài : Chuỗi Ngọc Lam.
- Y/c HS đọc diễn cảm bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt được lời nhân vật.
 + Lời cô bé ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm...
 + Lời Pi-e : điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
 + Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà.
Câu kết bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
- Mời 4 HS nhận vai và luyện đọc bài.
- Mời 1số em nêu nội dung bài.
Bài : Hạt gạo làng ta.
- Mời 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ .
- GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc: Từ dòng 1 chuyển sang dòng 2 ngắt nhịp tương đương một dấu phẩy.
Từ dòng 2 sang dòng 3 thì đọc gần như liền mạch.
Những dòng sau đọc khá liền mạch...
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân kết hợp thi đọc trước lớp.
-3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn.
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS luyện đọc lại bài. 
-2 em trả lời.
-HS luyện đọc bài theo sự hướng dẫn của GV.
- Lớp nhận xét cách đọc của các bạn.
- 3 HS nhắc lại.
- 5 HS đọc, lớp nhận xét cách đọc.
- HS luyện đọc và tham gia thi đọc.
Toán *
Ôn: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chia chính xác, vận dụng tốt vào việc tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng làm bài sau.
- Đặt tính rồi tính. 35 : 4 ; 45 : 12
- Y/c HS nêu lại cách thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a) 70 : 37 b) 1612 : 8 c) 438 : 12
- Y/c HS tự làm bài và chữa bài.
- Củng cố lại cách chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên ma thương là một số thập phân.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 48 : 24 + 6 : 24 b) 195 : 45 - 60 : 45.
- Y/c HS suy nghĩ tìm cách đưa về một số hoặc một hiệu chia cho một số.
- GV thu vở chấm chữa bài.
Bài 3. Một xe máy trong hai giờ đầu, mỗi giờ đi được 32 km; trong ba giờ sau, mỗi giờ đi được 45 km . Hỏi trung bình mỗi giờ xe máy đi được bao nhiêu km?
- GV và HS củng cố lại cách tính trung bình cộng.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nêu lại quy tắc chia vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà on bài.
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài, phân tích bài và tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài
- 2 HS nêu lại.
Tự học
I. Mục Đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán,tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán.
GV: Luyện giải toán.
III- Các hoạt động dạy - học 
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn tập đọc: HS luyện đọc diễn cảm bài:
 Hạt gạo làng ta.
- HS thi thả thơ,đọc diễn cảm bài thơ .HS khác nhận xét.
*Môn Toán:HS làm tiếp bài 1 phần c trang 68.
- GV hớng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập toán.
- Củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số TN cho số tự nhiên mà thơng tìm đợc là STP.
- HS nháp + bảng lớp.
Bài 2( VBT –83 )
- GV hỏi để tóm tắt bài trên bảng.
- Củng cố về tính chu vi và diện tích HCN.
- 1HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề và giải vở.
- Đại diện 1 HS làm bảng lớp.
Bài 3( VBT – 83 )
- GV cùng HS phân tích đề bài.
- Củng cố giải bài toán rút về đơn vị.
- 1HS đọc đề bài.1 HS tóm tắt bài trên bảng.
- HS tự giải vào vở, 1HS làm bảng.
Bìa 4 ( VBT- 84)
- GV củng cố hai cách làm.
- 1 HS đọc Y/C của bài.
- HS tự làm bài và chữa bài trên bảng.
 2.Mở rộng nâng cao kiến thức bài học
*Môn Toán:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 46 : 24 + 8 : 24
b) 705 : 45 - 336 : 45
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Nêu rõ cách làm.
Soạn 3 / 12 Chiều thứ 6 ngày 8 tháng 12 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn tập về từ loại.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết xác định được từ loại trong những câu văn hay câu thơ.Biết sử dụng các từ loại để viết một đoạn văn ngắn.
2. Kiến thức: Củng cố các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
3. Thái độ. HS chủ động ôn tập và lĩnh hội kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời HS nhắc lại các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và làm các bài tập ở dưới.
 Tuần trước, vào một buổi tối có người bạn cũ đến thăm tôi. Đó là Châu, họa sĩ, kĩ sư một nhà máycơ khí. Châu hỏi tôi:
 - Cậu có nhớ thầy bản không?
 - Nhớ chứ! Thầy bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
 - Đúng rồi.
 Chúng tôi cùng bồi hồi nhớ lại hình ảnh của thầy Bản.
a) Tìm và ghi các danh từ riêng có trong đoạn văn.
b) Tìm và ghi các danh từ chung chỉ nghề nghiệp của người có trong đoạn văn.
c) Tìm và ghi ra các đại từ xưng hô có trong đoạn văn.
- Củng cố lại danh từ chung và danh từ riêng.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau. Xếp các từ in đậm vào bảng phân loại ở dưới:
 Chủ nhật, quây quần bên bà, tôi và em Đốm thích nghe bà kể lại hồi bé ở Huế bà nghịch như con trai: bà lội nước và trèo lên cây phượng vĩ hái hoa ; sáu tuổi, bà trắng và mũm mĩm nhưng mặt mũi thường lem luốc như chàng hề.
động từ
tính từ
quan hệ từ
............................
...........................
..........................
.........................
..........................
...........................
- Giúp HS củng cố lại về động từ, tính từ và Quan hệ từ.
Bài 3.Em viết khoảng 4- 5 cây tả một bạn đang ngồi học và chỉ ra 1 danh từ, 1 động từ và 1 tính từ trong câu đó..
- GV thu vở chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại kiến thức vừa ôn về từ loại.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
- 3 HS nhắc lại.
-HS đọc kĩ y/c của bài tự làm bài vào vở. Đại diện nối tiếp nhau chữa bài.
- HS trao đổi với bạn và tìm các từ loại theo y/c, đại diện chữa bài.
HS chỉ ra các động từ : quây quần, nghe, nghịch, lội, trèo,hái.
 Tính từ: trắng, mũm mĩm.
 Quan hệ từ: bên, ở, như, nhưng.
- HS tự viết bài vào vở.
- HS xác định y/c của bài rồi tự làm bài vào vở.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Mở rộng kiến thức về luyện từ và câu.
- Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
- GV thu chấm chữa bài.
-Củng cố lại cách chia một số rhập phân cho10,100,1000
- Hướng dẫn HS làm bài trong vở bài tập tiếng việt.
- Củng cố về cách nhận biết quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ.
2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
Bài 1: 
Điền quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp trong ngoặc đơn ( vì..nên, bởi vậy, không những mà còn) vào các câu sau.
a) .....thiếu hiểu biết ....nhiều người đã dùng mìn đánh cá.
b) .....họ làm hại các loài vật sống dưới nước .... làm ô nhiễm môi trường.
c) .... nhà nước cần triệt để cấm đánh bắt cá.
- Củng cố lại cách sử dụng quan hệ từ sao cho có tác dụng.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài tập vào vở.
- HS đọc kĩ y/c rồi làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

File đính kèm:

  • docB 2 - TUAN 14.doc
Giáo án liên quan