Giáo án lớp 4 - Tuần 29 năm 2010

I/ Mục tiêu (Theo Nguyễn Phan Hách)

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(trả lời được các câu hỏi; thuộc 2 đoạn cuối bài).

 * HSY: HSHN: -Đọc được một đoạn của bài.

II/ Đồ dùng dạy học

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 29 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hs đọc đề toán - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Hs: Tự làm bài vào vở; 1 em lên bảng.
- Cho HS nhận xét, chữa bài trên bảng, 
- Gv: Chốt lời giải đúng
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài và nêu cách làm bài.
- Hs: 5 em làm bảng, lớp làm vào vở.
- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm, kết hợp chấm một số vở dưới lớp.
Bài 3HSKG: 
- Hs đọc yêu cầu bài tập. Tìm hiểu bài toán rồi giải vào VBT.
- Gọi HS đọc đề bài và bài giải. GV theo dõi giúp HS TB,Y làm bài.
- Vài em nêu bài giải của mình.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 
- Gv: Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP
Tiết 4: KHOA HỌC
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I/ Mục tiêu
-Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- KNS: hợp tác trong nhóm nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học 
- Hình minh hoạ trong sgk.
III/ Hoạt động dạy - học
1/ Giới thiệu bài.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
2/ Dạy học bài mới.
(*) Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
- Gv: Cho hs hoạt động nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát hình1/116/sgk và bằng vốn hiểu biết của mình nêu tên các loài cây theo từng nhóm:
+ Nhóm 1: Kể tên cây sống nơi khô hạn (xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc, bỏng, lúa nương, thông, phi lao, ...). 
+ Nhóm 2: Kể tên cây sống nơi ẩm ướt (khoai môn rau má,ráy, rau cỏ bợ, rêu, dương xỉ, lá lốt, cói, ...).
+ Nhóm 3: Kể tên cây sống dưới nước (bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, vẹt, sú, rau muống, rau dút, ...).
+ Nhóm 4: Kể tên cây sống cả trên cạn lẫn dưới nước (rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, lúa nước, ...).
- Hs: Thảo luận theo nhóm 4, 
- Hs: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét.
- Gv: Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Gv: Yêu cầu HS nhận xét về nhu cầu nước của thực vật? (các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau).
- Gv: Nhận xét, kết luận: Để tồn tại và phát triển, các loài cây đều cần nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu 
được khô hạn. Nhưng chúng đều phải hút nước trong đất để nuôi cây, dù lượng nước rất ít nhưng phù 
hợp với nhu cầu của nó.
(*) Hoạt động 2:Nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
- Gv: Cho HS quan sát hình trang 117/sgk và trả lời câu hỏi:
- H: Mô tả những gì em thấy trong hai hình vẽ? (ruộng lúa có nước và ruộng lúa không có nước).
- H: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? (lúa mới cấy).
- H: Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước? (để sống và phát triển, để tạo hạt).
- H: Em còn biết nhẽng loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng khác nhau? (cây ngô từ lúc nảy mầm đến lúc ra hoa cần nước nhiều, khi bắt đầu vào hạt thì không cần nước; cây rau cải, xà lách, su hào cần có nước thường xuyên; các loại cây ăn quả lúc còn non cần nhiều nước hơn lúc quả chín...).
- H: Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào? (trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng thì cây cần nhiều nước hơn).
- Hs: Phát biểu ý kiến.
- Gv: Nhận xét câu trả lời và kết luận: Cùng một loài cây, trong thời kì phát triển khác nhau thì cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước cũng thay đổi. Biết được nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao.
(*) Hoạt động 3: Trò chơi về nhà
- Gv: Chia lớp làm 3 nhóm. Mõi nhóm cử 5 em tham gia.
- Gv: Phát cho HS các tấm thẻ ghi tên các loài cây (ở hoạt động 1) và 3 hs cầm 3 tấm thẻ ghi ưa nước; ưa khô hạn; ưa ẩm.
- Gv nêu cách chơi và luật chơi: Khi hô "Về nhà, về nhà", tất cả các HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem tên mình là cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống.
- Hs: Tham gia chơi thi đua.
- Gv: Tổng kết trò chơi. Cứ một bạn đúng là được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
- Gv: Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3/ Củng cố dặn dò.
- Gv: Gọi 3 em đọc lại mục Bạn cần biết.
- Gv: Nhận xét tiết học; Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: KĨ THUẬT
LẮP XE NÔI (TIẾT 2)
 I. mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
	II. Đồ dùng dạy - học
Bộ lắp ghép kĩ thuật.
	III. Các hoạt động dạy - học 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự chuẩn bị của HS.
- T/c lớp nhận xét – GV đánh giá.
B/ Dạy bài mới
* Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát xe nôi đã lắp sẵn.
+ Hướng dân HS quan sát từng bộ phận bằng cách đặt câu hỏi cho HS trả lời.
+ GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Lựa chọn chi tiết:
- GV cho HS lựa chọn các chi tiết để lắp xe nôi và để vào nắp hộp theo từng loại.
- Cho các em KT chéo.
- Cho HS đọc nội dung SGK và gọi vài em lên thực hiện chọn chi tiết theo bảng trong SGK.
b. Lắp từng bộ phận:
- GV cho HS lắp từng bộ phân theo các nhóm – GV quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
c. Lắp ráp thành xe nôi:
- HS thực hành lắp – GV giúp đỡ HS.
- GV nhắc nhở HS lắp đúng qui trình và xe phải chuyển động được.
3. Hoạt động kết thúc: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết 2.
Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
- Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước. 
- Làm được BT1, BT3, BT4. 
+ HS khá, giỏi làm thêm các bài tập còn lại.
+ HSTB,Y: Làm được bài 1, 3. 
HSHN:Làm được bài 1
II/ Các hoạt động dạy - học
1/ Giới thiệu bài. 
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
2/ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- Hs đọc yêu cầu đề toán - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Hs: Tự làm bài vào vở; 1 em lên bảng.
- Cho HS nhận xét, chữa bài trên bảng, 
- Gv: Chốt kết quả đúng.
Bài 2:(HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài và nêu các bước giải.
- Hs: 1 em làm bảng, lớp làm vào vở.
- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm, kết hợp chấm một số vở dưới lớp.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài toán, phân tích bài toán theo sơ đồ và nêu các bước giải.
- Hs: Tự làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 
Gv: Nhận xét tiết học; dặn dò hs về nhà làm bài ở SGK và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: LỊCH SỬ
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NĂM 1789)
I/ Mục tiêu
- Dựa vào lược,tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa ( Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung : đánh bại quân XL Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy-học
- Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh .
III/ Hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em trả lời 3 câu hỏi cuối bài trước.
- Gv: Nêu câu hỏi gọi HS trả lời 
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta
- Gv: Yêu cầu HS đọc sgk và cho biết: Vì sao quân Thanh xâm lược nước ta?
- Hs: đọc SGK và phát biểu ý kiến.
- Gv: Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu: Mãn Thanh là một vương triều thống trị Trung Quốc từ thế kỉ 17. Cũng như những triều đại phong kiến phương Bắc trước, triều Thanh luôn muốn thôn tính nước ta. Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thống đã cho người cầu viện nhà Thanh để đánh lại nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này, nhà Thanh cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta.Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
Hoạt động 2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh
- Gv: Tổ chức cho HS thi thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh (3 em thi).
+ H: Nghĩa quân Tây Sơn đã đi từ đâu đến đâu? Tiến quân trong dịp nào? Kết quả ra sao? Việc đó thể hiện điều gì?
+ Hs: Từng nhóm thuật lại diễn biến.
+ Gv: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại: Nghĩa quân Tây Sơn đã đi bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc trong dịp tết Kỉ Dậu. Việc này thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân ta. Nó còn thể hiện tài quân sự của Nguyễn Huệ: Cho quân ta ăn tết trước, còn quân giặc thì xa nhà lâu ngày, vào dịp tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
Tổng kết: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên đã giành đại thắng. Trưa mùng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trê lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng, kéo vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò: Ba quân đội ngũ chỉnh tề Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
Ngày nay cứ đến mồng 5 tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội), nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
3/ Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 3: ĐỊA LÝ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG( Tiếp theo)
I/ Mục tiêu 
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các khu nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa tàu chữa thuyền.
*HS khá, giỏi: 
+ Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
+ Giải th

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 29 KNS.doc
Giáo án liên quan