Giáo án lớp 5 tuần 20 năm 2013 - 2014

I. Mục đích, yêu cầu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà sai phép nước.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

III. Hoạt động dạy học

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 20 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu các nhóm tham khảo mục trò chơi "Bức thư bí mật" trang 80 SGK và thực hiện.
 + Yêu cầu giới thiệu bức thư.
 + Nhận xét và kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
 * Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin 
- Mục tiêu: HS nêu được vai trò của ánh sáng trong biến đổi hóa học
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong mục Thực hành trang 80-81 SGK theo nhóm đôi.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét và chốt lại ý đúng: Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng hoặc một số chất khác làm xúc tác. 
**(KNS) Kĩ năng ứng phó trước những tình huông không mong đợi xảy ra khi tiến hành thí nghịệm
4/ Củng cố 
- Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết SGK.
- Biết được vai trò của nhiệt và ánh sáng đối với sự biến đổi hóa học, các em sẽ vận dụng vào cuộc sống như không phơi quần áo màu dưới ánh nắng quá lâu sẽ làm đồ bị phai màu, …. 
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Năng lượng.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày bức thư.
- Quan sát và thảo luận với bạn ngồi cạnh.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
CHÍNH TẢ
 Nghe-viết
Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu
	- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ. 
	- Luyện viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô qua BT2a/b.
- BVMT: GD tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm viết những câu văn có chữ cần điền ở BT2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Viết lại những từ viết sai trong bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Nhận xét, thống kê điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết đúng bài chính tả Cánh cam lạc mẹ với hình thức bài thơ, đồng thời luyện viết đúng các tiếng có chứa âm r/d/gi hoặc âm chính o/ô.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc bài Cánh cam lạc mẹ.
- Yêu cầu nêu nội dung của bài.
- GD tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. 
- Yêu cầu đọc thầm bài chính tả, chú ý cách viết những từ dễ viết sai, những từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức bài thơ.
- Yêu cầu HS gấp sách, đọc từng câu, từng cụm từ với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Nêu yêu cầu bài tập 2.
 + Yêu cầu đọc thầm và làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
 a/ ra , giữa , dòng , rò , ra , duy , ra , giầu , giận rồi .
 b/ đông , khô , hốc , gõ , ló , trong , hồi , tròn , một .
4/ Củng cố 
Gọi học sinh lên viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả.
Nhận xét sửa chữa.
 Ở địa phương ta, đa phần người dân nói những tiếng có âm đầu gi thành d. Để viết đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc d, các em phải hiểu nghĩa của từ và thường xuyên luyện tập phát âm đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc d.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc trước bài Trí dũng song toàn để chuẩn bị viết chính tả nghe - viết.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Lắng nghe đồng thời theo dõi SGK.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Thực hiện theo yêu cầu đồng thời nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Gấp SGK và viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
Học sinh lên bảng viết.
Ngày dạy: Thứ tư, 8 - 01 - 2014
TẬP ĐỌC
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK. HS khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước và trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK. 
- Bảng phụ viết đoạn: Với lòng nhiệt thành yêu nước …giao phụ trách quỹ.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 4 HS đọc theo vai bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện là một công dân gương mẫu, suốt đời đóng góp cho Cách mạng, cho kháng chiến mà không đòi hỏi sự đền đáp nào. Các em sẽ được biết về ông qua bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn.
- Yêu cầu từng nhóm 5 HS tiếp nối nhau đọc theo 5 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi:
 + Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:
 a) Trước Cách mạng.
 b) Khi Cách mạng thành công.
 c) Trong kháng chiến.
 d) Sau khi hòa bình lập lại.
 + Trước Cách mạng, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Khi Cách mạng thành công, , ông ủng hộ Chính phủ 64 lượng vàng và góp vào quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương. Trong kháng chiến, gia đình ông ủng hộ hàng trăm tấn thóc. Sau khi hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho nhà nước.
 + Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ?
+ Là một công dân yêu nước, có tấm lòng đại nghĩa, mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân đối với đất nước ? 
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc: Giọng đọc thể hiện sự thán phục, kính trọng; nhấn mạnh những con số về số tiền, tài sản mà ông Thiện đã tài trợ cho Cách mạng.
- Đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện cho chúng ta thấy ông là một công dân yêu nước, mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Trí dũng song toàn.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Bài văn chia thành 5 đoạn.
- Từng nhóm 5 HS tiếp nối nhau đọc theo 5 đoạn.
- Đọc thầm chú giải để tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc to.
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi
Nhận xét bổ sung.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc.
- Quan sát và chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc theo đối tượng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài 
TẬP LÀM VĂN
Tả người
(Kiểm tra viết)
*******
I. Mục đích, yêu cầu
- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng; thể hiện được những quan sát riêng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em thực hành viết bài văn tả người thể hiện những quan sát riêng với bố cục rõ ràng, đủ ý qua tiết kiểm tra Tả người.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài kiểm tra 
- Ghi bảng đề kiểm tra theo SGK.
- Treo tranh minh họa nội dung đề kiểm tra.
- Hỗ trợ: Chọn một đề thích hợp với mình nhất trong ba đề đã cho; rồi suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp dàn ý để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Yêu cầu giới thiệu đề bài đã chọn.
- Giải đáp những thắc mắc HS nêu. 
* HS làm bài 
- Nhắc nhở:
 + Suy nghĩ, lập dàn ý và viết bài văn vào nháp rồi đọc kĩ để chỉnh sửa cho hoàn chỉnh trước khi chép vào vở.
 + Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng lỗi chính tả.
- Yêu cầu làm bài.
4/ Củng cố 
- Thu bài.
- Để bài văn thu hút người đọc, các em cần trình bày rõ ràng, sạch đẹp, viết đúng lỗi chính tả; sử dụng từ thích hợp để làm nổi bật những chi tiết được chọn tả.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết Lập chương trình hoạt động.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc đề.
- Quan sát tranh minh họa.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Tiếp nối nhau nêu thắc mắc.
- Chú ý.
- Suy nghĩ, làm bài.
- Nộp bài.
TOÁN
Luyện tập
*****
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
 + Bán kính của hình tròn (BT1). 
 + Chu vi của hình tròn (BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng con.
	- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố về kĩ năng tính diện tích hình tròn.
-

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_tuan_20_nam_2013__3014.doc
Giáo án liên quan