Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010

I.MỤC TIÊU:

 1.Đọc thành tiếng.

 -Đọc đúng: man mác, soi sáng, vằng vặc, đổ xuống, cao thẳm,

 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

2.Đọc – Hiểu.

 -Từ ngữ : Tết trung thu độc lập, trại, nông trường, trăng ngàn.

 -Nội dung:Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh họa của bài

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi HS lên bảng đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi :

 + Em thích chi tiết nào trong bài nhất ? Vì sao?

 + Nêu nội dung chính của bài ?

-GV nhận xét cho điểm.

2.Dạy – học bài mới.

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 1:
-GV yêu cầu HS đọc đề:Nêu kết quả tính:
-HS thực hiện nêu kết quả.
+Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 847 ?...+Vì 468 + 379 = 847
-GV nhận xét sửa sai.
*Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
-GV ghi lên bảng :
48 + 12 = 12 + …
+Em viết gì vào chổ trống trên ? Vì sao ?
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài vào vở.
-Gọi HS đọc bài làm,GV nhận xét sửa sai.
 *Bài tập 3:( hs khá giỏi làm thêm)
Yêu cầu HS:
-Xác định yêu cầu của bài tập:Điền >, <, =?
-Nêu cách thực hiện theo thứ tự.
-Thực hiện vào vở.
GV chấm chữa bài- nhận xét.
 3. Củng cố – Dặn dò:
-H/S nhắc lại t/c giao hoán của p/ cộng .
-GV nhận xét tiết học, dặn dò HS làm lại các bài tập hoặc hoàn thành đối với những em thực hiện chưa xong.
...................................................
 HÁT NHẠC:
 ÔN TẬP HAI BÀI HÁT ĐÃ HỌC
 (GV bộ môn giảng dạy)
.........................................................
 TẬP LÀM VĂN:
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU
 -Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện " Vào nghề"gòm nhiều đoạn( đã cho sẵn cốt truyện).
 -Sử dụng tiếng Việt hay lời văn sáng tạo, sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và tranh truyện Vào nghề.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS lên bảng kể truyện Ba lưỡi rìu.
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới .
 a.Giới thiệu bài.
-Treo tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 -Bức tranh vẽ cảnh một em bé dọn vệ sinh chuồng ngựa đang chuyện trò âu yếm chú ngựa trước sự chứng kiến của ông giám đốc rạp xiếc.
-Gv giảng:
b.Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Gọi HS đọc cốt truyện. 
-Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn.(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
-GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
-Gọi H đọc lại các sự việc.
Đáp án:1.Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
 2.Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
	 3.Va-li-a giữ được chuồng ngựa sạch sẽ.
 4.Sau này, va-li-a trở thành một diễn viên xiếc giỏi như em hằng mong ước
*Bài tập 2.
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chình của truyện.
-Phát phiếu cho HS thực hiện theo nhóm.
-Đại diện các nhóm đọc bài làm của nhóm mình.
-GV nhận xét sửa sai.
VD:Với đoạn 3:
-Mở đầu:thế là từ đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
-Diễn biến: Theo SGK
-Kết thúc:Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
3.Củng cố – Dặn dò.
-Gv hệ thống bài học.
-GV nhận xét tuyên dương.
-Về nhà xem lại bài, làm cho hoàn chỉnh và xem trước bài tiết sau.
....................................................
 KỂ CHUYỆN:
 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.MỤC TIÊU:
 -Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa Sgk ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện " Lời ước dưới trăng"
 -Hiểu được ý nghĩa nội dung của câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.. 
 -Biết đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh họa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC .
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện về lòng tự trọng.
-Hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.Dạy học bài mới.
 *Giới thiệu bài :
 a) GV kể chuyện.
-Y/C H quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung chuyện là gì?
-GV kể toàn bộ truyện lần 1. 
-GV kể lần 2, kể kết hợp chỉ tranh.
b) Hướng dẫn kể chuyện.
* GV cho HS thực hiện kể theo nhóm.
-Gv chia nhóm, mỗi nhóm kể về nội dung 1bức tranh, sau đó kể toàn bộ.
-Gv giúp các nhóm gặp khó khăn bằng những câu hỏi gợi ý.
* GV cho HS kể trước lớp.
-GV nhận xét .
c) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.
-Gọi HS đọc phần yêu cầu và nội dung.
-Cho H trả lời các câu hỏi SGK.
+Em hãy miêu tả đêm trăng rằm trong
 câu chuyện ?
-Gv khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người.
 -GV nhận xét .
*Bảo vệ môi trường: Trong cuộc sống chúng ta biết được giá trị của vẻ đẹp thiên nhiên mang lại cho cuộc sống con người cho nên ta phải biết bảo vệ môi trường.
3.Củng cố - Dặn dò:
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và chia sẻ những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện 
 -------- cc õ dd --------
 Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
 TOÁN:
 BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
 I. MỤC TIÊU 
 -Giúp HS: Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
 -Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Ghi sẳn đề bài toán.
 -Kẽ bảng viết số như SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ. 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.
 -GV yêu cầu HS đọc ví dụ của đề toán.
+Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu cá ta làm thế nào ?
	+Ta thực hiện phép tính cộng số cá của ba bạn với nhau.
-Gv treo bảng và hỏi H.
+Nếu -An câu được 2 con cá 
 -Bình câu được 3 con cá
 -Cường câu được 4 con cá
 Cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
-GV thực hiện ghi lên bảng.
+Số cá của An : 2, 5, 1,… 
+Số cá của Bình : 3, 1, 0,.. .
+Số cá của Cường : 4, 0, 2,…
+Số cá của ba người : 2 + 3 + 4
 5 + 1 + 0
 1 + 0 + 2
+Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
	+a + b + c.
-GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
 c.Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
 - Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
	+ Thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
- Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
-GV làm tương tự với các t/ hợp còn lại.
-Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?
	-Ta thay các chữ bằng số rồi thực hiện.
-Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
	-Tính được một giá trị của biểu thức a+b+c.
3.Luyện tập:
 *Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?-Tính g/ trị của biểu thức a + b + c.
-H làm vào vở nháp -2H lên bảng thực hiện.
 -GV nhận xét và chữa bài:
 *Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
 -GV nhận xét và chữa bài:
+Mọi số nhân với 0 đều bằng bao nhiêu ?-Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.
+Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ?
	-Tính được giá trị số của biểu thức a x b x c.
 *Bài 3.( Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm )
-Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
-Cho H chỉ làm phần a,b của bài.
-GV nhận xét sửa sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
+Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?
-GV tổng kết giờ học
-Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
.......................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
-Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt nam trong BT1, viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
-Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Phiếu in sẳn bài ca dao.
-Bản đồ địa lí Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1/ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ? Cho ví dụ ?
2/ Viết tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết.
- GV nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
-Gọi 1HS đọc phần giải nghĩa từ Long Thành:thành Thăng Long, nay là Hà Nội.
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm .
-Nhóm nào hoàn thành xong treo lên bảng.-GV cho HS đọc bài làm của nhóm
-Cho HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+Bài ca dao cho em biết điều gì ?
	+Bài ca dao cho em biết tên 36 những phố cổ của Hà Nội.
*Bài 2.
-Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV treo bản đồ địa lí Việt Nam.
-GV cho mỗi lần 2 HS lên thực hiện đố – tìm tên các tỉnh, thành phố có ở trên bản đồ.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét sửa sai.
-GV tiếp tục cho HS thực hiện làm bài tập dưới dạng trò chơi tiếp sức.
*Em hãy nhớ lại và ghi tên các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết.
-GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi sau đó cho HS thực hiện trong thời gian 5 phút.
-GV nhận xét sửa sai và phân thắng – bại.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV cho HS nêu lại quy tắc cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà xem trước bài cách viết tên người, tên dịa lí nước ngoài.
.................................................
 LỊCH SỬ:
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938. 
 -Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
 -Trường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
 -Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh minh họa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
1.Kiểm tra bài cũ 
-HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
+ Nêu nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mơí :
*Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu dựa vào tranh.
 *Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
A.Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
-GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk.
+Ngô Quyền là người ở đâu ?+Ở Đường Lâm, Hà Tây.
+Ông là người như thế nào ?-Ngô Quyền là người có tài yêu nước .
+Ông là con rể của ai ?
	+Của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp nhân dân đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
-GV nhận xét bổ sung.
*Hoạt động 

File đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc