Giáo án lớp 4 - Tuần 32 năm 2014
I. Mục tiêu ( Theo Trần Đức Tiến )
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nội dung diễn tả.
- Nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.( trả lời các câu hỏi trong SGK)
* HSY-HSHN: Đọc được một đoạn một của bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
g trong hoàn cảnh nào?Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù ở Trung Quốc. - Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ - Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lạc quan trong cả những hoàn cảnh khó khăn nhất. - GV giải thích thêm về nội dung bài thơ. * Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý về nhịp thơ. - HS nhẩm HTL bài thơ. Thi đọc thuộc lòng bài thơ. Bài 2: Không đề * Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc diễn cảm, - GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: không đề, bương, ngàn. - HS tiếp nối đọc bài thơ (nhiều lần) - GV hướng dẫn học sinh yếu đọc một dũng thơ. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài GV tổ chức hoạt động nhóm, HS trả lời các câu hỏi ở SGK. - Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? Bác sáng tác bài thơ ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn. - Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong hái ung dung của Bác? Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa, quân đến rừng sâu, chim rừng tng bay... - GV: Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bốn bề việc quân, việc nước Bác vẫn sống rát bình dị, yêu trẻ, yêu đời. * Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý về nhịp thơ. - HS nhẩm HTL bài thơ. Thi đọc thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 2: TOÁN ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu. - Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ hình cột. - Làm được Bài2, Bài3. + HSKG làm thêm các BT còn lại. HSTB, Y-HSHN: Làm được bài 2. II. Đồ dùng dạy – học. Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK. III. hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm các bài tập 4,5 của tiết 157 trong VBT. - GV kết hợp kiểm tra bài làm về nhà của HS, nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về đọc, phân tích và xử lí các số liêu của biểu đồ tranh * Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: GV treo biểu đồ, yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi của bài tập a) Cả 4 tổ cắt được bao nhiêu hình? Cả bốn tổ cắt được 14 hình. Trong đó có 4 hình tam giác, 6 hình vuông, 4 hình chữ nhật. b) Tổ 1 cắt được nhiều hơn tổ 2: 1 hình Tổ 1 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 1 hình. c) Tổ 2 cắt được: Nhiều hình tam giác nhất + Trung bình mỗi tổ cắt được bao nhiêu hình? 16 : 4 = 4 (hình) Bài 2: GV treo biểu đồ và tiến hành tương tự BT1. - HS trả lời miệng và làm vào VBT. Bài 3: GV treo biểu đồ, HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào vở BT. - Cả lớp làm bài vào vở. Nêu kết quả.GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng. * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: - GV nhân xét tiết học - Giao BTVN và nội dung ôn tập cho tiết học tiếp theo. Tiết 3: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON CON VẬT I. Mục tiêu. - Nhận biiết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1) ; bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích. II. Đồ dùng dạy – học. HS: Vở BT Tiếng Việt III. Các họat động dạy – học. 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc đoạn văn tả các bộ phân của con gà trống. GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích. yêu cầu của tiết học. Bài tập 1: - HS quan sát ảnh minh họa con tê tê trong SGK. - 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi SGK. - HS suy nghĩ, làm bài. Với câu hỏi b, c viết nhanh ra giấy các ý cơ bản để trả lời miệng. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt laị lời giải đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài. - GV kiểm tra HS quan sát con vật ở nhà như thế nào. - GV giói thiệu một số tranh ảnh các con vật, nhắc HS: + Quan sát hình dáng bên ngoài con vật mình yêu thích, viét một đoạn văn miêu tả ngoại hình con vật, chú ý tả các đặc điểm nổi bật. + Không viết lặp lại đoạn văn miêu tả con gà trống tuần 31. - HS làm bài vào VBT. Một số HS làm trên giấy khổ rộng - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét. - Chữa bài trên phiếu để HS rút kinh nghiệm. Bài tập 3: GV lưu ý HS: + Quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích, viết doạn văn tả hoạt động của con vật, chú ý chọn đặc điểm lí thú. + Nên tả hoạt động của con vật đã chọn ở BT2. - HS làm bài vào VBT. Một số HS làm trên giấy khổ rộng - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét. - Chữa bài trên phiếu để HS rút kinh nghiệm, học hỏi. 3. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà viết lại đoạn văn BT 2, 3 tốt hơn. Tiết 4: KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu. - Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và phải thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các- bô- níc, nước tiểu,... - Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. II. Đồ dùng dạy – học - Hình trang 128, 129 SGK; Giấy A4 (4 tờ) III. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật. Mục tiêu: Tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 – SGK trang 128. + Kể tên những gì được vễ trong hình + Tìm những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình. + Phát hiện những yếu tố cón thiếu để bổ sung. - HS thảo luận nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Hoạt động theo lớp - Gọi HS lên trả lời câu hỏi: + Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thả ra môi trường trong quá trình sống? + Qúa trình trên được gọi là gì? Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi, và thả ra các chất cặn bã, khí các-bo-níc, nước tiểu... Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. 1. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn. GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. Bước 2: HS làm việc theo nhóm - HS vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau. Tiết 5: KĨ THUẬT LẮP Ô TÔ TẢI ( TIẾT 2) I Mục tiêu - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được. II Đồ dùng dạy- học Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III Các hoạt động dạy- học 1.Giới thiệubài 2.HDHS thực hành - HS thực hành theo nhóm. a) HS chọn chi tiết - HDHS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) HDHS lắp từng bộ phận - Trước khi lắp cho 1 HS đọc lại Ghi nhớ, sau đó yêu cầu HS quan sát kĩ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp. - HS thực hành lắp từng bộ phận.Tiếp theo cho HS lắp ráp xe ô tô tải ( như các bước trong SGK) .GV theo dõi ,giúp đỡ những nhóm còn lúng túng khi lắp. 3.Đánh giá kết quả học tập - GV cho HS trình bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. + Lắp đúng mẫu và đúng quy trình. + Ô tô tải lắp chắc chắn và chuyển động được. - HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - GV nhận xét ,đánh giá kết quả học tập của học sinh. - GV HD tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 4. Tổng kết - Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2014 Tiết 1: TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Mục tiêu - Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. - Làm được Bài 1, Bài 3(chọn 3 trong 5 ý), Bài4 (a,b), Bài 5. HSKG làm thêm các BT còn lại. HSTB, Y-HSHN: Làm được bài 1;bài 2. II. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết 158. - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về một số kiến thức đã học về phân số. * Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và tìm hình đã dược tô màu hình. - HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các phần còn lại, - GV nhận xét. Kết luận. Bài 2 HSKG: HS nêu yêu cầu bài tập tự làm vào VBT rồi nêu kết quả. GV nhận xét chữa bài. Bài 3: - GV cho HS đọc đề bài, hỏi: - Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên khác 1. - 3 HS lên bảng làm ( mồi HS 1 bài) – Cả lớp làm bài vào vở. - GV và HS nhận xét, chữa bài trên bảng và đổi vở kiểm tra bài nhau. Bài 4: HS nêu cách quy đồng 2 phân số. - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm. Bài 5: HS đọc yêu cầu bài toán - Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1? - Hãy so sánh hai phân số ( ) - Hãy so sánh hai phân số () - HS dựa vào những kết quả trên để sắp xếp các phân số đã cho theo thứ tự tăng dần và trình bày vào vở. - GV chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở. - Nhận xét bài làm của HS. * Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS làm BT ở SGK. Tiết 2: LỊCH SỬ KINH THÀNH HUẾ I. Mục tiêu. - Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế : + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. + Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra
File đính kèm:
- GA LOP 4 TUAN 32 KNS.doc