Giáo án lớp 4 - Tuần 26
I.Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm đoạn văn với giọng sôi nổi , bước đầu nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên ( trả lời được các CH2,3,4 trong SGK).
II. Kĩ năng sống:
-Giao tiếp: thể hiện sự thông cảm, ra quyết định ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm.
III. Chuẩn bị
Thầy: bảng phụ
Trò: đọc trước bài
IV. Các hoạt động dạy học
c đoạn: "Xe chúng tôi ... liễu rủ." - 3-5 hs thi đọc. - 4 đến 5 hs thi đọc thuộc lòng. 4. Củng cố, dặn dò - Nêu ý nghĩa của bài? - Về đọc bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Thể dục Gv chuyên dạy Tiết 4: Toán ( T 141 ) LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr. 149 ) I. Mục tiêu - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Giải được bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó". II. Chuẩn bị Thầy: Bảng phụ. Trò: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Gọi 1 hs lên giải BT4 (tiết trước). 3. Bài mới a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn hs làm bài tập: *Bài 1(149): Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. - Nhận xét. *Bài 2(149): - HD hs khá giỏi thực hiện *Bài 3(149): Hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs làm bài rồi chữa bài. - Nhận xét. *Bài 4(149): Hs đọc đề bài. - Hs tự làm bài. - Gọi hs chữa bài. - Nhận xét. *Bài 5(149): - HD hs khá giỏi thực hiện 1) Viết tỉ số của a và b: a, ; b, ; c, ; d, 2) Viết số thích hợp vào ô trống:HS khá giỏi Tổng hai số 72 120 45 Tỉ số của hai số Số bé 12 15 18 Số lớn 60 105 27 3) Giải: Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai, nên số thứ nhất bằng số thứ hai. Ta có: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 Đáp số: 135 và 945. 4) Giải: Số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng HCN là: 125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài HCN là: 125 - 50 = 75 (m) Đáp số: 50m; 70m. 5) Giải: Nửa chu vi HCN là: 64 : 2 = 32 (m). Chiều dài HCN là: (32 + 8) :2 = 20 (m) Chiều rộng HCN là: 32 - 20 = 12 (m) Đáp số: Chiều dài: 20 m Chiều rộng: 12 m 4. Củng cố, dặn dò - Cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số? - Về làm bài tập, chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Lịch sử QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (năm 1789) Dạy chiều I. Mục tiêu Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ (chú ý đến những trận đánh tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.) II. Chuẩn bị Thầy: Lược đồ trận đánh. Phiếu học tập của hs. Trò: Đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn? 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Tìm hiểu bài: - Gọi hs đọc bài - Cả lớp theo dõi. *Hs thảo luận cặp đôi: Nguyên nhân nào mà Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh? - Gọi hs phát biểu - Nhận xét. *Gọi 1 hs đọc đoạn: "Ngày 20 tháng chạp ... phương Bắc." - Gv đưa ra các mốc thời gian - Hs điền vào chỗ chấm (...) các sự kiện chính cho phù hợp với mốc mà gv đưa ra. - Hs dựa vào các phần đã điền xong đó để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh. + Chi tiết nào cho thấy quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung? +Nêu kết quả trận đánh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa? - Gv chốt lại nội dung bài. +Nêu nội dung bài học? 1. Nguyên nhân. - Quân Thanh xâm lược nước ta. Chúng chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh. 2. Diễn biến. - Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789), Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp - Quân sĩ được lệnh ăn tết trước rồi tiến ra Thăng Long. - Đêm mùng 3 Tết Kỉ Dậu, quân ta kéo sát tới đồn Hà Hồi, vây kín đồn, ... - Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đánh trả quyết liệt, cuộc chiến diễn ra ác liệt. ... 3. Kết quả. + Trận Hà Hồi, quân Thanh hoảng sợ xin hàng. - Trận Ngọc Hồi, quân Thanh chết nhiều vô kể. - Trận Đống Đa, tướng giặc phải thắt cổ tử tự, xác giặc chất thành gò đống. 4. Củng cố, dặn dò - Nguyên nhân Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc? - Về học bài.Chuẩn bị bài sau. Tiết 6: Đạo đức TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 2 ) Dạy chiều I. Mục tiêu - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông. - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm luật giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. II. Chuẩn bị - Thầy: Một số biển báo giao thông. - Trò: Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Vì sao cần phải tôn trọng Luật giao thông? 3. Bài mới a, Giới thiệu bài: b, Tìm hiểu bài: *HĐ1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. - Chia 3 nhóm chơi - phổ biến cách chơi: - Gv điều khiển cuộc chơi. - Gv cùng hs đánh giá kết quả. *HĐ2: Thảo luận nhóm. (BT3 - SGK). - Chia lớp làm 6 nhóm - mỗi nhóm nhận 1 tình huống: thảo luận cách giải quyết. - Từng nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Gv đánh giá, kết luận. *HĐ3: Trình bày kết quả điều tra. (BT4 - SGK). - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả. - Nhận xét, chất vấn. - Gv nhận xét kết quả làm việc của nhóm hs. 3/a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật ... b, Khuyên bạn không nên thò đầu ... c, Can bạn không ném đá lên tàu, ... d, Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi ... đ, Khuyên các bạn nên ra về ... e, Khuyên các bạn không đi dưới ... 4. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại ghi nhớ. - Thực hành theo bài học. Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 Tiết 1: Toán ( T 142 ) TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỶ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ ( Tr. 150 ) I. Mục tiêu - Giúp hs biết cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". II. Chuẩn bị Thầy: Bảng phụ. Trò: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Gọi 1 hs chữa BT5 (tiết trước) 3. Bài mới a, Giới thiệu bài: b, Tìm hiểu bài: *Bài toán 1: Gv nêu bài toán Gv phân tích bài toán - Vẽ sơ đồ minh họa. - Hướng dẫn hs giải bài toán. *Bài toán 2: Gv nêu bài toán - Gv phân tích bài toán - Vẽ sơ đồ minh họa. - Hướng dẫn hs giải bài toán. +) Thực hành: *Bài 1(151): - Hs đọc đề bài. - Hs tự làm bài rồi chữa bài. - Nhận xét. *Bài 2(151): - HD hs khá giỏi thực hiện Hs đọc bài toán. 1) Số bé: . . . . Số lớn: . . . . . . Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 3 = 2 (phần) Số bé là: 24 : 2 x3 = 36 Số lớn là: 36 + 24 = 60 Đáp số: Số bé: 36; Số lớn: 60. Hs đọc bài toán 2) Chiều dài: . . . . . . . . Chiều rộng: . . . . . Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần) Chiều dài HCN là: 12 : 3 x 7 = 28 (m) Chiều rộng HCN là: 28 - 12 = 16 (m) Đáp số: Chiều dài: 28m Chiều rộng: 16m Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần) Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82 Số lớn là: 123 + 82 = 205 Đáp số: Số bé: 82; Số lớn: 205. Giải: Biểu thị tuổi con là 2 phần bằng nhau thì tuổi mẹ là 7 phần như thế. Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 2 = 5 (phần) Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi) Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi) Đáp số: con 10 tuổi; mẹ 35 tuổi. 4. Củng cố, dặn dò - Các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số? - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tin học Gv chuyên dạy Tiết 3: Chính tả (Nghe - viết) AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4... ? I. Mục tiêu - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. - Làm đúng các BT chính tả. II. Chuẩn bị Thầy: Bảng phụ. Trò: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài b, Tìm hiểu bài: - Gv đọc bài + Nội dung bài nói lên điều gì? - Hs đọc thầm đoạn văn, tự viết nháp các tên riêng nước ngoài. - Gv đọc bài cho hs viết chính tả - Hs viết xong, đổi vở cho bạn soát lỗi. - Gv chấm bài, nhận xét. *HD làm bài tập chính tả. Bài tập 2: - Hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv nhắc hs có thể thêm dấu thanh để tạo nhiều tiếng có nghĩa. - Hs làm bài. - Gọi hs phát biểu ý kiến. - Nhận xét. Bài tập 3: Hs nêu yêu cầu bài tập. - Hs đọc thầm bài - làm bài vào vở BT. - Hs lên bảng làm bài thi. - Nhận xét. + Tính khôi hài của truyện là gì? Hs đọc lại. + Mẩu truyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, ... không phải do người A-rập ... - A-rập - Bát-đa; ấn Độ - Hs viết bài. - Hs đổi vở, soát lỗi. 2/a) *tr: - trai, trái, trải, trại. + Hè tới, lớp em sẽ đi cắm trại. - tràm, trám, trảm, trạm. + Kẻ gian ác sẽ bị xử trảm. - tràn, trán: Nước tràn qua đê. - trâu, trầu, trấu - trăng, trắng - trân, trần, trấn, trận 3) Lời giải: nghếch mắt - châu Mĩ, kết thúc - nghệt mặt ra - trầm trồ, trí nhớ. => Tính khôi hài: Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ ... 4. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét bài viết. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ DU LỊCH - THÁM HIỂM I. Mục tiêu - Hiểu các từ : Du lịch - Thám hiểm. - Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT 3. - Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT 4. II. Chuẩn bị Thầy: Phiếu khổ to. Trò: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn hs làm bài tập: *Bài tập 1: - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs suy nghĩ phát biểu ý kiến. - Gv chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 2: Hs đọc đề bài. - Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Gv chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu bài. - Hs trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi. - Nhận xét. *Bài tập 4: Hs đọc nội dung bài. - Gv chia lớp làm các nhóm nhỏ - làm bài vào phiếu. - Các nhóm dán lời giải lên bảng. - Gv nhận xét, kết luận. 1) Lời giải: ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. 2) Lời giải: ý c: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm. 3) Lời giải: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn. (Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó học hỏi, con người sẽ sớm khôn ngoan, hiểu biết). 4) Lời giải: a, sông Hồng b, sông Cửu Long c, sông Cầu d, sông Lam đ, sông Mã e, sông Đáy g, sông Tiền, sông Hậu h, sông Bạch Đằng 4. Củng cố, dặn dò - Nêu lại các từ ngữ thuộc chủ điểm? - Về học bài. Chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Khoa học THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? Dạy chiều I. Mục tiêu - Nêu được yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng. II. Kĩ năng sống: - Kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ
File đính kèm:
- giao an lop 4tuan 26.doc