Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010

I/ Mục đích yêu cầu. ( Thép Mới)

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung bài.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* KNS: xác định giá trị.

HSHN: tập đọc

HSY: luyện đọc

II/ Đồ dùng dạy học.

Tranh minh hoạ bài.

III/ Các hoạt động dạy - học.

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

3 hs đọc phân vai truyện "Chị em tôi".Gv: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy - học bài mới.

a) Giới thiệu bài: 1 phút.

Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - Hs nhắc lại.

b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV lưu ý HS: Muốn vẽ được bức tranh phong cảnh đẹp các em cần hiểu biết và có cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Các em hãy nhớ lại một cảnh đẹp mà em thích để vẽ thành tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
- GV giới thiệu cho HS 2 cách vẽ tranh phong cảnh.
+ Cách 1: Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp.
+ Cách 2: Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng quan sát.
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ để HS quan sát.
* GV gợi ý:
+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
+ Chọn hình ảnh chính cho bức tranh.
+ Sắp xếp hình ảnh chính.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ ND.
+ Vẽ màu.
* Lưu ý HS: Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu, cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp.
- GV cho HS xem tranh của HS lớp trước để gợi ý HS chọn và thể hiện.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Yêu cầu HS nên chọn cảnh vật quen thuộc để vẽ, phù hợp với khả năng tránh chọn cảnh phức tạp khó vẽ.
- Nhắc HS vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động.
* Lưu ý: Đối với HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ câ đối, biết chọn màu, vẽ màu, vẽ màu phù hợp.
* Đối với HS khuyết tật: GV hướng dẫn để HS hiểu đề tài tranh phong cảnh.
- Trong khi HS vẽ bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
- Khuyến khích HS vẽ màu tự do theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài đạt và chưa đạt treo lên bảng và yêu cầu HS tham gia trò chơi.
* Tên trò chơi: "Trưng bày sản phẩm"
* Mục tiêu của trò chơi: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học.
* GV giới thiệu và hướng dẫn cách chơi: 
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS bày sản phẩm của nhóm lên bảng và cử 1 đại diện lên phân loại sản phẩm theo các mức độ A, B, C và nêu lí do xếp loại.
- Nhóm nào phân loại nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
* Sau khi cuộc chơi kết thúc: GV nhận xét, đánh giá kết qủa trò chơi, thái độ người tham dự và rút kinh nghiệm.
* Thưởng phạt:
- Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, chơi đúng luật và thắng trong cuộc chơi.
- Phạt những HS phạm luật chơi.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát, nhận biết.
+ Cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ Cảnh vật là chính.
+ Nhà cửa, phôd phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả,…
+ Gần gũi với thiên nhiên.
+ Rất đẹp. 
* Yêu mến và bảo vệ cảnh đẹp đó.
- HS trả lời.
+ Cảnh đồi núi, suối, nương rẫy,…
+ Phong cảnh rất đẹp. HS tả lại theo cảm nhận riêng.
+ Ở biển,…phong cảnh rất đẹp: Có thuyền, bãi cát, bãi tắm, khách sạn,… 
+ Cảnh đồng bằng: Có cánh đồng bát ngát, cây đa, mái đình,…
+ HS tả lại theo cảm nhận riêng.
+ Miền núi, hành thị,…
+ Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
+ Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý nhận biết: Có 2 cách vẽ tranh.
+ Vẽ ngoài trời. (sân trường, đường phố).
+ Vẽ bằng cách nhớ lại.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ.
- HS lắng nghe.
+ Nhớ các hình ảnh.
+ Chọn hình ảnh chính.
+ Sắp xếp bố cục.
+ tìm thêm hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Hs lắng nghe.
- HS quan sát nhận biết, rút kinh nghiệm.
- HS chọn cảnh để vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
- Vẽ hình ảnh chính, phụ.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* HS khuyết tật: Hiểu đề tài tranh phong cảnh.
- HS lắng nghe.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS chú ý lắng nghe.
 IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà quan sát con vật quen thuộc.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI.
I/ Mục đích yêu cầu. ( Theo Mát-Téc-Lích)
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK)
HSHN: tập đọc
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
3 hs tiếp nối nhau đọc bài "Trung thu độc lập" kết hợp nêu nội dung chính đoạn đọc.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - Hs nhắc lại. 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc màn 1: Trong công xưởng xanh.
Gv: Đọc mẫu.
Hs: 3 hs tiếp nối nhau đọc màn 1 (2 lượt).
Đoạn 1: Lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất.
Đoạn 2: Lời thoại của Tin-tin và Mi-tin với em bé thứ nhất, với em bé thứ hai.
Đoạn 3: Lời thoại của em bé thứ ba, thứ tư, thứ năm.
Gv: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs.
1 hs đọc chú giải - 2 hs đọc toàn mạn.
* Tìm hiểu màn 1.
Hs: Quan sát hình minh hoạ, giới thiệu từng nhân vật trong màn 1: Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé với cách nhận diện: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh xanh; em có 30 vị thuốc trường sinh; em mang trên tay thứ ánh sáng kỳ lạ; em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìmm vvật báu trên Mặt Trăng.
2 hs ngồi cùng bàn thảo luận để trả lời câu hỏi:
H: Câu chuyện diễn ra ở đâu? (Trong công xưởng xanh).
H: Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? (Đến vương quốc tương lai và chào những bạn nhỏ sắp ra đời).
H: Vì sao nơi đó lại có có tên là vương quốc tương lại? (Vì những bạn nhỏ hiện tại sống ở đây chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta, nên bạn nào cũng mơ ước được làm những điều kỳ lạ cho cuộc sống).
H: Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? (Vật làm cho con người hạnh phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kỳ lạ, một máy biết bay như chim, một máy biết dò tìm vật quý báu đang dấu trên mặt trăng).
H: Theo em sáng chế đó có ý nghĩa gì? (Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ).
H: Các phát minh đó thể hiện những ước mơ gì của con người? (Được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng).
* Đọc diễn cảm màn 1.
Gv: Tổ chức cho hs thi đọc phân vai (8 em đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé và người dẫn truyện).
Gv: Nhận xét, tìm ra nhóm đọc hay nhất.
* Luyện đọc màn 2: Trong khu vườn diệu kì.
Gv: Đọc mẫu màn 2 - 1 đến 2 hs đọc.
* Tìm hiểu màn 2.
Hs: Quan sát tranh minh hoạ chỉ ra từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh.
2 hs ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi:
H: Câu chuyện diễn ra ở đâu? (Trong một khu vườn kì diệu).
H: Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kỳ diệu có gì khác thường? (Chùm nho quả to đến nỗi mà Tin-tin tưởng đó là 1 chùm quả lê, quả to đến nỗi mà Mi-tin tưởng đó là quả dưa đỏ, quả dưa to đến nỗi mà Tin-tin tưởng đó là quả bí đỏ).
H: Em thích gì ở vương quốc tương lai? Vì sao?
H: Màn 2 cho em biết điều gì? (Giới thiệu những trái cây kì lạ ở vương quốc tương lai.
H: Nội dung của 2 đoạn kịch này là gì?
Đại ý: Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở vương quốc tương lai.
* Thi đọc diễn cảm nmàn 2.
Gv: Tổ chức cho hs đọc phân vai.
Gv: Nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà đọc thuộc lòng lời thoại trong bài.
TIẾT 2: TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG.
I/ Mục tiêu.
- Biết được tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
Làm được bài 1;2. HSKG làm thêm được các bài tập còn lại.
HSHN: cộng trừ các số có nhớ trong phạm vi 50
HSY: BT 1
II/ Đồ dùng dạy học.
Gv - Hs: SGK, VBT.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs lên bảng tính giá trị biểu thức a + b biết:
a. a = 18 và b = 27	b. a = 24 và b = 16.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - Hs nhắc lại. 
Hoạt động 1: Giớ thiệu tính chất giao hoán của phép cộng (10 phút).
Gv: Kẻ bảng - hs đọc bảng số.
Hs: Thực hiện tính giá trị biểu thức a + b và b + a (3 hs lên bảng làm - Lớp làm vở nháp).
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
Hs: So sánh giá trị biểu thức a +b và b + a của mỗi cột trên bảng.
- Giá trị hai biểu thức bằng nhau.
Gv: Ta có thể viết: a + b = b + a.
H: Em có nhận xét gì về số hạng trong hai tổng a + b và b + a? (Mỗi tổng đều có các số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau).
H: Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào? (Khi đổi vị trí các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng không thay đổi).
Hs: Đọc kết luận SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập. (20 phút)
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu: Viết số thích hợp .
Hs: Thảo luận theo nhóm đôi để làm vào vở.
Đại diện các nhóm nêu kết quả.
Hs - Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 2/SGK: Gọi hs nêu yêu cầu: 
Gọi hs lên bảng làm - Lớp làm vào VBT .
Hs: Nhận xét bài làm của bạn.
Gv: Thu một số vở chấm điểm - Nhận xét.
Bài 3: Hs đọc đề bài.
Hs: Thảo luận theo nhóm đôi để làm bài vào vở.
Gọi 1 số hs nêu kết quả.Hs - Gv nhận xét.
Bài 4: HSKG làm thêm.
3/Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì giá trị của tổng như thế nào?
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về làm các bài tập SGK trang 43.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN.
I/ Mục đích yêu cầu.
Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
HSHN: tập đọc
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ truyện "Ba lưỡi rìu", truyện "Vào nghề" trang 73 SGK
Phiếu ghi nội dung từng đoạn để trống, mỗi phần ghi 1 đoạn.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
1 - 2 hs kể lại truyện "Ba lưỡi rìu".Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Sử dụng tranh minh hoạ giới thiệu, ghi đề.
b) Hướng dẫn làm bài tập: 30 phút.
Bài 1: 3 hs đọc cốt truyện.
Hs: Đọc thẩm thảo luận theo nhóm đôi, tiếp nối nhau trả lời câu

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 7.doc
Giáo án liên quan