Giáo án lớp 5 - Tuần 19 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố đặc điểm của hình thang và cách tính diện tích của hình thang

- Rèn kĩ năng giải toán về diện tích của hình thang.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán tập 2.

III. Các hoạt động dạy - học

A. Bài cũ: Nêu các đặc điểm của hình thang.

- Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.

B. Luyện tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 19 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng; HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở HS làm bài.
Bài 1. Tính diện tích hình thang biết:
a) Độ dài hai đáy là 2dm 5cm và 13cm; chiều cao là 14cm.
b) Độ dài hai đáy là 3,7m và 2,6m; chiều cao là 12dm.
Bài 2. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 136m, đáy bé 94m, chiều cao bằng tổng độ dài hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng hình thang đó.
Bài 3. Một hình thang có diện tích 63m2, đáy bé 7m, đáy lớn 11m. Tính chiều sao của hình thang đó.
Bài 4 (HS khá, giỏi). Trên một miếng đất hình thang người ta trồng lúa thu hoạch được 2100kg thóc. Biết rằng miếng đất đó có chiều cao 48m, đáy lớn bằng đáy bé và trên 1m2 thu được 0,7kg thóc. Tìm sốđo đáy lớn, đáy bé của miếng đất.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- GV gợi ý HS yếu bài 2 phải tính chiều cao rồi mới tính diện tích hình thang.
- Gọi vài HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
* Bài 4: HDHS tìm diện tích miếng đất (2100 : 0,7 = 3000 (m2)); Tìm tổng số đo hai cạnh miếng đất hình thang (3000 x 2 : 48 = 125(m)); tìm đáy bé, đáy lớn bằng cách đơa bài toán về dạng toán Tổng- tỉ.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và làm tiếp (nếu chưa làm xong).
Tiếng việt
Luyện đọc bài: Người công dân số một
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài văn.
- Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
II. Chuẩn bị: Sách tiếng việt tập 2 và vở TV buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 1 HS đọc bài, GV hướng dẫn cách đọc:
 + Đọc phân biệt lời các nhân vật: anh thành, anh lê, lời tác giả.
 + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai; cả lớp và GV nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thầm, trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau:
 + Anh Lê hẹn anh Thành bao giờ đi nhận việc?
 + Câu nào trong đoạn đối thoại giữa anh Thành và anh Lê cho biết trước khi vào Sài Gòn, anh Thành đã sống ở Phan Thiết?
 + Anh Thành đang nung nấu điều gì khi từ Phan Thiết vào Sài Gòn?
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc lại bài.
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập về câu ghép
I. Mục tiêu: HS nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu
trong câu ghép.
- Rèn kĩ năng đặt câu ghép và xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong các vế câu ghép.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu ghép? Đặt 1 câu ghép, xác định CN- VN trong
các vế của câu ghép.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng, HS xác định yêu cầu của các BT và làm vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi ở dưới:
Tôi nhìn ra vườn. Cây chùm ruột cạnh giếng tươi tốt, trái bâu đầy cành, còn mấy cây đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị đói trông thấy. Lá của nó mỏng đi
và bị xếp quặt lại. Cảnh tượng cũng tương tự như trong cuốn truyện tranh má mua cho tôi. Con dê mẹ đứng lom khom, còn con bò mẹ thì vẫn quay mặt âu yếm nhìn bê con đang say sưa bú. Con bò mẹ thì còn nhiều ngày tháng để âu yếm con nó, chứ với má con tôi thì đã sắp sửa đến thời khắc vĩnh viễn xa nhau rồi.
a) Đoạn văn có mấy câu đơn? Mấy câu ghép?
b) Ghi ra các thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu cuối cùng.
Bài 2. Điền thêm TP chủ ngữ hoặc vị ngữ của một vế câu để tạo nên những câu ghép.
a) Mẹ em vừa đi chợ về, con Mực................
b) ............ vừa dứt, học sinh toàn trườngđã tập trung đông đủ dưới sân trường.
c) Máu chảy đến đâu.........bâu đến đấy.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1a gọi HS trả lời và chỉ ra các câu đơn, câu ghép trong đoạn văn; ýb HS ghi câu cuối của đoạn văn lên bảng và xác định CN- VN. HS nhận xét.
- Bài 2 gọi 1 HS lên bảng làm; HS khác nhận xét, chữa.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả người
 Đề bài: Tả một người lao động mà em yêu mến.
I. Mục tiêu: Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng viết một bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng. Gọi 2 - 3 HS đọc đề bài.
- GV hỏi đề bài yêu cầu gì? Trọng tâm tả cái gì?
- GV gạch chân dưới các từ một người lao động, yêu mến.
2. Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài.	
- GV gợi ý cho HS: đề bài này tả hoạt động của người lao động là chính.
 + Có thể kết hợp tả ngoại hình với HĐ của một người lao động hoặc tả riêng từng phần.
- HS dựa vào cấu tạo của một bài văn tả người đề viết bài văn.
- HS viết bài vào vở; GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. 
- Gọi 1 số HS đọc bài. GV hướng dẫn HS nhận xét về cách dùng từ, diễn đạt câu, cách sắp xếp ý.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, thu bài chấm.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
_______________________________
Toán
Luyện tập về diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải toán về diện tích hình thang.
- HS biết vận dụng quy tắc, công thức để làm các bài toán tính diện tích hình thang.
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 6 và 7.
Bài 1: HS tính toán và điền vào vở. Gọi 1- 2 HS đọc kết quả.
- HS khác nhận xét, chữa bài.
Kết quả: 150cm2 ; m2 ; 0,93dm2
Bài 2: 1 HS đọc bài toán; HS cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS khá lên bảng làm bài; HS nhận xét bài trên bảng và chữa bài.
Bài giải
	Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là: 26 + 8 = 34 (m)
	Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 26 - 6 = 20 (m)
	Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2)
	600m2 gấp 100m2 số lần là: 600 - 100 = 6 (lần)
	Trên thửa ruộng đó thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là: 
	70,5 x 6 = 423 (kg)
	Đáp số: 423 kg
Bài 3: HS đọc bài toán và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và nêu cách làm bài; GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Đáp số: a) 4m; b)7m
	Củng cố cách tính chiều cao và trung bình cộng của hai đáy của hình thang.
Bài 4: HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ để làm bài.
- GV gợi ý HS tính diện tích hình chữ nhật, tính diện tích của hai hình thang, sau đó mới tính diện tích của phần tô đậm.
	Đáp số: 8cm2
C. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại nội dung của bài.
- Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Toán
Luyện tập về hình tròn, cách tính chu vi hình tròn
I. Mục tiêu: Củng cố các đặc điểm về bán kính, đường kính của hình tròn, cách tính chu vi hình tròn.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học về hình tròn để giải các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán- tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc, công thức tính chu vi của hình tròn.
B. Bài mới
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 11.
- GV quan tâm giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS vận dụng quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn tính toán và điền vào vở
- GV kẻ lên bảng, gọi 1 HS lên điền. HS nhận xét kết quả và chữa.
	Củng cố cách tính chu vi hình tròn theo đường kính.
 Kết quả: 3,768cm; 5,024dm; 1,413m
Bài 2: Các bước tiến hành tương tự bài1.
 Kết quả: 31,4m; 16,956dm; 2,826cm
	Củng cố cách tính chu vi hình tròn theo bán kính.
Bài 3: 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Vài HS nêu cách làm và nhận xét bài trên bảng.
Bài giải
	Chu vi của bánh xe đó là: 1,2 x 3,14 = 3,768m
	Đáp số: 3,768m
C. Củng cố, dặn dò: GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài, học thuộc quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
_________________________________
Tiếng việt
Luyện tập cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu: Củng cố hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
- Rèn kĩ năng đặt câu ghép.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Câu ghép là gì? Đặt 1 câu ghép, xác định CN- VN trong câu ghép đó.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- GV ghi các bài tập lên bảng, HS xác định yêu cầu và làm vào vở.
- Gv hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Đọc đoạn văn và thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
Sau những ngày hè quần tụ, ve đực chết hết, những con ve cái nặng bụng trứng, bay đi tìm chỗ đẻ. Cứ nơi nào đất mềm, gần gốc cây, thì chúng dùng mũi nhọn ở cuối đuôi đào lỗ và đẻ trứng vào đó. Khi chúng đẻ hết bụng trúng, thì người cũng rạc hết. Trứng đẻ hết đến đâu, thì đốt đuôi rụng theo trứng đến đấy. Rồi mùa hè đến, ve con lột ra hàng đàn.
a) Gạch dưới những câu ghép có trong đoạn văn.
b) Cho biết các vế của những câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
Bài 2. Điền thêm một vế nữa để được các câu ghép:
- Bởi vì cây đã lên xanh tốt,..................................
- Trên cánh đồng, lúa đang thì con gái,.................................
- Trời mưa to,..........................................................
Bài 3 (HS khá, giỏi). Viết một đoạn văn tả ngoại hình bạn thân của em (khoảng 5 câu), trong đó có sử dụng câu ghép. Chỉ ra câu ghép và cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Vài HS trình bày bài làm, HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- Bài 3: gọi 1- 2 HS khá, giỏi trình bày. GV nhận xét, góp ý.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
	Ngày tháng năm 
	 (Họ, tên và chữ kí của người duyệt)
Thứ năm ngày tháng năm 20
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi bài tập lên bảng; HS xác định yêu cầu của BT và làm vào vở.
- GV quan tâm hướng dẫn HS yếu.
Bài 1.Vẽ hì

File đính kèm:

  • doctuan 19.doc
Giáo án liên quan