Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2014

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.CHUẨN BỊ:

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn và thường xuyên thay đổi món?
§ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
- Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17 / SGK.
 HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. 12’
Bước 1: Làm việc cá nhân: 
+ Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn.
* Bước 2: Làm việc theo cặp: 
- GV yêu cầu hai HS thay phiên đặt câu hỏi và trả lời.
* Bước 3: Làm việc cả lớp: 
+ GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố vui.
* Lưu ý: HS có thể đố ngược lại: Ví dụ người được đố đưa ra tên một loại thức ăn và yêu cầu người trả lời nói xem thức ăn đó cần được ăn như thế nào.
KL: Các thức ăn chứa nhiều chất đường bột , vi- ta- min, khoáng và chất xơ cần ăn nay đủ….
HĐ3: Trò chơi đi chợ: 10’
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- GV cho HS thi kể hoặc vẽ, viết các thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
(HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn,đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa)
Bước 3: Gv và HS nhận xễtm sự lựa của ai phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.
- Nhận xét, khen.
4..Củng cố- dặn dò: 3’
- Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- GV củng cố ND bài học
- Chuẩn bị bài: “ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật”.Nhận xét tiết học.
+ Là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng….
- HS đọc bài học.
1. Tại sao phải ăn phối hợp nhiều thức ăn?
+ HS thảo luận nhóm.
+ Thịt, hay cá,…
- Em cảm thấy chán, không muốn ăn, không thể ăn được.
- Không có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dường cả.
- Sẽ không đủ chất, cơ thể không hoạt động bình thường được…
- Giúp cơ thể nay đủ chất dinh dưỡng…
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc bài học.
2.Tìm hiểu tháp dinh dưỡng
- HS nghiên cứu “ Tháp dinh dưỡng …”
Ví dụ: 
+ Bạn hãy nói tên nhóm thức ăn? ( Cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế)
VD: 
HS1: Hãy kể tên các thức ăn cần ăn đủ?( HS 1 chỉ định HS 2)
HS2: Tả lời câu hỏi của HS1, nếu trả lời đúng sẽ được nêu câu hỏi và chỉ định bạn khác trả lời. Trường hợp sai hoặc chưa đủ bạn cùng cặp bổ sung.
- HS tham gia chơi như đã hướng dẫn 
- HS nhận xét.
- HS đọc bài học
Chiều
KHOA HỌC (Tiết 8)
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. CHUẨN BỊ: 
- Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Pho- to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế?
- GV nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’ 
- Những ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm cũng những thắc mắc của bài học hôm nay “Tai sao phải phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. 15’
- GV tiến hành trò chơi theo các bước: 
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. (Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
- Khen đội thắng cuộc.
- GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng. Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.15’
 § Bước 1: Thảo luận cả lớp: 
- GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi và chỉ ra các món ăn nào chứa nhiều đạm ĐV vừa chứa đạmTV.
 § Bước 2: Làm việc với phiếu học tập.
- Chia nhóm HS.
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
§ Bước 3: Thảo luận cả lớp: 
 GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. 
Nhận xét và khen nhóm có ý kiến đúng.
GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
- GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá….
 4.Củng cố- dặn dò: 3’
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i- ốt trên báo hoặc tạp chí.
- Chuẩn bị bài: “Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”.Nhận xét tiết học.
- HS hát
+ Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể … 
+ Nhóm cần ăn đủ: lương thực, rau, quả chín; nhóm ăn vừa phải: thịt cá,thuỷ sản và đậu phụ; …
+ HS chơi trò chơi theo 2 đội
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- HS nhắc lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo.
- HS hoạt động.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, …
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a- xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
+ Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
Luyện viết
Bài 7+8
I.Mục đích yêu cầu
-Học sinh viết bài Hoa cúc vàng
- ôn luyện viết chữ nghiêng
II. Đồ đùng dạy học
-Vở TH Luyện viết 4
-Bảng phụ, mẫu chữ .
III. Các hoạt động dạy học
(GV hướng dẫn HS cách viết bài Hoa cúc vàng, sau đó cho HS thực hành, GV uốn nắn )
KĨ THUẬT (Tiết 4)
KHÂU THƯỜNG
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: 
Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm.
II.CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
+ Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
+ Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
+ Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Bài mới: 
 a)Giới thiệu bài: 1’ Khâu thường.
 b.Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.5’
- GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới và khâu luôn.- GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường: 
+ Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- Vậy thế nào là khâu thường?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.12’
- GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
- Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải, kim, cách lên xuống kim.
- Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim.
- GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý: 
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
+ Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
+ Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường: 
- GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
- Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
- GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách: 
+ Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu.
+ Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải được đường dấu.Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
- Hỏi: Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo?
- GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
- GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì?
- GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
- GV lưu ý: 
+ Khâu từ phải sang trái.
+ Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng.
+ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu.Không dứt hoặc dùng răng cắn chỉ.
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li.
 4.Củng cốt- dặn dò: 3’
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
- Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát sản phẩm.
- HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
- HS đọc phần 1 ghi nhớ.
- HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện thao tác.
- HS quan sát hình 4
- HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời.
- HS theo dõi.
- HS quan sát Hình 6a, b,c và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- HS thực hành.
Thể dục
BAØI 7: - ÑI ÑEÀU VOØNG PHAÛI, VOØNG TRAÙI, ÑÖÙNG LAÏI 
 -

File đính kèm:

  • docxtuan 4 lop 4 nam 2014 2015.docx
Giáo án liên quan