Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 14

 I. Mục tiêu

- Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật , thể hiện được tính cách nhân vật .

*HS đọc tốt biết đọc diễn cảm, đọc theo vai.

-Hiểu các từ ngữ : Nô-en, giáo đường

-Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 II. Đồ dùng dạy học

ã Tranh minh hoạ trang 132 SGK.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc46 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người hết mực của bác sĩ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy học
A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt về bảo vệ môi trường mà em được chứng kiến hoặc tham gia
- Gv nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) GV kể chuyện 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh
- HS nghe
- Lớp quan sát tranh và nghe GV kể 
- HS nêu nội dung chính của từng tranh
Tranh 1: Chú bé Giô dép bị chó dại cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu - i Pa- xtơ cứu chữa.
Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương cách chữa trị cho bé
Tranh 3: Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc xin cho Giô -dép
Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé
Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi Giô -dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ.
Tranh 6: Tượng đài Lu-i pa-xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
 b) kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể nối tiếp trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện 
 c) Kể trước lớp
- Gọi HS kể từng đoạn
- Gọi HS thi kể nối tiếp
- Gọi HS kể toàn truyện 
Hỏi: Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô- dép?
Hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét cho điểm 
- HS kể trong nhóm và cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS kể từng đoạn.
- 6 HS nối tiếp kể theo từng tranh
- 1- 2 HS kể toàn truyện 
+ Vì vắc xin chữa bệnh dại do ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loại vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể người. Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến.
+ Câu chuyện ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu yêu thương con người, tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
 3. Củng cố dặn dò
Hỏi: Chi tiết nào trong chuyện làm em nhớ nhất ?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe .
 Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
Tiết:5
Môn: Khoa học
 Bài: Xi măng
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. Đồ dùng dạy - học 
Hình minh hoạ trang 58, 59 SGK.
Xi măng thật.
III. Các hoạt động dạy - học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể tên một số loại gạch ngói và công dụng của chúng mà em biết?
+ Hãy nêu tính chất của gạch, ngói?
2-Bài mới
a- GV giới thiệu bài:
b- Giảng bài:
Hoạt động 1
công dụng của xi măng
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp, bèo xi măng,...
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
+ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
+ Nhà máy xi măng Hà Giang.
+ Nhà máy xi măng Nghi Sơn.
+ Nhà máy xi măng Bút Sơn.
+ Nhà máy xi măng Hải Phòng.
+ Nhà máy xi măng Hà Tiên,....
- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 58 SGK và giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều đá vôi. Những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như ở Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam,... Đây là xi măng chưa được đóng bao (chỉ hình 1b) và được đóng bao (chỉ hình 1a). Xi măng được làm từ vật liệu gì? Chúng có tính chất gì? Các em cùng tìm hiểu
Hoạt động 2
tính chất của xi măng công dụng của xi măng
-Yêu cầu cả lớp đọc thông tin và quan sát hình 1 ,trả lời câu hỏi:
-Nêu tính chất của xi măng .
-Cho HS chỉ bao xi măng và xi măng ở hình 1 SGK.
-GV cho HS quan sát xi măng thật.
 Hỏi HS khá,giỏi:
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- Xi măng được dùng để làm gì?
- Vữa xi măng do nguyện vật liệu nào tạo thành?
-Vữa xi măng có tính chất gì?
-Vữa xi măng dùng để làm gì?
- Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
- Bê tông có ứng dụng gì?
- Bê tông cốt thép là gì?
- Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
-Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
Hỏi cả lớp:
Em hãy nêu cách bảo quản xi măng .
+ Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước. Khi trộn vớ nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.
+Hình 1a là bao xi măng.
+Hình 1b xi măng.
-HS quan sát.
+ Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
+Xi măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp fibrôximăng.
+ Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều vào với nhau.
+Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô. Khi khô trở nên cứng, không bị rạn nứt, không thấm nước.
+Vữa xi măng thường dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể nước.
+ Bê tông là hỗn hợp: xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều.
+ Bê tông là hỗn hợp chịu nến, được dùng để lát đường, đổ trần, móng,....
+Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi hoặc đá, nước trộn đều rồi đổ vào các khuôn có cốt théps.
+ Bê tông cốt thép dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng,...
+ Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Các dụng cụ làm với vữa xi măng cũng phải rửa ngay.
+ Cần phải để các bao xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng là dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.
Hoạt động kết thúc
- Kết luận: Người ta nung đất sét, đá vôi và một số chất khác ở nhiệt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Đó là xi măng. Xi măng khi trộn với nước thì không tan mà trở nên dẻo, nhanh khô kết thành tảng, cứng như đá nên nó là vật liệu không thể thiếu để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông; bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện. Xi măng rất cần thiết cho việc xây dựng. ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà máy xi măng lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đời sống
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thuỷ tinh.
 * * *
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn 24/11/2013
Ngày dạy: Thứ năm 5/12/2013
Tiết:1
 Môn:Tập đọc
Bài 28: Hạt gạo làng ta
 I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ: Kinh Thầy, hào giao thông , trành
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người ,là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ) 
III. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trang 139
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài :Chuỗi ngọc lam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay chúng ta cùng học bài hạt gạo làng ta của nhà thơ trần Đăng Khoa. Bài thơ này được nhà thơ viết khi còn ít tuổi, khi nhân dân ta đang gặp khó khăn vất vả trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Một hạt gạo làm ra là không biết bao nhiêu công sức của nhiều người. Bài thơ sẽ giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta .
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
 a) luyện đọc
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc với giọng tình cảm nhẹ nhàng tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ : ngọt bùi, đắng cay, ...
-Giới thiệu tranh minh họa.
-GV chia đoạn: Mỗi đoạn là 1 khổ thơ 
-Cho hs luyện đọc .
-GV sửa sai cho HS.
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
b) Tìm hiểu bài
Hỏi: Đọc khổ thơ 1 em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
H: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo?
GV: hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất nước trong hồ và công lao của bao người. Để diễn tả nỗi vất vả và khó nhọc của cha mẹ, tác giả đã vẽ lên hai hình ảnh trái ngược nhau: cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát thì mẹ phải bước chân xuống ruộng để cấy.
Hình ảnh tương phản ấy nhấn mạnh nỗi vất vả , sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa lăn lộn trên đồng để làm ra hạt gạo.
Hỏi: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
GV: Để làm ra hạt gạo phải mất bao công sức. Trong những năm chiến tranh, trai tráng cầm súng ra trận thì các em thiếu nhi cũng phải lao động, các em đã thay cha anh góp sức lao động , làm ra hạt gạo để tiếp 
sức cho tuyền tuyến.
Hỏi: Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
Hỏi: Qua phần tìm hiểu , em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- Tổ chức HS đọc diễn cảm khổ thơ 2
- Tổ chức đọc thuộc lòng
3. Củng cố dặn dò
- Cả lớp có thể hát bài hát hạt gạo làng ta nếu thuộc
- Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng 2-3 khổ thơ và chuẩn bị bài sau
-HS nghe.
-HS luyện đọc khổ thơ, bài thơ.
- Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ
- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân: 
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
nước như ai nấu
Chết cả cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
mẹ em xuống cấy...
- Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa.
- HS quan sát tranh minh hoạ 
- Hạt gạo được gọi là hạt vàng vì hạt gạo rất quý làm nên từ công sức của bao người.
- HS giỏi nêu
- Vài HS đọc lại nội dung bài
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- 5 HS thi đọc thuộc từng khổ thơ.
-Thi HTL 2-3 khổ thơ

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.14.doc