Giáo án lớp 5 - Tuần 14, thứ ba

I/ Mục tiêu:

N3: - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9)

 - Làm được các bài tập: 1(cột 1,2,3),2(cột 1,2,3), 3,4.

 * HSY: Làm được bài tập 1.

N5: - Đọc đúng bài và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.(Trả lời được các câu hỏi SGK).

 - Rèn các em đọc thuộc 1,2 khổ thơ mà các em thích.

 * HSKT: đọc được bài thơ.

II/ Chuẩn bị:

N3: - SGK, vở bài tập.

N5: - SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 14, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
TOÁN: BẢNG CHIA 9
TẬP ĐỌC: HẠT GẠO LÀNG TA
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9) 
 - Làm được các bài tập: 1(cột 1,2,3),2(cột 1,2,3), 3,4.
 * HSY: Làm được bài tập 1.
N5: - Đọc đúng bài và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
 - Rèn các em đọc thuộc 1,2 khổ thơ mà các em thích.
 * HSKT: đọc được bài thơ.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em lập bảng chia 9 (Tương tự như bảng chia 8)
HS: - Luyện đọc bảng chia 9
 * HSY: Tập đọc bảng chia 9.
GV: - Gọi HS đọc thuộc bảng chia 9 và HD bài tập 1,2 cho các em làm bài vào vở theo yêu cầu bài tập
HS: - Làm bài tập vào vở.
Bài 1: Gọi HS trả lời, lớp bổ sung nhận xét.
Bài 2: Gọi HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập 3,4 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
Bài 3: Giải
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là
45 : 9 = 5 (kg)
Đáp số: 5 kg gạo
Bài 4: Giải
Số túi gạo có tất cả là:
49 : 9 = 5 (túi)
Đáp số: 5 túi gạo
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập, nhắc lại bảng nhân 9.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn trong bài.
 * HSKT: Luyện đọc đoạn 1 của bài.
GV: - Gọi HS đọc từng câu, đoạn, bài.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài văn.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
+ Đọc khổ thơ 1 em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? (Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ)
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? (Giọt mộ hôi sa/ Những trưa tháng sáu / Nước như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ / Mẹ em xuống cấy.)
+ Tuổi thơ đã góp công góp sức như thế nào để làm ra hạt gạo? (Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắn sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tếcho tiền tuyến)
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? (Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên từ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc)
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: - Luyện đọc thuộc 1,2 khổ thơ mà các em thích. 
 * HSKT: Luyện đọc đúng cả bài thơ.
GV: Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc .
HS: Luyện đọc thuộc 1,2 khổ thơ trong bài.
GV: Gọi các em đọc thuộc theo yêu cầu.
HS: Đọc thuộc bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
N3: - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng.
 - Biết quan tâm giúp đõ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
N5: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. 
 * HSKT: làm được bài tập 1
 - Làm được các bài tập: 1,3,4.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Kể chuyện: Chị thuỷ của em (SGV)
HS:- Nghe GV kể và tìm hiểu theo các câu hỏi:
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên cần sự quan tâm của Thuỷ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
GV:- HD gọi các em trả lời, nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được nôi dung câu chuyện. 
HS:- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
GV:- HD các em hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. 
HS:- Xếp hành vi đúng, hành vi sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. (T2)
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. 
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
 * HSKT: Làm được bài tập 1
B1/ HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu các em nêu cách so sánh.
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 3 và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập.
B3/ Giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x 2/5 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số: 67,2 m và 230,4 m2
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 4.
Bài 4/ Cho các em tự làm bài rồi chữa bài . đáp số: 20,5 km
HS:- Làm bài theo yêu cầu bài tập.
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Chai một số tự nhiên cho một số thập phân.
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
KHOA HỌC: GỐM XÂY DỰNG: GẠCH , NGÓI
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần ay/ây (BT 2)
N5:- Nhận biết được một số tính chất của gạch, ngói.
 - Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. 
 - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. 
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N5:- Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập 2.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: Nhớ Việt Bắc
HS: Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - HD các em đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
HS:- Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong hình 1 và 2 loại gạch nào dùng để xây tường, loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường? 
+ Tron 3 loại ngói ở hình 4, loại nào dùng để lợp mái nhảơ hình 5 và 6?
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét, giảng giải giúp các em hiểu.
HS:- Tìm hiểu và tập trả lời câu hỏi: Gạch, ngói dùng để làm gì?
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét giảng bài và rút ra nội dung bài học gọi các em đọc lại phần ghi nhớ (SGK).
 - Nhận xét và tuyên dương các em.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Xi măng
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
KỂ CHUYỆN : PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : Người liên lạc nhỏ
N5:- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 * HSY, HSKT: đọc được câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:Câu chuyện Pa-Xtơ và em bé.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Người liên lạc nhỏ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể toàn bộ câu chuyện lần 1 cho các em nghe.
 - Kể lần 2 có tranh minh hoạ để các em quan sát và biết nội dung tranh.
HS:- Quan sát và tập kể chuyện theo tranh.
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý (BT1) cho các em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Gv nhận xét và HD các em tập kể theo từng đoạn.
HS:- Tập kể theo từng đoạn trong tranh.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi và tưởng tượng đoạn kết của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về đoạn kết câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện ( hoặc đọc lại câu chuyện) và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc