Giáo án lớp 5 - Tuần 24 - Giáo viên: Trịnh Thị Hồng

I/Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Luật tục nghiêm minh, công bằng của người Ê-đê kể được 1 đến 2 luật của nước ta

II/ Đồ dùng Dạy- Học:

- Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 56. Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta

III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 24 - Giáo viên: Trịnh Thị Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3) ; làm được BT4
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng từ để đặt câu
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- VBT; Bảng phụ nhóm; Từ điển TV
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5p) Nối các vế câu ghép bằng QHT 
- Kiểm tra 2 HS-nhận xét 
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*/Hướng dẫn làm bài tập:(40p) 
BT1:Gọi Hs đọc đề 
-Hướng dẫn HS đọc kĩ đề tìm đúng nghĩa của từ an ninh
- Thống nhất kết quả, yêu cầu giải thích lí do loại bỏ đáp án (a) và ( c); chọn đáp án ( b) 
-Gv nhận xét , chốt ý đúng .
BT4:Gọi HS đọc đề
-HD học sinh làm bài 
- Theo dõi HS làm bài 
- Thống nhất kết quả; nhắc nhở HS ghi nhớ những việc cần làm giúp bảo vệ an toàn cho bản thân
3/ Củng cố- Dặn dò:(5p)
- Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài tiếp theo
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ tăng tiến ở tiết học trước. Cho VD cụ thể..Lớp nhận xét 
-HS đọc đề 
-Làm bài vào VBT, nêu miệng kết quả, giải thích lí do loại bỏ đáp án (a) và ( c); chọn đáp án (b) an ninh chỉ tình trạng yên ổn về mặt chính trị và xã hội. Còn ý a (an toàn) và c (hoà bình)
-HSđọc đề
-Đọc hướng dẫn/ Sgk; Làm bài trên bảng nhóm theo nhóm 4.Lớp nhận xét .
-------------------------------***-----------------------------
Khoa học: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I/Mục tiêu: Học xong bài này, giúp học sinh:	
- Củng cố kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện.
-GD học sinh ý thức biết tiết kiệm điện.
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
- Bóng đèn, pin, một số vật bằng kim loại và một số vật bằng nhựa ,cao su, sứ,... 
- Phích cắm và dây điện; VBT
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(4p) Lắp mạch điện đơn giản - Kiểm tra 2 HS
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 
*/ HĐ1 :(15p) Thực hành phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện
- Nêu yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày
+ Kết luận: các vật được làm bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt)- dẫn điện, vật bằng nhựa, cao su, gỗ khô, bìa,... - cách điện
*/ HĐ2:(15p) Làm việc cả lớp
- Cho HS quan sát phích cắm và dây điện
- Nêu câu hỏi: Bộ phận nào dẫn điện? bộ phận nào cách điện?
3/ Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau
Hoạt động của học sinh
- Thực hành lắp 1 mạch kín
- Trả lời câu hỏi: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện?
- Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi: Trong các vật được làm bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt), bằng nhựa, cao su, gỗ khô, bìa,... vật nào cách điện, vật nào dẫn điện?
+ Lắp mạch điện, chèn lần lượt các vật vào kiểm chứng, nhận xét
- Quan sát phích cắm và dây điện
- Trả lời câu hỏi, chỉ và nêu bộ phận dẫn điện, cách điện. Nêu cách cắm phích điện vào ổ cắm cho an toàn
- Thực hành làm bài tập: Cái ngắt điện có vai trò gì? Làm cái ngắt điện cho mạch điện có nguồn điện là pin
--------------------------***-------------------------
Kể chuyện:
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài: 
Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Kể được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
-GD học sinh yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Tranh ảnh về bảo vệ ATGT, đuổi bắt cướp, phòng cháy chữa cháy,...
 - Bảng phụ ghi sẵn các tiêu chí đánh giá bài kể 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(5p) 
- Kiểm tra 2 HS-nhận xét 
B. Bài mới: (28p) Nêu mục tiêu tiết học 
1/Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài: 
- Gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề 
Lưu ý HS: Câu chuyện em kể phải là những việc làm tốt trong đời thực, cũng có thể là các câu chuyện em thấy trên ti vi
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2/ HD kể và trao đổi về ý nghĩa chuyện :)
- Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa chuyện, kể trong nhóm, thi kể trước lớp
- Gợi ý, giúp HS kể chuyện. Nhắc HS cần kể chuyện có đầu có cuối 
-YC học sinh kể theo cặp 
-YC học sinh thi kể trước lớp 
- Đính bảng phụ ghi sẵn các tiêu chí đánh giá bài kể . 
-GV nhận xét -đánh giá 
4/ Củng cố- Dặn dò:(2p)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài KC ở tuần 25
Hoạt động của học sinh
- Kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh
- Đọc đề bài
- Đọc 4 gợi ý. Cả lớp theo dõi/Sgk
- Tiếp nối nhau giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn. Nói rõ câu chuyện kể về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự an ninh của nhân vật đó là gì? Em được chứng kiến hay tham gia?
- Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình
- Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên và hấp dẫn nhất, bạn kể chuyện tiến bộ nhất,...
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8 cm, Hình lập phương thứ hai có cạnh 6 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình lập phương đó?
Bài tập 2: Một cái thùng không nắp có dạng hình lập phương có cạnh 7,5 dm. Người ta quét sơn toàn bộ mặt trong và ngoài của thùng dó. Tính diện tích quét sơn?
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta đóng một thùng gỗ hình lập phương có cạnh 4,5dm.
a)Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?
b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 10 dm2có giá 45000 đồng. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh hình lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 4 = 256 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 6 = 384 (cm2)
Diện tích xung quanh hình lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 4 = 144 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 6 = 216 (cm2)
 Đáp số: 256 cm2, 384 cm2
 	 144 cm2, 216 cm2
Lời giải:
 Diện tích toàn phần của cái thùng hình lập phương là: 7,5 x 7,5 x 5 = 281,25 (dm2)
Diện tích quét sơn của cái thùng hình lập phương là: 281,25 x 2 = 562,5 (dm2)
	 Đáp số: 562,5 dm2
Lời giải: 
Diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó là:
 4,5 x 4,5 x 6 = 121,5 (dm2)
Số tiền mua gỗ hết là:
 45000 x (121,5 : 10) = 546750 (đồng)
 Đáp số: 546750 đồng.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
-Tìm được 3 phần (mở bài , thân bài , kết bạn ); tìm được các hình ảnh nhân hoá , so sánh trong bài văn (BT1)
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật
-Củng cố đoạn văn tả đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2
-GD học sinh giữ gìn đồ vật
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ viết ghi nhớ về văn tả đồ vật/Sgv-106; Một cái áo quân phục màu cỏ úa 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ: (5p) Kiểm tra 2 HS-Nhận xét 
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*/Hướng dẫn luyện tập:(40p)
BT1: Yêu cầu HS đọc to BT1/Sgk-63- tả cái áo của ba
Nêu nghĩa từ: vải Tô Châu (một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc)
Giới thiệu cái áo quân phục màu cỏ úa 
- Lưu ý: Cách đây vài chục năm, đất nước ta còn rất nghèo, HS đến trường chưa có mặc đồng phục, nhiều bạn mặc đồ sửa lại từ quần áo cũ của cha mẹ, anh chị
- Yêu cầu HS nói rõ bố cục của bài, kiểu mở bài, kết bài. Thảo luận nhóm đôi tìm các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn
- Lưu ý: Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế của tác giả qua bài văn tả,...
- Đính bảng phụ viết ghi nhớ về văn tả đồ vật
BT2: YC học sinh đọc đề 
*Nhắc HS: đoạn viết là phần thân bài
- Theo dõi và hướng dẫn HS viết, trình bày miệng bài làm
- Nhận xét, góp ý cho từng bài trên bảng nhóm, chấm điểm
3/ Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Nhận xét giờ học. Dặn hoàn chỉnh lại bài 2, đọc và chọn đề bài cho tiết sau
Hoạt động của học sinh
- Đọc đoạn văn kể chuyện được viết lại.lớp nhận xét 
* BT1: Hai HS nối tiếp đọc nội dung BT1/Sgk, đọc chú giải và câu hỏi sau bài
-Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, TLCH 1:
+ MB: từ đầu ...cỏ úa (MB trực tiếp)
+ TB: chiếc áo....của ba (tả bao quát- bộ phận- công dụng- tình cảm)
+ KB: còn lại (KB mở rộng)
- Làm vào VBT. Tiếp nối nhau nêu các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn (nhân hoá: người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi)
- Đọc ghi nhớ trên bảng phụ
* BT2: HS đọc đề 
- Viết bài trong VBT; 2 HS viết trên bảng nhóm, đính bài nhận xét
- Bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất,...
--------------------------------------
Ngày soạn: 26/2/2013
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn
- Vận dụng hoàn thành các bài tập tại lớp.
-GD học sinh tính cẩn thận 
II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ nh

File đính kèm:

  • doc24dọc.doc
Giáo án liên quan