Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Thị Hồng Anh

3. Bài mới:

 Giới thiệu bài

 Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu học chủ

điểm mới: Vẻ đẹp muôn màu .

 Bài đọc mở đầu chủ điểm sẽ giới thiệu

với các em về cây sầu riêng – một loại trái cây rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành.

Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc

§ GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc

§ Yêu cầu HS đọc lại toàn bài

§ GV đọc diễn cảm cả bài

Giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm, béo cái béo, ngọt, kì lạ, thơm ngát, toả khắp vườn, tím ngắt, lủng lẳng, khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột, dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn, ngạt ngào, đam mê

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, dòng dõi, giòn giã, giỏi giang, toả rộng.
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
1 HS đọc bài +HS cả lớp đọc thầm đoạn văn cần viết
+ Đoạn văn miêu tả nét đặc sắc của hoa , quả sầu riêng.
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: trổ, tỏa khắp khu vườn,nhụy,lủng lẳng, cuối năm.
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS tự làm vào VBTû, cả lớp làm nháp
1 HS lên bảng làm
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
 Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đungđưa
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Nét vẽ cảnh đẹp Hồ Tây trên đồ sành sứ. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức – mỗi em dùng bút gạch những chữ không thích hợp. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Cả lớp nhận xét,sửa bài theo lời giải đúng. 
Nắng –trúc xanh – cúc – lóng lánh – nên – vút – náo nức. 
HS nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nắm được ý nghĩa & cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào?
2.Kĩ năng:
Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào?.
Viết được một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào?
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
2 tờ phiếu khổ to viết 4 câu kể Ai thế nào? (phần Nhận xét).
1 tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? (phần Luyện tập, BT1).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
15’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: VN trong câu kể Ai thế nào?
- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào Chỉ gì? Do những từ ngữ nào tạo thành?
 Nêu ví dụ.
Mời 1HS làm lại BT2 (phần Luyện tập)
GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu về bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?. Tiết học hôm nay giúp các em sẽ tìm hiểu tiếp về bộ phận CN trong kiểu câu này?
Hoạt động1:HD phần nhận xét
Bài tập 1
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
GV kết luận, chốt lại ý đúng ()
Bài tập 2
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 4 câu văn, mời 2 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phận CN trong câu. 
Bài tập 3
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV gợi ý:
+ CN trong các câu trên cho ta biết điều gì? 
+ CN nào là một từ, CN nào là một ngữ?
GV kết luận:
+ CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu vị ngữ 
+ CN của câu 1 do DT riêng “Hà Nội” tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành.
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Nhắc HS thực hiện tuần tự 2 việc sau: tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. Sau đó xác định CN của mỗi câu.
- GV nhận xét & kết luận:
 - GV dán bảng tờ giấy viết 5 câu văn, yêu cầu HS xác định bộ phận CN trong câu. GV dùng phấn màu gạch dưới bộ phận CN, ghi lại kết quả đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhấn mạnh: viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây, có dùng một số câu kể Ai thế nào?. Không bắt buộc tất cả các văn trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?
GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết tốt.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn tả một loại trái cây, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
Hát 
2 HS nhắc lại và nêu ví dụ
1 HS làm lại BT2
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS đọc nội dung BT, trao đổi nhóm đôi, tìm các câu kể Ai thế nào?
HS phát biểu ý kiến - Cả lớp nhận xét.
+ Các câu 1; 2; 4; 5 là các câu kể Ai thế nào?
HS đọc yêu cầu của bài, xác định CN của những câu vừa tìm được vào vở nháp
HS phát biểu ý kiến
2 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phận CN trong mỗi câu.
+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
HS đọc yêu cầu của bài - trả lời câu hỏi
+ CN trong các câu trên cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở vị ngữ .
+ CN của câu 1 do DT riêng “Hà Nội” tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ trong SGK
3HS lần lượt đọc phần ghi nhớ 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
HS phát biểu ý kiến, xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
+ Các câu 3 – 4 – 5 – 6 – 8 là các câu kể Ai thế nào?
HS phát biểu, xác định bộ phận CN trong câu.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ các câu kể Ai thế nào? trong đoạn.
Cả lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 22: CON VỊT XẤU XÍ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn & toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện. 
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ: 
 - HS biết yêu quý bạn bè xung quanh và nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Ảnh thiên nga.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
2’
8’
19’
3’
2’
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Yêu cầu 1 – 2 HS kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
GV nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu ảnh thiên nga , kết hợp nêu ý nghĩa của truyện để GTB 
Hoạt động 2:HS nghe GV kể chuyện 
GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh minh họa của truyện theo trình tự đúng
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1
GV treo 4 tranh minh họa truyện lên bảng theo thứ tự sai (như SGK), yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
Bài tập 2,3,4 : Kể từng đoạn & toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV mời HS đọc yêu cầu của BT2, 3,4
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
Qua câu chuyện Con vịt xấu xí, An-đéc-xen muốn khuyên các em điều gì
GV giáo dục: Cô mong rằng các em biết yêu quý bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn. 
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu nhất điều nhà văn An-đéc-xen muốn nói với các em. 
4.Củng cố 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
5.Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 23 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
Hát 
HS kể 
HS nhận xét
- HS quan sát tranh minh họa và lắng nghe
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS thảo luận nhóm đôi, nói lại cách sắp xếp của mình kết hợp trình bày nội dung tranh
HS phát biểu ý kiến 
1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự tranh theo trình tự đúng. 
Tranh 1: (tranh 2 – SGK): Vợ chồng thiên nga gửi con lại cho vịt mẹ trông giiúp.
Tranh 2: (tranh 1 – SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông thật cô đơn, lẻ loi.
Tranh 3: (tranh 3 – SGK): Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con & cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
Tranh 4: (tranh 4 – SGK): Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.
HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện. 
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. 
Cả lớp nhận xét. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu nhất điều nhà văn An-đéc-xen muốn nói với các em.
HS nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ thuo

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_22_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan