Giáo án lớp 5 tuần 2 năm 2013 - 2014
I, Muc tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết phân số thập phân .
- Chuyển phân số thành phân số thập phân .
- Giải các bài toán về tìm giá trị 1 phân số của một số cho trước .
* Hs yếu làm bài 1, 3 SGK
-HS ham học toán
II, Đồ dùng dạy học :
HS: - Vở bài tập .
III, các hoạt động dạy học:
/ Đồ dùng dạy học: GV-Một tờ giấy khổ to , bút dạ . HS - Vài trang từ điển Tiếng Việt . III/ Tiến trình bài học: 1.KTBC: (4’) - Gọi 4 HS lên bảng : Tìm từ đồng nghĩa với từ : - GV chấm VBT – nhận xét . 2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1 : (8’) Đọc – Nêu yêu cầu ? Cho HS đọc thầm các bài : “Thư gửi các học sinh ” và “VN thân yêu” . - Cho HS viết vào vở nháp các từ đồng nghĩa với từ “Tổ Quốc” ? Em hiểu Tổ Quốc nghĩa là gì ? Bài 2 : (8’) Đọc – Nêu yêu cầu ? - Cho HS thảo luận nhóm đôi . ? Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc ? Bài 3 : (9’) Đọc – Nêu yêu cầu ? - Cho HS thảo luận nhóm 4 . ? Tìm những từ chứa tiếng Quốc ? ? Em hiểu thế nào là “Quốc doanh” ? ? Hãy đặt câu với một trong các từ đó ? Bài 4 : (7’) Đọc – Nêu yêu cầu ? a, Đặt câu với từ : quê hương b, Đặt câu với từ : quê mẹ c, Đặt câu với từ : quê cha đất tổ d, Đặt câu với : nơi chôn rau cắt rốn a. Chỉ màu xanh . b. Chỉ màu đỏ . c. Chỉ màu trắng . d. Chỉ màu đen . + Bài 1 : nước nhà , non sông . + Bài 2 : đất nước, quê hương . - Tổ Quốc là đất nước gắn bó với người dân ở đó . - HS đọc . - đất nước, quê hương, giang sơn, non sông, quốc gia, non nước ,... - HS đọc lại các từ và làm vào vở . - Các nhóm trình bày vào giấy khổ to . -> quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc khánh, quốc ngữ, quốc sách, quốc tang, quốc phòng, quốc tế ca, quốc tịch, quốc vương,... - Quốc doanh : Do nhà nước kinh doanh . VD: Khi bác Đồng mất, nước ta để quốc tang 5 ngày . - HS lên bảng, lớp làm vở . + VN là quê hương tôi . + Em yêu quê hương của em . + Thái Bình là quê mẹ của tôi . + Quê mẹ của tôi là VN . + VN là quê cha đất tổ của tôi . + Dù đi đâu xa em luôn nhớ về quê cha đất tổ của mình . + Bà tôi luôn mong khi chết được đưa về nơi chôn rau cắt rốn của mình . + VN là nơi chôn rau cắt rốn của tôi . 3.Củng cố- dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. - HD về nhà làm bài tập – chuẩn bị bài sau . ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _____________________________ Khoa học. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết: -Nhận biết : Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố . - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. HSKT: -Biết Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Hình vẽ SGK/10,11. HS: SGK. III/Tiến trình bài học: 1/ KTBC : (3’ ) Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? 2/ Bài mới : *Hoạt động 1:Giảng bài : (15’ ) *Cách tiến hành: -GV đặt câu hỏi ? Cơ quan nào trong cơ thể quy định giới tính của mỗ người ? ? Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? ? Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? => Vậy : Cơ thể người được hình thành từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố . Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh . Trứng đã được thụ tinh được gọi là hợp tử . Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra . - HS nhớ lại các bài trước + TLCH a, Cơ quan tiêu hoá . b, Cơ quan hô hấp . c, Cơ quan tuần hoàn . X d, Cơ quan sinh dục . X a, Tạo ra trứng . b, Tạo ra tinh trùng . *Hoạt động 2: (15’) Làm việc với SGK *Cách tiến hành: Cho hs quan sát hình 1a,1b,1c/SGK ? Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào ? - Cho HS quan sát hình 2,3,4,5/11 . ? Hình nào cho biết thai được 5 tuần ? ? Hình nào cho biết thai được 8 tuần ? ? Hình nào cho biết thai được 3 tháng ? ? Hình nào cho biết thai được 9 tháng ? => GV Kết luận SGK - HS trình bày . + H1a : Các tinh trùng gặp trứng . + H1b : 1 tinh trùng đã chui được vào trứng . + H1c : Trứng và tinh trùng ... hợp tử . - H5 : Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng . - H3 : Thai được 8 tuần, đã có hình của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn thiện . - H4 : Đã có hình dáng của đầu, mình, tay, chân, hoàn thiện hơn đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể . - H2 : Thai được khoảng 9 tháng đã là một cơ thể người hoàn chỉnh . - HS đọc ghi nhớ SGK 3.Củng cố – dặn dò: (2’ ) GV nhận xét giờ học, nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................. ________________________________ Kể chuyện $: Kể chuyện đã nghe, đã đọc . Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một người anh hùng, danh nhân của đất nước . I/ Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nói : Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước . + Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện . + Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. HSKT: Biết kể bằng lời kể của mình một đoạn câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước . II/ Đồ dùng dạy- học: GV:-Sưu tầm một số sách, bài báo nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước . Giấy khổ to, bút dạ . HS: Một số câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước . III/ Tiến trình bài học: KTBC : (4’ ) - Gọi 3 hs kể nối tiếp nhau câu chuyện “Lý Tự Trọng” . ? Câu chuyện ca ngợi anh Lý Tự Trọng là con người như thế nào ? Bài mới: (30’ ) - Yêu cầu HS đọc đề bài . ? Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng, danh nhân ? - Gọi HS đọc phần gợi ý - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà . - Cho HS kể trước lớp . - Cho HS đọc thầm phần gợi ý 3/SGK/19 - Cho HS kể chuyện trong nhóm . - Cho HS thi kể trước lớp . - GV nhận xét, đánh giá . - 3 HS kể và TLCH . - Lớp đọc thầm . - Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ . - HS kể câu chuyện đã chuẩn bị và định kể VD : Hai Bà Trưng . Chàng trai Phù ủng Một người chính trực ,... - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - HS lắng nghe và nhận xét qua sự diễn xuất của 3 bạn . 3.C ủng cố-dặn dò: (1’ ) - GV nhận xét giờ học,nhắc HS chuẩn bị bài sau. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ___________________________________ Ngày soạn 4/9 Thứ sáu, ngày 6 tháng 9 năm 2013 Địa lý Địa hình và khoáng sản I/ Mục tiêu: - Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu một số đặc điểm chính của địa hình khoáng sản nước ta . - Kể tên và chỉ được vị trí của dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ) . - Kể tên một số loại khoáng sản, chỉ trên bản đồ vị trí của các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu ,... II/ Đồ dùng dạy- học: GV: -Lược đồ địa hình Việt Nam. -Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam . -Hình vẽ SGK . HS: Vở BT. III/ Tiến trình bài học: 1.KTBC : (4’ ) - Gọi 3 HS lên bảng . - GV nhận xét, đánh giá . 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: 2.2.Nội dung: *Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam . (8’ ) ? Hãy chỉ vùng núi, đồng bằng của nước ta? ? So sánh diện tích đồi núi và vùng đồng bằng của nước ta ? ? Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta? Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hình cánh cung ? ? Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên của nước ta ? ? Núi nước ta có mấy hướng chính? Đó là hướng nào ? =>GV kết luận (SGK) *-Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam . (10’ ) ? Đọc tên lược đồ, lược đồ này dùng để làm gì ? ? Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? ? Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô-xit, dầu mỏ ? => GV kết luận SGK/16 *Hoạt động 3 : Những lợi ích do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta. (7’ ) - Cho HS hoạt động nhóm 4 . ? Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền các thông tin thích hợp vào chỗ chấm và vẽ mũi tên để hoàn thành sơ đồ ? ? Theo các em, chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào hợp lí? ? Tại sao phải làm như vậy? => GV nhận xét và nêu kết luận SGK/18 - HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK của bài cũ . - HS khác nhận xét . - Cho HS quan sát lược đồ địa hình – H1/SGK - HS dùng que chỉ khoanh từng vùng trên lược đồ . - Diện tích đồi núi lớn hơn diện tích đồng bằng gấp khoảng 3 lần . - HS chỉ trên lược đồ (nhận xét) . - Dãy núi hình cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều . - Dãy núi có hướng Tây Bắc-Đông Nam : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc . + Đồng bằng : Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải Miền Trung . + Cao nguyên : Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây-cu, Đăk-lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. - Có hai hướng chính : hướng T.Bắc-Đ.Nam; hình vòng cung . - HS nhắc lại . - HS quan sát lược đồ khoáng sản VN-TLCH. - Lược đồ khoáng sản VN giúp ta nhận xét về khoáng sản VN . - Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít,vàng, a-pa-tit . Than là loại khoáng sản có nhiều nhất . - HS chỉ lược đồ . + Mỏ than : Cẩm Phả, Vàng Danh (Quảng Ninh) . + Mỏ sắt : Yên Bái, Thái Nguyên, T. Khê (Hà Tĩnh) . + A-pa-tit : Cam Đường (Lào Cai) . + Mỏ bô-xit : Tây Nguyên . + Dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên biển Đông . - HS nhắc lại . - HS thảo luận nhóm 4-làm phiếu học tập a, Các đồng bằng châu thổ ->Thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp (trồng lúa). b, Nhiều loại khoáng sản -> Phát triển ngành khai thác khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp . - Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đất để đất không bị bạc màu, xói mòn . - Khai thác và sử dụng khoáng sản phait tiết kiệm, có hiệu quả vì khoáng sản không phải là vô tận . 3.Củng cố- dặn dò: (1’ ) GV nhận xét giờ học. HD về nhà. Chuẩn bị bài sau . …………………………………………………. Kỹ năng sống Kỹ năng giao tiếp nơI công cộng I/ Mục tiêu: HS biết giao tiếp lịch sự và có lễ phép nơI công cộng. Thông qua các hình ảnh trong tranh hs hình thành được kỹ năg sống nơI công cộng một cách đúng đắn. HS hamhoạt động và tìm hiểu. II/ Đồ dùng dạy- học: GV:-Hình vẽ SGK . HS: Vở BT. III/ Tiến trình bài học: 1.KTBC : (5’ ) - Gọi 3 HS lên bảng . - GV nhận xét, đánh giá . 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: 2.2.Nội dung: *Hoạt đ
File đính kèm:
- Tuan 2.doc