Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2013
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc, thế kỷ.
- GD ý thức học tập tốt
II. Thiết bị dạy - học
-GV: Bảng phụ, Phiếu HT
-HS : SGK
II. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức:
lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn đã nêu như: nội dung, cách kể, khả năng hiểu, .. - Bình chọn bạn kể hay nhất. 4.Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS chăm chú nghe giảng và có nhận xét chính xác. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Khoa học Tiết 10: ăn nhiều rau và quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I. Mục tiêu: - HS có thể giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của sản phẩm sạch và an toàn. - Kể ra được các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. -HS có kĩ năng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. II. Thiết bị dạy học : -GV : Hình trang 22, 23 SGK; sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 -HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : 2. Bài cũ: - Tại sao chúng ta không nên ăn mặn ? -Tại sao chúng ta nên sử dụng muối i- ốt? HS: Vì ăn mặn dễ mắc bệnh tim ,huyết áp. - Vì: nếu thiếu i – ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bài . a. HĐ1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau và quả chín. * Bước 1: HS: Xem sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối để xem mức ăn như thế nào là hợp lý. + Bước 2: GV điều khiển cả lớp trả lời các câu hỏi: - Kể tên 1 số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày ? HS: Kể tên - Nêu ích lợi của việc ăn rau quả ? - Cung cấp đủ các chất vi – ta – min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. b. HĐ2: Xác định tiêu chuẩn sản, thực phẩm sạch và an toàn: * Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK và trả lời: HS: Mở SGK đọc và trả lời câu 1. - Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? * Bước 2: Yêu cầu HS trình bày kết quả. c. HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: * Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS: Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. + Nhóm 1: Thảo luận về cách chọn thức ăn tươi sạch; cách nhận ra thức ăn ôi, héo.. + Nhóm 2: Thảo luận về cách chọn đồ hộp và thức ăn được đóng gói. + Nhóm 3: Thảo luận về sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và sự cần thiết phải nấu chín thức ăn. + Bước 2: Làm việc cả lớp. HS: Đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét chung. 4. Hoạt động nối tiếp - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, xem trước bài sau. Địa lý Tiết 5: trung du bắc bộ I. Mục tiêu: - HS biết mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. - Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. - Nêu được quy trình chế biến chè. - Dựa vào tranh ảnh, số liệu để tìm kiến thức. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. II. Thiết bị dạy học: -GV:Bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ. -HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : 2. Bài cũ: -Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Trong đó nghề nào là nghề chính? HS: nghề nông, nghề thủ công, nghề khai thác khoáng sản. - Trong đó nghề nông là nghề chính. 3. Bài mới: * Giới thiệu - ghi đầu bài: a. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: * HĐ1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: HS: Đọc mục I SGK, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ để trả lời câu hỏi: - Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng ? HS: là vùng đồi. -Các đồi ở đây như thế nào ? HS: đỉnh tròn, sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp. - Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du ? HS: Nó mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi. - GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ HS: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. b. Chè và cây ăn quả ở trung du: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận. HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK, HS thảo luận theo các câu hỏi: - Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? HS: Đại diện các nhóm lên trả lời. GV và HS khác bổ sung, sửa chữa. - H1, 2 cho biết những cây nào trồng ở Thái Nguyên, Bắc Giang ? - Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ ? - Em biết gì về chè Thái Nguyên ? -Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng giống cây gì ? - QS H3 và nêu quy trình chế biến chè ? c. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: * HĐ3: Làm việc cả lớp. HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Vì sao vùng trung du lại có những nơi đất trống đồi trọc ? - Vì rừng bị khai thác cạn kiệt. - Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì ? 4. Hoạt động nối tiếp: - Liên hệ với thực tế giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : 23/9/2013 Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2013 Toán Tiết 23 : Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. - Giải bài toán về tìm số trung bình cộng. - Rèn kĩ năng giải toán chính xác. - GD ý thức học tập tốt . II. Thiết bị dạy học : GV : Bảng phụ, phiếu ht HS : SGK III .Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2. Bài cũ: Nêu cách tìm số trung binh cộng của nhiều số ? - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét 3. Bài mới: * Giới thiệu - ghi tên bài: * Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách tìm số trung bình cộng của 3 số. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở: a) Số trung bình cộng của 96; 121 và 143 là: (96 + 121 + 143) : 3 = 120 b) Số trung bình cộng của 35; 12; 24; 21; 36 là: (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27 * Bài 2: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm. * Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. * Bài 4: - HS đọc bài - Bài toán hỏi gì? - Bài toán cho biết gì? HS: Suy nghĩ trả lời và tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. * Bài 5: HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm. - 1 HS lên bảng giải. - GV có thể hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ: 12 9 9 ? Bài giải: a) Tổng của 2 số là: 9 x 2 = 18 Số cần tìm là: 18 - 12 = 6 Đáp số: 6 b) Làm tương tự như phần a. - GV chấm bài cho HS. 4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài Tập đọc Tiết 37: Gà trống và cáo I. Mục tiêu: + Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi, đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện tâm trạng và tính cách của các nhân vật. + Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống. - Hiểu nội dung bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. + Học thuộc lòng bài thơ. II. Thiết bị dạy - học -GV: Tranh minh họa bài thơ. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: - GV gọi: - Nhận xét, cho điểm. HS: 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “Những hạt thóc giống” và trả lời câu hỏi 3. Bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài: a. Luyện đọc: - GV theo dõi, uốn nắn kết hợp giải nghĩa từ khó. HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ (2 -3 lượt). HS: Đọc theo cặp. 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: * Đọc thầm đoạn 1 - Đọc thầm và cho biết Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? - Gà Trống đứng vắt vẻo trên cành cao, Cáo đứng dưới gốc cây. - Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? - Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: Từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. - Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? - Đó là tin bịa nhằm dụ Gà xuống đất, ăn thịt. * Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: - Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo? - Gà biết sau những lời nói ngọt ngào ấy là ý định xấu xa của Cáo: Muốn ăn thịt Gà. - Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? - Cáo rất sợ chó săn cho nên Gà tung tin đó để làm cho Cáo phải khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian. * Đọc đoạn còn lại - Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói? - Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay quắp đuôi co cẳng bỏ chạy. - Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? - Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại. - Theo em, Gà Trống thông minh ở điểm nào? - Gà giả bộ tin lời Cáo, sau đó báo cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến . - Đọc câu 4 cho HS suy nghĩ lựa chọn ý đúng. * Nêu nội dung bài - Chọn ý 3 “Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào”. - Nêu nội dung c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: HS: 3 em nối tiếp nhau đọc bài. - GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2. HS: Đọc diễn cảm theo cặp - Đọc nhẩm thuộc lòng. - Cả lớp thi đọc. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nêu nội dung bài . Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài ,đọc trước bài giờ sau học. Lịch sử Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc I. Mục tiêu: - HS biết từ năm 179 TCN đến năm 938 nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. - Kể lại 1 số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II. Thiết bị dạy - học: GV : Phiếu học tập của HS. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: 2. Bài cũ: - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài a. HĐ 1 : Làm việc cá nhân - GV đưa ra bảng để trống chưa điền nội HS: Trả lời. dung so sánh tình hình nước ta trước và HS: Điền nội dung vào các ô trống như bảng sau khi bị các triều đại phong kiến trong SGV. phương Bắc đô hộ (SGV). - Báo cáo kết quả làm việc trước lớp. - GV giải thích các khái niệm: chủ quyền, văn hoá. b . HĐ2: Làm việc cá nhân. - GV đưa ra bảng thống kê có ghi thời gian các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống. HS: Điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột đó. - Gọi 1 và HS báo cáo kết quả. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 542 Khởi nghĩa Lý Bí Năm 550 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm 931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm 938 Khởi nghĩa chiến thắng Bạch Đằng - GV nhận xét, bổ sung. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. -Về nhà học bài, đọc trước bài giờ sa
File đính kèm:
- Tuan 5-H.doc