Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ tư

I/ Mục tiêu:

N3:- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân trong giải toán.

 - Làm được các bài tập 1,2,3.

N5:- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta.

 - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.

 II/ Chuẩn bị:

N3:- SGK, bộ thực hành toán 3, vở bài tập.

N5:- Bản số liệu về sự cơ cấu và bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
TOÁN: BẢNG NHÂN 8
ĐỊA LÝ: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I/ Mục tiêu:
N3:- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân trong giải toán.
 - Làm được các bài tập 1,2,3.
N5:- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta.
 - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản. 
 II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, bộ thực hành toán 3, vở bài tập.
N5:- Bản số liệu về sự cơ cấu và bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng nhân 7: 
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD HS tiến hành lập bảng nhân 8 (tương tự như lập bảng nhân 6).
8 x 1 = 8 8 x 6 = 48
8 x 2 = 16 8 x 7 = 56
8 x 3 = 24 8 x 8 = 64
8 x 4 = 32 8 x 9 = 72
8 x 5 = 40 8 x 10 = 80
 - HD các em tập đọc bảng nhân 8 và gọi các em lên bảng chỉ đọc.
HS: - Luyện đọc theo yêu cầu (đọc và xói dần kết quả của phép nhân).
GV:- HD bài tập áp dụng 1,2,3 và cho các em làm bài.
HS: Làm bài theo hướng dẫn theo yêu cầu.
B1/ GV gọi HS đọc kết quả các phép tính bằng cách dựa vào bảng nhân.
B2/ Cho HS tự làm bài và chữa bài.
Bài giải
Số lít dầu trong 6 can là:
8 x 6 = 48 (lít)
Đáp số: 48 lít
B3/ HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống liền sau:
8 + 8 = 16; 16 + 8 = 24, viết 24;...;72 + 8 = 80, viết 80.
GV:- Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà đọc thuộc bảng nhân 8 làm bài và chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta.
 HS:- Tìm hiểu bài dựa vào gợi ý của GV và sách giáo khoa.
GV:- Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp các em biết sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản. 
HS: Tìm hiểu và trả lời câu hỏi .
GV: - Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp hiểu
 - Rút ra phần ghi nhớ SGK cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- Đọc phần ghi nhớ của bài.
GV: - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Công nghiệp
TOÁN * : LUYỆN ĐỌC BẢNG NHÂN 8 
TOÁN : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em ôn lại bảng nhân, chia đã học và giải toán có liên quan về bảng nhân, chia đã học.
N5:- Biết trừ hai số thập phân.
 - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
 - Giải được bài tập 1,2(a,c),4(a).
 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Luyện đọc lại bảng nhân 8.
GV:- Ra bài tập về bảng nhân, bảng chia đã học.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
B1/ Tính nhẩm:
8x2= 8x7= 7x8= 8x4= 7x6=
7x3= 8x8= 3x9= 7x9= 8x10=
B2/ Tính:
17 : 2= 19 : 3= 13 : 3= 25 : 4=
15 : 2= 34 : 5= 54 : 6= 29: 3 =
B3/ Gấp các số sau: 5 ; 8 ; 6 ; 7 ; 3 ; 4 lên 8 lần.
B4/ Một quyển sách có 72 trang. Hồng đã đọc được 1/8 số trang đó. Hỏi Hồng đã đọc được bao nhiêu trang?
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và học thuộc các bảng nhân, chia đã học.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD các em so sánh hai số thập phân. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và làm bài tập 1, gọi HS lên bảng giải bài tập lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu.
Bài 1/ HS tự làm (đặt tính, tính) rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV nêu yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
GV:- HD và gọi HS lên bảng làm bài tập 2. lớp quan sát và sửa sai.
Bài 2/ HS tự làm làm và chữa bài, khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 4/ HD cách thực hiện theo yêu cầu bài tập a
a
b
c
a-b-c
a-(b+c)
8,9
2,3
3,5
8,9-2,3-3,5=
8,9-(2,3+3,5)=
12,38
4,3
2,08
12,38-4,3-2,08=
12,38-(4,3+2,08)=
16,72
8,4
3,6
16,72-8,4-3,6=
16,72-(8,4+3,6)=
HS:- Làm bài tập áp dụng lớp làm bài vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài tập hướng dẫn thêm giúp các em biết cách trừ hai số thập phân.
HS: Chữa lại bài tập sai.
Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung.
TNXH: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG CHÍNH TẢ: (N-V) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
N5:- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
 - Làm được bài tập (BT2) a.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:- Viết sẳn bài tập luyện tập áp dụng 2 vào bảng lớp.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tìm hiểu bài mới. quan sát hình vẽ về quan hệ họ hàng.
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD và nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
HS:- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi gợi ý.
GV:- Gọi các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý, lớp bổ sung ý.
 - Giảng giải giúp các em biết cách xưng hô với bài con trong họ hàng.
 - Rút ra nội dung ghi nhớ trong bài và cho các em tập đọc phần ghi nhớ SGK.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
3/ Củng cố:
HS:- Đọc phần ghi nhớ.
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Thực hành (TT)
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề.
 - Đọc bài viết lần 1 và rút ra mốt số từ mà HS thường viết sai chính tả.
 - HD và cho các em luyện viết từ khó.
HS:- Đọc lại đoạn viết và luyện viết các từ khó trong bài.
GV:- Đọc từng câu cho các em viết bài (mỗi câu đọc từ 5 đến 6 lần, đối với HS yếu thì đánh vần cho các em viết được bài) HS viết bài chính tả.
 * HSKT: đánh vần các em viết. 
 - HD các em làm bài tập áp dụng 2 và gọi HS lên bảng làm bài tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Thu vở chấm và chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng. HD lại các bài tập mà HS làm sai.
 HS: Sửa lại bài tập sai.
 Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Nghe-viết: Mùa thảo quả
TẬP ĐỌC: 	 VẼ QUÊ HƯƠNG
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu đọc đúng bài thơ.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẽ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
N5: - Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ)
 - Nhận biết và sữa được lỗi trong bài.
 - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N5: - SGK, vở bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC: - Gọi 2 HS lên đọc lại bài: Đất quý, đất yêu.
 - Nhận xét ghi điểm, tuyên dương các em.
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài tập.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
+ Tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ tổ quốc.
+ Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.
+ Câu c đúng
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em luyện đọc bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 + SHK: Luyện đọc thuộc 1 khổ thơ.
 + SHY: Đọc trơn được bài thơ.
GV:- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em .
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Nắng phương Nam
HS:- Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD HS biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ).
HS: - kiểm tra lại bài viết của mình.
GV:- Gọi HS nhận xét và bổ sung.
 - HD các em biết nhận xét và biết mình dùng từ sai hay câu sai.
HS: - Nhận xét và tập sữa lại.
GV:- HD các em biết viết lại bài văn hay hơn, đúng hơn.
HS:- Viết bài theo yêu cầu.
GV:- Nhận xét.
 - Về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập làm đơn
THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
- TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”.
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Học động tác bụng. Yêu cầu học sinh thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật động tác.
+ Trò chơi: “Bỏ khăn”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục
giáo viên hô - học sinh thực hiện.
+ Giáo viên theo dõi chữa sai.
+ Học động tác bụng.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích kĩ thuật động tác.
- Học sinh theo dõi làm theo.
- Chia tổ thực hiện.
+ Ôn trò chơi: “Bỏ khăn”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.	
24-26’
6-7’
9-10’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.	
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc
Giáo án liên quan