Giáo án Lớp 5 tuần 23 năm 2010

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Các hoạt động dạy - học

A - Kiểm tra bài cũ

 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cam Bằng + TLCH SGK

B - Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài

 Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà thông minh, chính trực khác.

2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.

 HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Có thể chia bài thành 3 đoạn nh sau:

 Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm

 Đoạn 2: Từ Bà này lấy trộm đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

 Đoạn 3: Phần còn lại

 Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ khó: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn, công đường, khung cửi, niệm phật .

 HS luyện đọc theo cặp

 HS đọc lại cả bài

 GV đọc diễn cảm bài văn.

 Giọng của viên quan án: nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện.

 Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục trân trọng.

 Giọng 2 người đàm ba: mếu máo, ấm ức, đau khổ

 Lời quan án: Uy nghiêm, ôn tồn mà đĩnh đạc

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 tuần 23 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vật, em đã nghe và đọc truyện đó ở đâu?
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
	GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 
	HS viết nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp
	- Kể chuyện theo nhóm; Tằng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghiã câu chuyện
	- HS thi kể chuyện trước lớp.
	- HS xung phong thi kể chuyện hoặc các nhóm cử đại diện lên thi kể. GV dán tờ phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
	- HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghiã câu chuyện.
	- Cả lớp và Gv nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu.
	- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất
3. Củng cố , dặn dò: 
	GV nhận xét tiết học
	HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
 TIếT 5 :
Khoa học
 Sử dụng năng lượng điện
I.Mục tiêu:
	- HS kể được một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
	- Kể tên 1 số đồ dùng, máy móc dùng điện, biết một số nguồn điện.
	- Có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
	- Hình ảnh trang 92, 93.
	- Các hình ảnh sưu tầm, một số đồ dùng, máy móc thiết bị điện.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
	-Năng lượng gió và nước chảy được sử dụng trong các lĩnh vực nào ?
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
	- HS chơi như truyền điện: Mỗi em nói tên một dụng cụ, thiét bị dùng điện
phục vụ cho một lĩnh vực của cuộc sống như nông nghiệp, giải trí, thể thao...
	- Kết luận: Điện là một dạng năng lượng các em ạ.
* Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu về năng lượng điện.
	- HS làm việc cá nhân, nội dung là vấn đề đặt ra ở phần đầu trang 92, dựa vào kiến thức thực tế để trả lời.
	- Câu hỏi:
 	+ Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện ?
	 + Điện mà các máy móc đó sử dụng lấy từ đâu ?
	- HS trình bày, kết hợp gắn các hình ảnh mình đã sưu tầm, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
	- GV hỏi thêm: Vì sao em chọn máy sấy tóc là thiết bị dùng điện để đốt nóng?
	 Còn cái đài lại dùng năng lượng điện để chạy máy?
	* Kết luận: Năng lượng điện được sử dụng rộng rãi. Nó phục vụ nhu cầu sống hàng ngày của con người: Chiếu sáng, đốt nóng, chạy máy...Nguồn diện chính là Pin, nguồn điện do nhà máy cung cấp hay dùng ắc quy, đi- na- mô.
	Vậy nguồn điện là gì, ta sang hoạt động 2.
*Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
	- HS hoạt động nhóm, quan sát tranh ảnh mô hình hay thiết bị dùng điện , chỉ ra tên gọi nguồn điện và tác dụng của dòng điện đối với máy móc, thiết bị đó.
	- Đại diện các nhóm trình bày, các bạn khác bổ sung.
	- GV treo tranh minh hoạ, hỏi thêm:
	+ Các hình minh hoạ trang 93 nói lên điều gì ?
	* Kết luận: Điện giữ vai trò quan trọng. Trong nhà máy điện, điện được sản
xuất ra rồi tải qua các đường dăy, đưa đến các ổ điện trong từng gia đình.
*Hoạt động 4: Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng
	- HS chia thành hai nhóm, mỗi nhóm có 6 bạn, còn các bạn còn lại làm giám khảo, trong 2 phút nhóm nào ghi được nhiều tên các thiết bị, đồ dùng sử dụng năng lượng điện thì đội đó thắng.
	- Chẳng hạn: Thắp sáng: Đèn điện, đèn pin.
 Truyền tin: Điện thoại, vệ tinh, điện báo...
	- Qua trò chơi em có nhận xét gì về vai trò của các thiết bị điện mang lại cho cuộc sống?
IV. Củng cố, dặn dò:
	- Chúng ta có nên sử dụng thật nhiều thiết bị dùng điện không? Khi dùng cần chú ý điều gì ?
	- Bài sau: Bài 46, mỗi nhóm có 3 cục pin, dây đồng, đèn pin, một số vật dụng khác như: Nhựa, cao su.
 Ngày soạn: ngày 01 tháng 02năm 2010
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 03 tháng 02 năm 200
Tiết 1 :
Tập đọc 
CHú ĐI TUầN
I.Mục đích, yêu cầu: 
	Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam
	Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
	Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
	Học thuộc lòng bài thơ
II.Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Sưu tầm tranh, ảnh chiến sĩ đi tuần tra.
III. Hoạt động dạy học: 
1 Bài cũ : HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi
2 Bài mới :
a ) Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài thơ Chú đi tuần là bài thơ nói về tình cảm của các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ? Các chú có những tình cảm và mong ước gì đối với học sinh ?
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
* Luyện đọc : 
	Một, hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc bài thơ
	GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
	HS luyện đọc theo cặp
	HS đọc toàn bài
	GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể nhẹ nhành, trầm lắm, trìu mến, thiết tha
3 dòng thơ cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ.
* Tìm hiểu bài : 
	GV tổ chức cho các nhóm HS đọc, trao đổi về nội dung bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
	Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
	Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?
	Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngũ yên bình của các em học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ? 
	Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
	GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.
	GV: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS: quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yêu, mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
	HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
	GV hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc trong bài
	GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn.
	HS nhẩm đọc từng dòng từng khổ, cả bài thơ
	HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
	Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất
	HS đọc thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố , dặn dò : 
	Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
	GV nhận xét tiết học . 
 Tiét 2 :
Toán
LUYệN TậP
A- Mục tiêu: Giúp HS 
	Ôn tập, củng cố về các dơn vị đo mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối
	Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc viết các số đo thể tích so sánh các số đo thể tích.
B. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập toán
C. Các hoạt động dạy học:
	GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo m3, dm3, cm3 và mối quan hệ giữa chúng.
	GV lưu ý: Mỗi đơn vị đo mét khối liền nhau hơn kém nhau 1000 lần.
HS thực hành :
Bài 1:
	a- GV yêu cầu một số HS đọc các số đo, HS khác nhận xét, GV kết luận.
	b- GV gọi 4 HS lên bảng, viết các số đo. HS khác tự làm và nhận bài trên bảng
	GV kết luận: 
Bài 2: 
	- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, đổi chéo bài cho bạn để tự nhận xét.
	- GV gọi một số HS nêu kết quả và đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
Tổ chức thi giải toán nhanh giữa các nhóm, GV đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.
D. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền nhau.
	- Bài sau: Thể tích hình hộp chữ nhật
 Tiết 3 :
Tập làm văn
LậP CHƯƠNG TRìNH HOạT ĐộNG
I.Mục đích, yêu cầu: 	
	Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập CTHĐ cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết sẵn vắn tắt cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động
III. Hoạt động dạy học : 
1 Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Hướng dẫn HS lập CTHĐ.
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
	HS đọc yêu cầu của bài trong SGK
	HS các nhóm làm bài.
	GV nhắc HS: Đây là những hoạt động do ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức, khi lập một CTHĐ chúng ta cần tưởng tượng minh là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
	Khi chọn hoạt động để lập chương trình nên chọn hoạt động em đã biết đã tham gia để lập một CTHĐ được tốt.
	Đại diện nhóm trình bày kết quả
	Cả lớp và GV nhận xét, góp ý
b. HS lập chương trình hoạt động.
	HS lập CTHĐ vào vở BT
	GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính. Khi trình bày miệng mới nói thành câu
	HS đọc kết quả làm bài, HS làm bài trên giấy
	Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
	GV CTHĐ hay cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh để làm mẫu.
	Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
Ví dụ: SGV
3. Củng cố , dặn dò : 
	GV nhận xét tiết học
	Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại CTHĐ đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
 Ngày soạn: ngày 02 tháng 02 năm 2010
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 04 tháng 02 năm 2010
 Tiết 1 :
Toán
THể TíCH HìNH hộp chữ nhật
A Mục tiêu: Giúp HS:
	- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
	- Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng công thức để giải một số bài tập
B. Đồ dùng dạy học:
	Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
	GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật
	HS quan sát
	GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét rút ra được tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật
	HS giải một bài toán cụ thể về tính thể tích của hình hộp chữ nhật
	HS nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
GV kết luận: 
2. Thực hành
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật 
	HS làm bài vào vỡ bài tập
	HS lên đọc kết quả
	HS khác nhận xét, bổ sung.
	GV đánh giá bài làm của HS
Bài 2: 
	GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét
	GV nêu câu hỏi: Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào?
GV gợi ý
	+ Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật
	+ Tính tổng thể tích của hai hình hộp chữ nhật
	HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS
Bài 3:
	Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán
	GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.
	GV kết luận: Lượng nước dâng cao hơn là thể tích của hòn đá (so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể)
	HS hướng dẫn H

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 t.doc
Giáo án liên quan