Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ ba

I/ Mục tiêu:

- HS biết nơi chờ xe buýt, ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô buýt.

- HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô, đi xe buýt.

- Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 buýt, ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô buýt.
HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô, đi xe buýt.
Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ trong SGK..
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định: Hát
2/ KTBC:
3/ Bài mới:
HĐ1/ Giới thiệu bài.
HĐ2/ An toàn lên xuống xe buýt:
+ Giúp các em biết nơi đứng chờ xe buýt, biết cách diễn tả lại cách lên xuống xe buýt an toàn.
+ Nêu câu hỏi:
Em nào đã được đi xe buýt (xe đò)?
Xe buýt (xe đò) đỗ ở dâu để đón khách?
Khi lên xuống xe phải như thế nào?
+ Mô tả cách lên xuống xe an toàn:
Chỉ lên, xuống xe khi xe dừng hẳn.
Khi lên, xuống phải đi thứ tự, không được chen lấn xô dẩy.
Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường.
+ Nhắc lại các ý trên, gọi 2 HS nhắc lại.
HĐ3/ Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt:
+ Nhấn mạnh: Khi đi trên xe buýt(xe đò) ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng tới người khác.
Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
Phải bám vị vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
Không để hành lý gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay.
4/ Củng cố dặn dò: An toàn khi đi ôtô, xe buýt.
Hát
Quan sát
Trả lời và nhận xét bổ sung.
Nhắc lại.
Nhắc lại phần ghi nhớ.
TOÁN: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC: TIẾNG VỌNG
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Làm được các bài tập: 1, 3, 4(a,b).
N5: - Đọc đúng bài thơ và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
 - Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên các chất của chú chim sẻ nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi 1,3,4 SGK). 
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HD bài tập 1 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
Bài 1/ Bài giải
Lúc đầu số ôtô còn lại là:
45 – 18 = 27 (ôtô)
Lúc sau số ôtô còn lại là:
27 – 17 = 10 (ôtô)
Đáp số: 10 ôtô
GV: - HD thêm giúp các em làm đúng B3 theo yêu cầu bài tập.
B3/ Giúp các em quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu bài toán, sau đó chọn bài toán phù hợp cho các em giải bài toán. Gồm hai bước giải:
14 + 8 =22 (bạn)
14 + 22 = 36 (bạn)
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV:- HD bài tập 4 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
B4/ Giúp các em làm bài theo mẫu SGK.
a/ 12 x 6 = 72 ; 72 – 25 = 47
b/ 56 : 7 = 8 ; 8 – 5 = 3
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập, nhắc lại ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Bảng nhân 8
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn thơ trong bài.
 * HSKT: Luyện đọc 8 câu đầu của bài thơ.
GV: - Gọi HS đọc từng câu, đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài thơ.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào? 
+ Những hình ảnh nào đã để lại qấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
+ Hãy đặt một tên khác cho bài thơ?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi (Đối với câu hỏi mà HS không trả lời được thì GV chia câu hỏi ra nhiều phần nhỏ để giúp các em trả lời), lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: - Luyện đọc bài.
 * HSKT: Luyện đọc 8 câu thơ đầu của bài.
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc .
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Mùa thảo quả
ĐẠO ĐỨC: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI KIỂM TRA
TOÁN: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
N3: - Giúp các em biết trình bày bài kiểm tra theo đứng yêu cầu.
 - Các em biết viết tên mình, lớp, trường theo đúng quy định.
N5: - Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
 - Làm được các bài tập: 1(a,b),2(a,b), 3.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Giúp các em biết cách viết theo yêu cầu của tờ giấy kiểm tra.
HS:- Chuẩn bị giấy và thực hành viết theo yêu cầu.
GV:- HD các em viết :
+ Họ và tên: .........
+ Lớp: .................
+ Trường: ...........
HS:- Thực hành viết theo hướng dẫn.
GV:- Quan sát và hướng dẫn các em viết đúng. HD các em viết:
+ Kiểm tra giữa học kì I
+ Môn: ...........
+ Năm học: 2009 - 2010
HS:- Tập viết theo yêu cầu
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em hiểu được trừ hai số thập phân (qua hai ví dụ SGK), vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
B1/ HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu các em nêu cách tính từng phép trừ.
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 2 và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập.
B2/ HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài. Lưu ý học sinh đặt tính đúng, đặt dấu phẩy đúng chổ.
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 3: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo mẫu yêu cầu bài tập.
B3/ Cho HS đọc đề bài toán, tự giải bài toán rồi chữa bài. Khi chữa bài cần nêu lên những cách giải khác nhau:
Bài giải:
Số kg đường còn lại sau khi lấy ra 10,5 kg đường là:
28,75 - 10,5 = 18,25 (kg)
Số kg đường còn lại trong thùng là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25 kg
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: TIẾNG HÒ TRÊN SỐNG
KHOA HỌC: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2
N5:- Ôn tập kiến thức về đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiệm HIV/AIDS.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N5:- Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
BT2/ - Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong.
 - Làm xong việc, cái xoong.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Nh-V: Vẽ quê hương
HS: Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Cho các em mở SGK và quan sát sơ đồ thể hiện tuổi dậy thì ở con trai và con gái.
 - HD các em chọn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi: Tuổi dậy thì là gì? (SGK trang 42).
HS:- Quan sát tranh tranh SGK và chọn câu trả lời đúng nhất.
GV:- HD các em chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
 - Thi viết theo sơ đồ SGK trang 43.
HS:- Viết theo yêu cầu câu hỏi.
+ Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
+ Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
+ Cách phòng tránh bệnh viêm não?
+ Cách phòng tránh nhiểm HIV/AIDS?
GV:- Nhận xét và tuyên dương các em.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Tre, mây, song
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
KỂ CHUYỆN : NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : Tiếng hò trên sông.
N5:- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý(BT1); tưởng tượng và nêu được kết thức câu chuyện một cách hợp lý (BT2). 
 - Kể hoặc đọc lại được câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:Câu chuyện mẫu (Cóc kiện trời, Người hàng xóm).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Tiếng hò trên sông ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể toàn bộ câu chuyện lần 1 cho các em nghe.
 - Kể lần 2 có tranh minh hoạ để các em quan sát và biết nội dung tranh.
HS:- Quan sát và tập kể chuyện theo tranh.
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý (BT1) cho các em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Gv nhận xét và HD các em tập kể theo từng đoạn.
HS:- Tập kể theo từng đoạn trong tranh.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi và tưởng tượng đoạn kết của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về đoạn kết câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện ( hoặc đọc lại câu chuyện) và nhắc lại ý nghĩ

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan