Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2014

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.

 * Giáo dục kĩ năng sống:

 - Xác định giá trị:Nhận biết được sự chính trực, ngay thẳng cần thiết như thế nào đối với mỗi con người.

 - Tự nhận thức về bản thân: Biết đánh giá đúng về bản thân để có những việc làm đúng.

 - Tư duy phê phán.

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	b. Nội dung:
 Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm:
- GV chia lớp làm 2 đội.
- Giao nhiệm vụ.
- Phổ biến luật chơi.
- Thời gian chơi: 8 – 10 phút.
- Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm, ghi vào giấy sau đó lên dán trên bảng xem đội nào kể đúng và kể được nhiều thì đội đó thắng.
VD: gà rán, cá kho, đậu kho thịt, mực xào, canh tôm nấu bóng và đậu Hà Lan, muối vừng, lạc, canh cua, …
3. Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
* Mục tiêu: 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận cả lớp.
HS: Cả lớp đọc SGK và danh mục qua phần trò chơi.
+ Bước 2: Làm việc với phiếu học tập.
HS: Đọc phiếu học tập in trong SGK để trả lời câu hỏi.
? Tại sao không chỉ nên ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật
HS: Suy nghĩ trả lời.
? Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá
HS: Cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý, chất béo của cá không gây bệnh xơ vữa động mạch.
- GV kết luận và gọi HS đọc mục “bạn cần biết” trang 19 SGK.
HS: Đọc mục “bạn cần biết”.
Cả lớp đọc thầm theo dõi.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
TRE VIỆT NAM
 (Nguyễn Duy)
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
2. Cảm và hiểu được ý nghĩa bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
3. Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa trong bài, băng giấy …
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	 Học sinh lên bảng đọc đọc bài “Một người chính trực” và trả lời câu hỏi.
 ? Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
3. Bài mới: 	 a. Giới thiệu bài:
	b. Nội dung:
 a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và kết hợp giải nghĩa các từ khó.
HS: Đọc nối tiếp nhau theo đoạn 2 – 3 lần.
HS: - Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
 b. Tìm hiểu bài:
? Đọc thầm và tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam
HS: Tre xanh …………bờ tre xanh.
Tre có từ rất lâu, từ bao giờ không ai biết, tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa.
? Đọc thầm và tìm hình ảnh nào của Tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
HS: … cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
? Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù
HS: Ở đâu …………bạc màu
Rễ siêng …………..cần cù.
? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam
HS: Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: Lưng trần phơi nắng phơi sương …………….cho con.
GV: Tre có tính cách như người: biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ, thành, tạo nên sức mạnh sự bất diệt.
? Những hình ảnh nào của Tre tượng trưng cho tính ngay thẳng
HS: Tre già, thân gẫy, cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. Măng luôn luôn mọc thẳng. Nòi tre ………. cong. Búp măng non đã mang dáng vẻ thẳng tròn của tre.
GV: Tre được tả trong bài có tính cách như người: Ngay thẳng, bất khuất.
? Đọc lướt tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng mà em thích. Giải thích vì sao?
HS: Tự nêu.
? Đọc 4 câu thơ cuối và cho biết đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì
- Thể hiện sự kế thừa, kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già - măng mọc.
’ c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
- HS nối nhau đọc bài thơ.
- Đọc từng đoạn theo cặp
- 1 vài em thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng những câu thơ em thích.
4. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học, hỏi về ý nghĩa bài thơ.
Về nhà tập đọc và đọc trước bài sau.
Toán
YẾN – TẠ - TẤN 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến - tạ - tấn, mối quan hệ giữa yến - tạ - tấn và ki - lô - gam.
	- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ lớn –> bé).
	- Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn như SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	 Học sinh lên bảng chữa bài tập tiết trước.
3. Bài mới: 	 a. Giới thiệu bài:
	b. Nội dung:
 Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến - tạ - tấn:
a. Giới thiệu đơn vị yến - tạ - tấn:
- GV gọi HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
HS: ki - lô - gam, gam
- GV: Ngoài 2 đơn vị đã học, để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki - lô - gam, người ta còn dùng đơn vị yến.
- Viết bảng: 1 yến = 10 kg
HS: Cho HS đọc theo cả hai chiều:
1 yến = 10 kg; 10 kg = 1 yến.
? Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
HS: mua 20 kg gạo.
? Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
HS: là có 1 yến khoai.
b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn (tương tự trên)
* Lưu ý: GV có thể nêu thêm con voi nặng hai tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 6 yến.
HS: Nghe để bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này.
 Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm.
a) Con bò cân nặng 2 tạ.
b) Con gà cân nặng 2 kg.
c) Con voi cân nặng 2 tấn.
+ Bài 2: ( Chỉ làm 5 ý không làm cả bài)
GV có thể hướng dẫn HS làm chung 1 câu, VD như: 5 yến = … kg
Với bài: 5 yến 3 kg = … kg, GV hướng dẫn HS làm như sau:
5 yến 3 kg = 50 kg + 3 kg = 53 kg.
- Nêu lại mối quan hệ giữa yến và ki - lô - gam:
1 yến = 10 kg => 5 yến = 1 yến x 5
= 10 kg x 5
= 50 kg
Vậy 5 yến = 50 kg.
+ Bài 3: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm
18 yến + 26 yến = 44 yến
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn : 8 = 64 tấn
+ Bài 4:
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Thu vở chấm bài cho HS.
3 tấn = 30 tạ
Chuyến sau xe đó chở được số muối là:
30 + 3 = 33 (tạ)
Số muối 2 chuyến xe đó chở được là:
30 + 33 = 63 (tạ)
Đáp số: 63 tạ
4. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về nhà học bài và làm bài tập.
Toán*
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố về dãy số tự nhiên, viết số tự nhiên
	- Biết so sánh và sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự từ nhỏ tới lớn và từ lớn tới nhỏ.
	- Áp dụng làm bài nhanh, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	 - Viết 2 số tự nhiên, mỗi số gồm 4 chữ số, phân tích hàng và lớp. 
? Nêu số tự nhiên bé nhất? Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
3. Bài mới: 	 a. Giới thiệu bài:
	b. Nội dung:
Bài 1:
 Từ các số 3, 1, 7, viết tất cả các số có 3 chữ số, mỗi số có cả 3 chữ số đó và sắp xếp các số viết được theo thứ tự từ bé tới lớn.
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 2: Từ các chữ số 5,0,3, người ta có thể viết được các số có 3 chữ số. Trong các số đó số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
? Làm thế nào để viết được số bé nhất ? 
? Làm thế nào để viết được số lớn nhất ? 
Bài 3: 
Tìm số tự nhiên x, biết: x là số tròn chục x.
a) x
<
50
b) 33
<
x
<
77
- GV nhận xét chữa bài 
- Học sịnh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- Chữa bài 
Giải
137 ; 173 ; 317 ; 371 ; 713 ; 731
- Học sịnh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- Chữa bài
Giải
Số bé nhất: 305
	 Số lớn nhất: 530
- Học sịnh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- Chữa bài
Giải
a) Các số tròn chục bé hơn 50 là: 10, 20, 30, 40.
Vậy x là 10, 20, 30, 40
b) Các số tròn chục vừa lớn hơn 33 vừa bé hơn 77 là: 40, 50, 60, 70.
Vậy x là 40, 50, 60, 70.
Bài 3: Có bao nhiêu số :
a)Có một chữ số ? 
b)Có hai chữ số ? 
c)Có ba chữ số ?
- GV cho hs đếm các số từ 0 đến 9 để thấy có 10 có một chữ số, từ 0 đến 99 có 100 số , bớt đi 10 số có một chữ số thì còn lại 90 số có hai chữ số.
- GV giới thiệu cho hs công thức tính các số trong một dãy số cách đều là :
( số cuối – số đầu) : Khoảng cách giữa hai số liên tiếp + 1
+Số có một chữ số nhỏ nhất là số nào ?
+ Số có một chữ số lớn nhất là số nào?
+ Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là bao nhiêu?
+ Vậy có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp có một chữ số ?
Bài 2: Có bao nhiêu số chẵn:
a) Có hai chữ số ? 
b)Có ba chữ số ?
- GV chữa bài, nhận xét.
- Học sinh làm bài và chữa
Giải
a) Số có một chữ số nhỏ nhất là : 0
 Số có một chữ số lớn nhất là : 9
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có một chữ số là : 
(9 – 0) :1 + 1 = 10(số)
b) Số có hai chữ số nhỏ nhất là : 1 0
 Số có hai chữ số lớn nhất là : 99
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có hai chữ số là :
(99 – 10) :1 + 1 = 90 (số)
c) Số có ba chữ số nhỏ nhất là : 100
 Số có ba chữ số lớn nhất là : 999
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 1
 Vậy số các số tự nhiên liên tiếp có ba chữ số là : 
(999 – 100) :1 + 1 = 900(số)
- Học sinh đọc yêu cầu
- Tự làm bài và chữa
a) Số chẵn có hai chữ số nhỏ nhất là : 1 0
 Số chẵn có hai chữ số lớn nhất là : 98
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 2
 Vậy số các số chẵn có hai chữ số là :(98 – 10) :2 + 1 = 45 (số)
b) Số chẵn có ba chữ số nhỏ nhất là : 100
 Số chẵn có ba chữ số lớn nhất là : 998
 Khoảng cách giữa hai số tự nhiên liên tiếp là : 2
 Vậy số các số chẵn có hai chữ số là :
(998 – 100) :2 + 1 = 450 (số)
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, đọc trước bài giờ sau học.
Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2014
Kĩ thuật
 KHÂU THƯỜNG(TIẾT2)
I. Mục tiêu:
- HS biết khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Bước đầu làm quen với ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khău thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vật mẫu, vải, len, chỉ màu, kim
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 	 a. Giới thiệu bài:
	b. Nội dung:
 Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm có dường khâu ghép hai mép vải.
- GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép 2 mép v

File đính kèm:

  • docga lop 4 tuan 4 2 buoi chuan.doc
Giáo án liên quan