Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 9

I/ MỤC TIÊU :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại

- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông đáy của vợ ông lão , ước mơ tầm thường , ước đi học không bị cô giáo kiểm tra , ước được xem tivi suốt ngày , ước không phải học mà vẫn được điểm cao ,..
 Bài tập 5 
- GV bổ sung để có nghĩa đúng 
+ Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ thấy
+ Ước sao được vậy: đồng nghĩa với Ước sao được thấy
+ Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường .
+ Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác không phải là của mình
- GV nhận xét tiết học 
- Cho HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ. 
- HTL các thành ngữ ở BT4 
Hát tập thể . 
3 hs . 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ, ghi lại từ ngữ. 
- HS phát biểu ,kết hợp giải nghĩa. 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng , đọc kết quả. 
- HS ghi bài theo lời giải đúng. 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Các nhóm làm bài trên phiếu 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. 
- Nhận xét 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Từng cặp HS trao đổi. Mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS đọc yêu cầu và từng cặp trao đổi 
- Nêu yêu cầu bài 
-Trình bày cách hiểu các thành ngữ. 
- HS học thuộc lòng các thành ngữ 
 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009 
 Môn : Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ MỤC TIÊU.
chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện để kể lại rõ ý; . Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Giấy khổ to viết vắn tắt:+ Ba hướng xây dựng truyện; + Dàn ý của bài kể chuyện 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
3/ Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
+ HĐ.1 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
-GV gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân 
+HĐ.2 Gợi ý kể chuyện 
a/ Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2 
- GV dán phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
+ Nguyên nhân làm này sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. 
b/ Đặt tên cho câu chuyện 
- GV dán dàn ý kể chuyện nhắc HS : kể chuyện em chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất ( tôi, em ). Kể câu chuyện các em trực tiếp tham gia, mỗi em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy. 
+HĐ.3 Thực hành kể chuyện 
a/ Kể theo cặp 
- đến từng nhóm.nghe HS kể,hướng dẫn,góp ý . 
b/ Thi kể chuyện trước lớp 
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
- GV viết tên những HS tham gia , tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn. 
- GV hướng dẫn lớp nhận xét nhanh về :
+ Nội dung + Cách kể + Cách dùng từ, đặt câu, 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài 
- Hát tập thể .
- 3 HS kể lại . 
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. 
- Một HS đọc gợi ý 2
-1 HS đọc: 
- HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. 
- HS tiếp nối thi kể chuyện trước lớp. 
- Mỗi em kể xong, có thể trả lời câu hỏi của bạn. 
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và kể chuyện hay nhất . 
 Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009
Môn : TẬP ĐỌC
Bài. ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
I/ MỤC TIÊU. 
Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô- ni- dốt) 
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
3/ Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài - ghi tựa . 
+ HĐ.1 Luyện đọc 
- GV viết và hướng dẫn HS phát âm chính xác những tên riêng nước ngoài : Mi- đát; Đi- ô- ni- dốt; Pác- tôn . 
- GV đọc diễn cảm toàn bài
+ HĐ.2 Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1
+ Vua Mi- đát xin thần Đi- ô- ni- dốt điều gì? 
+ Thoạt đầu,điều ước được thực hiện tốt đẹp ntn? 
* Đoạn 2
+ Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước? 
* Đoạn 3
+ Vua Mi- đát đã hiểu được điều gì? 
+ HĐ.3 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- hướng dẫn đọc diễn cảm theo cách phân vai 
4/ Củng cố, dặn dò 
-GV: Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Cho HS chọn tiếng “ ước “ đứng đầu đặt tên cho câu chuyện theo ý nghĩa 
Hát tập thể 
- 3 HS trả bài . 
- HS tiếp nối nhau đọc từng 2, 3 lượt 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
+ Đoạn 2: Tiếp theo, đến …. được sống!
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Hai em đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi 
+ Vua Mi- đát xin thần ... thành vàng. 
+ Vua bẻ thử …sung sướng nhất trên đời. 
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 
+ Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước:….
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 
+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam . 
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn
- Người nào có lòng tham …. mang lại hạnh phúc 
- Ước muốn viễn vông.. Ước mơ kì quái
Nêu câu hỏi phụ . 
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Môn : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU. 
Dựa vào đoạn trích kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu biết kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa Yết Kiêu lặn dưới sông,dùng dùi chọc thủng thuyền giặc Nguyên .
Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian + phiếu viết nội dung trên để khoảng trống cho HS làm bài dán trên bảng lớp.
Một phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1. Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Dạy bài mới 
 Giới thiệu bài - ghi tựa . 
4.Củng cố- Dặn dò :
Bài tập 1(đọc,tìm hiểu nội dung văn bản kịch ) 
- GV đọc diễn cảm và hỏi:
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào? + Người cha và Yết Kiêu 
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào? + Nhà vua và Yết Kiêu 
+ Yết Kiêu là người thế nào? + Căm thù bọn giặc xâm lược,quyết chí giết giặc. 
+ Cha Yết Kiêu là người như thế nào? Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc. 
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? + Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến Yết Kiêu đến kinh đô Thăng long yết kiến vua Trần Nhân Tông
-Nhận xét , tuyên dương
Kể lại câu chuyện theo gợi ý :
- Treo bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên bảng lớp, nêu câu hỏi : 
+ Câu chuyện” Yết Kiêu “ kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? Theo trình tự không gian : sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu )
- KL: Chúng ta sẽ xem bạn nào biết kể chuyện theo trình tự thời gian đảo lộn .
-Lưu ý hs : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn , dưới dạng lời dẫn trực tiếp , đặt trong dấu ngoặc kép , sau dấu 2 chấm 
Khi kể cần có thêm động tác, nét mặt, thái độ của nhân vật.Không quên 2 câu mở đầu của 2 cảnh kịch .Câu chuyển tiếp để liên kết đoạn .
- GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi mẫu chuyển thể 
+Đoạn 1 : Năm ấy, giăc Nguyên xâm lược nước Đại Việt nước ta . Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận.
+Đoạn 2 :Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn, rất căm thù giặc, quyết chí lên kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông , xin nhà vua cho đi đánh giặc . Nhà vua rất mừng , bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng yêu thích .Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt .Nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng xin dùi để làm gỉ .Chàng bèn tâu : “Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước “. Nhà vua khâm phục chàng trai có tài năng phi thường , hỏi ai là người dạy chàng . Chàng kính cẩn tâu đó là cha, ông chàng. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng . Chàng đáp :” Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy “
+Đoạn 3 : Trong khi Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông , cha chàng ở quê một mình vò võ . Ông nhớ lại buổi chia tay . Yết Kiêu bịn rịn , thương cha tàn tật ,giờ sẽ sống cô đơn một mình .Ông rất buồn vì sắp phải xa con . Nhưng nước mất thì nhà tan , ông vẫn khuyên con vì nước ra đi . Nay ông ngày đêm ngóng đợi chàng lập công, trở về.
-Nhận xét chung
- GV nhận xét tiết học
Hát tập thể .
 HS trả bài . 
- Hai HS nối tiếp đọc văn bản kịch 
- Tìm hiểu yêu cầu của bài 
- Một HS làm mẫu, chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. 
- HS thực hành kể chuyện 
- HS thi kể chuyện trước lớp . 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài. ĐỘNG TỪ
I/ MỤC TIÊU.
-Hiểu thế nào là động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái… của người, sự vật, hiện tượng.
-Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT.III.2b .
Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT. I.2; BT.III.1 và 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Dạy bài mới
HĐ.1 Phần Nhận xét 
HĐ.2 Phần Luyện tập 
4.Củng cố -Dặn dò 
 - Nhắc lại kiến thức cũ
Bài 1 ,2
- GV phát phiếu riêng cho một số nhóm HS . 
- Chỉ hoạt động : 
 + Của anh chiến sĩ : nhìn , nghĩ
 + Của thiếu nhi : thấy
- Chỉ trạng thái :
 + Của dòng nước : đổ (hoặc đổ xuống )
 + Của lá cờ : bay 
- GV hướng dẫn rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động , chỉ trạng thái của người , của vật. Vậy động từ là gì? 
-GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 1 
- GV phát phiếu riêng cho các nhóm 
-GV nhận xét,kết luận 
- Hoạt động ở nhà :đánh răng, rửa mặt, rửa cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục

File đính kèm:

  • docTUAN 9.doc
Giáo án liên quan