Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 12

 I. MỤC TIÊU

 - Đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 -Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đản khao, Chin San, sầm uất,

 -Hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

- Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc47 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giá trị bằng tích ban đầu.
Bài 3:
- HS làm bài vào vở bài tập
 Bài giải
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là :
 (15,62 + 8,4) 2 = 48,04 (m)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 15,62 8,4 = 131,208 (m²)
 Đáp số : Chu vi 48,04 m.
 Diện tích 131,208 m²
Rỳt kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết: 3
 Kể chuyện
Bài 12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I. Mục tiêu
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi ý nghĩa của câu chuyện đã kể biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ điệu bộ.
 * Rèn kĩ năng sống:
 - Qua các câu chuyện đã kể giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người đều tham gia cùng bảo vệ môi trường. 
 II. Đồ dùng dạy học
 HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện người di săn và con nai
- 1 hs nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét và ghi điểm 
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc
 2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
-GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm
b) Kể trong nhóm
- Cho HS thực hành kể trong nhóm
- Gợi ý: 
+ Giới thiệu tên truyện
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ hành động của nhân vật bảo vệ môi trường.
+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 c) kể trước lớp
- Tổ chức HS thi kể trước lớp
- Nhận xét bạn kể hay nhất hấp dẫn nhất.
- Cho điểm HS
 3. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học .
- Giáo dục HS ý thức Bảo vệ môi trường.
 Chuẩn bị cho tiết sau:KC được chứng kiến hoặc tham gia.
- 5 HS kể 
- HS nêu ý nghĩa
- 1 HS đọc đề bài
- HS tự giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- HS trong nhóm kể cho nhau nghe và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện , hành động của nhận vật
- HS thi kể trước lớp
- HS phỏt biểu nối tiếp
- HS nờu thực tế
Rút kinh nghiệm 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 4
Khoa học
Bài : Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của đồng.
Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
* Rèn hs kĩ năng nhận biết và cách sử dụng và bảo quản tốt một số đồ vật bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Đồ dùng dạy - học
Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ: 
GV hỏi:
 + Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt?
 + Hợp kim của sắt là gì? Chúng có những tính chất nào?
 + Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống?
- Nhận xét cho điểm.
2-Bài mới:
- Giới thiệu: 
- 3 HS trả bài.
Hoạt động 1
tính chất của đồng
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
+ Yêu cầu HS cho biết:
Màu sắc của sợi dây?
Độ sáng của sợi dây?
Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 4 HS tạo thành một nhóm
- Một nhóm phát biểu ý kiến
- Kết luận: Sợi dây hồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ nát mỏn, có thể uốn thành nhiều hình dạng các nhau.
- GV nêu tiếp vấn đề: Đồng có nguồn gốc từ đâu? Hợp kim của đồng có tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2
nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng
- Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của động.
Nhắc: HS chỉ ghi vấn tắt bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện.
- Nhận xét, nhìn vào phiếu của HS và kết luận
- Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGk và hoàn thành bảng so sánh.
- báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Hỏi: Theo em đồng có ở đâu?
- Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên.
Nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác. Đồng có ưu điểm hơn các kim loại khác là rất bền, dễ nát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm (còn gọi là đồng thau) có màu vàng. Hợp kim của đồng cũng có ánh kim nhưng cứng hơn đồng
Hoạt động 3
một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và cho biết:
Tên đồ dùng đó là gì?
Đồ dùng đó được làm từ vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?
- ở gia đình em có những đồ dùng nào bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?
* Rèn hs kĩ năng nhận biết và cách sử dụng và bảo quản tốt một số đồ vật bằng đồng và hợp kim của 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 5 HS tiếp nối nhau trình bày.
Hình 1: Lõi dẫn điện được làm bằng đồng. Đồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Hình 2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ được làm từ hợp kim của đồng. Chúng thường có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng,...
Hình 3: Kèn được làm từ hợp kim của đồng. Kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.
Hình 4: Chuông đồng được làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa, miếu...
Hình 5: Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng.
Hình 6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở các gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có...
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động,...
- Tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ:
+ ở nhà thờ họ quê em có mấy cái lư đồng. Em thấy bác trưởng họ hay dùng giẻ ẩm để lau chùi,...
+ Nhà ông em có một cái mâm đồng. Ông em thường lau chùi sạch bóng.
+ Chùa làng em có mấy tượng phật và chiếc chuông bằng đồng. Thỉnh thoảng nhà chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh đồng để cho đồ vật sáng lại.
 - HS phát biểu.
Kết luận: Đồng là kim loại được sử dụng rộng rãi bởi tính chất mềm dẻo, dễ dán mỏng, dẫn nhiệt và điện tốt. Đồng được sử dụng làm các đồ điện, dậy điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,... Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,.... các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng,.... hoặc chế tạo vũ khí, đúc tượng,.....Các đồ dùng bằng đồng để ngoài không khí thường bị xỉn màu nên thỉnh thoảng người ta lại dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại.
Hoạt động kết thúc
+ Đồng và hợp kim của đồng có tính chất gì?
+ Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong đời sống?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tha gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở, tìm hiểu tính chất của những đồ dùng bằng nhôm trong gia đình.
Rút kinh nghiệm 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn 14/11/2013
Ngày dạy Thứ năm 21/11/2013 Tiết 1
 Tập đọc
 Bài 24: Hành trình của bầy ong
 I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đãm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, hành trình, thăm thẳm, bập bùng...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài thơ.
Giáo dục HS tinh thần lao động cần cù.
 II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài Mùa thảo quả.Trả lời câu hỏi,nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét,cho điểm.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Cho hs quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Em có cảm nhận gì về loài ong?
GV: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu trong dịp đi theo những bọng ong lưu động đã viết bài thơ hành trình của bầy ong . Cac sem cùng tìm hiểu đoạn trích để hiểu được điều tác giả muốn nói.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc toàn bài.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Hỏi:
 + Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
 + GV sửa sai nếu HS phát âm sai
 + GV ghi từ khó đọc lên bảng 
- HS đọc nối tiếp lần 2-3.
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- GV đưa câu dài khó đọc 
+ GV đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.
- GV gọi HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài thơ và câu hỏi 
Hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
 + hành trình: chuyến đi xa, dài ngày, nhiều gian nan vất vả
 + thăm thẳm: nơi rừng rất sâu 
GV: Hành trình của bầy ong là sự vô cùng tận của không gian và thời gian. Ong miệt mài bay đến trọn đời, con nọ nối tiếp con kia nên cuộc hành trình kéo dài không bao giờ kết thúc.
Hỏi: Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào?
Hỏi: Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
+ bập bùng: gợi tả màu hoa chuối đỏ như những ngọn lửa cháy sáng
Hỏi: Em hiểu câu thơ:" Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào." như thế nào?
Hỏi: Qua 2 dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
GV ghi nội dung bài
 * GV: Em thấy mình cần học tập ở bầy ong ở

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.12.doc
Giáo án liên quan