Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2010

I/ MỤC ĐÍCH (truyện tranh dân gian Khmer)

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.

* KNS: tự nhận thức về bản thân.

HSHN : tập đọc

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV- HS: SGK, VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài:"Tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi sau:

H1: Những hình ảnh nào của tre ca ngợi tính chất tốt đẹp của con người Việt Nam?

H2: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai ?

2/ Dạy - học bài mới.

a) Giới thiệu bài : 1 phút.

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gợi ý thảo luận:
+ Tranh vẽ đề tài gì? (Phong cảnh).
+ Trong tranh có những hình ảnh nào? (Người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi,…).
+ Các hình ảnh được sắp xếpnhư thế nào? (Cân đối, rõ trọng tâm).
+ Màu sắc trong tranh như thế nào? Có những màu gì? (màu tươi sáng, nhẹ nhàng. Có màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh, màu đỏ của mái ngói, màu xanh lam của dãy núi,…).
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì? (Phong cảnh). (Phong cảnh).
+ Trong tranh còn có những hình ảnh nào nữa? (Các cô gái ở bên ao làng).
- GV chỉ dẫn để HS để HS quan sát, tìm hiểu về đường nét của bức tranh (đơn giản, sinh động,phù hợp với từng hình ảnh như: Dãy núi, dáng người, cây cối,…và có sự thay đổi dài ngắn khác nhau của nét để tạo hình).
- GV tóm tắt:
+ Tranh khắc gỗ phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây), nơi có thắng cảnh chùa Thầy nổi tiếng. Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sainh động,..mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn.
+ ở bức tranh phong cảnh Sài Sơn, hoạ sĩ đã thể hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam qua những hình ảnh rất gần gũi, thân thuộc
b. Tranh phong cảnh Phố Cổ: Tranh sơn dầu vủa hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920- 1988):
- Trước khi hướng dẫn HS xem tranh, GV cung cấp một vài tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái để các em mở rộng hiểu biết.
+ Họa sĩ quê ở Quốc Oai, hà Tây.
+ Ông say mê vẽ về Phố cổ Hà Nội và rấy thành công ở đề tài này.
+ Hoạ sĩ có cách nhìn, cách cảm nhận và cách thể hiện rất riêng về Phố cổ Hà Nội.
+ Ông được Nhà nước tặng giải thửng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật năm 1996.
- GV chia lớp theo nhóm học tập để thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Yêu cầu HS xem tranh ở tr.14 SGK và nêu câu hỏi gợi ý, thảo luận:
+ Bức tranh vẽ những hình ảnh gì? (Đường phố và những ngôi nhà).
+ Dáng vẻ của các ngôi nhà? (Nhấp nhô, rêu phong, cổ kính).
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào? (Trầm ấm, giản dị).
- GV bổ sung: Bức tranh được vẽ với những màu ghi (xám), nâu trầm, vàng nhẹ, đã thể hiện được hình ảnh một góc phố cổ với những bức tường nhà rêu phong, cổ kính với những mái ngói qua thời gian đã chuyển thành màu nâu sẫm, với những ô cửa sổ xanh đã bac màu,…Các hình ảnh này của bức tranh đã gợi lại cho ta thấy thật rõ nét vẻ đẹp của một góc phố cổ. Với cách vẽ khoẻ khoắn, khoáng đạt đã diễn tả được dáng vẻ những ngôi nhà cổ đã có hàng trăm năm tuổi. Những hình ảnh khác như những người phụ nữ, em bé gợi cho ta cảm nhận được cuộc sống bình yên đang diễn ra trong lòng Phố cổ.
c. Tranh Cầu Thê Húc: Tranh màu bột của Tạ Kim Chi HS tiểu học:
- GV cho HS xem tranh, ảnh tư liệu đã chuẩn bị về Hồ Gươm…đẻ các em hình dung được vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Gươm.
- Chia lớp thành nhóm và yêu cầu HS xem tranh, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bức tranh.
+ Mô tả các hình ảnh có trong tranh? (Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá.
+ Em có nhận xét gì về màu sắc bức tranh? (Tươi sáng, rực rỡ,…).
+ Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì? (Màu bột).
+ Hình ảnh của bức tranh được thể hiện như thế nào? (Ngỗ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng).
- GV bổ sung: cầu Thê Húc là một bức tranh đẹp của thiếu nhi về phng cảnh Hà Nội. Với đường nét chắc khoẻ, hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, rực rỡ, bức tranh đã thể hiện được những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội. Đó Là: Cổng đền Ngọc sơn. cầu Thê Húc cong cong, cây phượng nở hoa đỏ thắm rũ bóng xuống mặt hồ, các em nhỏ trên cầu đang ngắm đàn cá bơi tung tăng dưới Hồ hoàn Kiếm.
* Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
* Đối với HS khuyết tật: GV hướng dẫn: Nhận biết được tranh phong cảnh.
- GV kết luận: Phong cảnh thường gắn với môi trường Xanh- Sạch- đẹp. Không chỉ giúp cho con người có sức khoẻ tốt mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Yêu quý vẻ đẹp củ phong cảnh, các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương mình.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: (2')
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen những HS có tinh thần học tập, nhắc nhở HS chưa chú ý vào bài học.
IV. DẶN DÒ: (1')
- Sưu tầm quả dạng hình cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO.
 (LA PHÔNG - TEN)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm .
- Hiểu ý nghĩa : Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh, như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv - Hs: SGK,Vở BT (Gv: Tranh minh hoạ bài).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 2 hs lên bảng đọc nối tiếp bài "Những hạt thọc giống" và trả lời câu hỏi:
H1: Nhà vua đã lamg như thế nào để truyền ngôi?
H2: Hành động của chú bé Chôm có gì khác với mọi người?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV ghi tên bài lên bảng, gọi 2 em HS nhắc lại đề.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
1 HS đọc toàn bài - lớp đọc thầm.
Gv: Hướng dẫn cách chia đoạn (4 đoạn)
- Đoạn 1: 10 dòng thơ đầu.
- Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo.
- Đoạn 3: 4 dòng cuối. 
Hs nối tiếp đọc từng đoạn của bài thơ (2 - 3 lượt).
Gv: Theo dõi nhận xét sửa sai đồng thời giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài. Đồng thời hướng dẫn hs ngắt nhịp thơ đúng tự nhiên.
Hs: Luyện đọc theo cặp.
Hs: 2 em đọc toàn bài.
Gv: đọc mẫu toàn bài 1 lần.
* Tìm hiểu bài.
1 hs đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Gà trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? (Gà Trống đứng vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây).
H: Cáo đã làm gì để dụ gà xuống đất? (Cáo đon đả mời Gà xuống đát để báo tin tức mới: Từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân).
H: Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? (Đó là tin báo bịa ra nhằm dụ Gà xuống đất, ăn thịt).
H: Đoạn 1 nói lên điều gì? (Cáo bịa đặt tin dụ Gà xuống để đất ăn thịt).
1 hs đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Vì sao Gà không nghe lời Cáo? (Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: Muốn ăn thịt Gà).
H: Gà tung tin có cặp chó săn đến để làm gì? (Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian).
H: Đoạn 2 nói lên điều gì? (Gà đã lừa cáo có chó săn và Cáo đã lộ mưu gian).
1 hs đọc đoạn còn lại - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Thái độ cảu Cáo như thế nào khi nghe lời của Gà? (Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, co cẳng bỏ chạy).
H: Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? (Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn mình lừa lại phải phát khiếp).
H: Theo em, Gà thông minh ở điểm nào? (Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời của Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết có chó săn cũng chạy đến để loan báo tin vui, làm cho Cáo khiếp sợ quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy).
H: Đoạn 3 nói lên điều gì? (Thái độ của Cáo và của Gà).
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
H: Đại ý của bài nói lên điều gì?
Đại ý: Khuyên con người hãy cảnh giác và thônh minh như Gà Trống, chớ tin lời mê hoặc ngon ngọt của những kẻ xấu xa như Cáo.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
Gv: Hướng dẫn hs tìm giọng đọc đúng và diễn cảm bài thơ.
Gv: Hướng dẫn hs đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai.
Hs đọc thuộc lòng bài thơ - Lớp thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: Qua bài thơ em học được những đức tính gì?
Gv liên hệ giáo dục: Không nên vội tin những lời ngon ngọt của kẻ xấu.
Hướng dẫn các em về nhà học bài và chuẩn bị bài "Tre Việt Nam".
 TIẾT 2: TOÁN
LUYỆN TẬP.
 I/ MỤC TIÊU. 
- Giúp HS tính được trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
 - BTcần làm được BT1(cột1);Bài 2(a,c);Bài 3(a).
- Hs khá, giỏi làm được bài tập 4, 5 SGK.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
GV & HS : SGK 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài tập 1SGK/27 
 (42 + 52 ) : 2 = 47;	(36 + 42 +57 ) :3 = 45.
Gv: Nhận xét - ghi điểm. 
2/ Dạy bài mới. 
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV nêu và ghi tên bài lên bảng, 2 em nhắc lại đề.
b) Thực hành: 30 phút.
Bài 1: Hs nêu yêu cầu. 
Hs: Thực hiện theo nhóm 2
Đại diện nhóm lên bảng - GV nhận xét sửa sai.
(76+16 ) : 2 = 46 ; (21 + 30 + 45 ) : 3= 32
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập 
HS nêu cách giải.
1HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.Gv: Nhận xét - Ghi điểm. 
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu bài toán - Gv hướng dẫn.
Hs: Làm việc cá nhân, 1 em lên bảng - lớp làm vào vở.
Gv cùng lớp nhận xét bài làm trên bảng.HS làm xong GV chấm bài và nhận xét. 
Bài 4: HSKG làm thêm - Gv hướng dẫn.HS làm vào vở.GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút
H : Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào?
Gv: Hướng dẫn các em về nhà làm bài ở SGK/28 chuẩn bị bài "Biểu đồ".
Gv: Nhận xét giờ học.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ (KT VIẾT).
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Viết được một lá thư thăm hỏi chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: bảng phụ SGK.Hs: SGK, VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Giới thiệu mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra: 1 phút.
GV nêu và ghi tên bài lên bảng, yêu cầu 2 em nhắc lại đề.
2/ Hướng dẫn tìm hiểu đề bài: 5 phút.
GV treo phần ghi nhớ lên bảng, yêu cầu 2 - 3 em nhắc lại.
Gv: Hỏi hs về việc chuẩn bị cho giờ kiểm tra.
Gv: Đọc và viết đề kiểm tra lên bảng 2 - 3 hs nhắc lại đề.
Gv: Nhắc hs chú ý:
- Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
- Viết xong thư, cho vào phong bì và viết ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ người nhận.
Một vài hs nói đề bài và đối tượng em chọn để viết.
3/ Thực hành: 30 phút.
HS tiến hành viết thư vào vở bài tập .
GV theo dõi nhắc nhở cách trình bày lá thư.
HS viết xo

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 5.doc
Giáo án liên quan