Giáo án lớp 4 - Tuần 25 năm 2010

I.Mục tiêu (Theo Xti - ven - xơn)

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhận vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu ND : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 * HSY: Đọc được một đoạn của bài.

- KNS:- KN ra quyết định.

HSHN: đọc được đoạn 1,2

 II. Đồ dùng dạy - học

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 25 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 năm 2014
Tiết 1: TẬP ĐỌC
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
	I. Mục tiêu (Phạm Tiến Duật)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui lạc quan. 
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước .( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ).
 * HSY: Đọc được một đoạn của bài.
HSHN: tập đọc
	II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ trong bài tập đọc (SGK)
	III. Các hoạt động dạy học 
A.Bài cũ. Gọi HS đọc truyện “ Khuất phục”. 
? Truyện này giúp hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới :1. Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát bức tranh và yêu cầu mô tả lại bức tranh. GV giới thiệu bài qua tranh.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
-Yêu cầu HS đọc bài ( mỗi em một đoạn ) 
- Giáo viên theo dõi sửa sai và ghi từ khó đọc lên bảng – yêu cầu HS phát âm đúng 
- Giải nghĩa từ khó : 
- Luyện đọc theo cặp 
- Giáo viên đọc mẫu bài: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Yêu cầu học sinh đọc thầm 3 khổ thơ đầu ?
? Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe .
- HS nêu: bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái, ta ngồi …
HS đọc khổ 4 : 
? Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ thệ hiện trong những câu thơ nào ? 
- Yêu cầu học sinh đọc thâm cả bài.? Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì .
 - Các chú bộ đội rất dũng cảm lạc quan yêu đời , coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù 
GV: Đó là khí thế quyết chiến ,quyết thắng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ………
4.Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
HS đọc nối tiếp bài thơ 
- GVhướng dẫn HS Tìm đúng giọng đọc của bài 
- Hướng dẫn HS luyện đọc thuộc lòng 
5. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài 
- GV nhận xét. Dặn bài về nhà 
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu 
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
- Làm được BT2, BT3. 
*HSKG làm thêm các BT còn lại.
 * HSTB,Y: Làm được bài 1; bài 2; 
HSHN: làm BT1
	II. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên làm bài tập 5 tiết 122
GV nhận xét – ghi điểm.
B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài
 2. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số
Bài 1. a) HDHS làm bài để rút ra các tính chất sau: 
*) Tính chất giao hoán
- GV viết lên bảng: sau đó yêu cầu học sinh tính
- So sánh hai kết quả vừa tìm được.
- Hãy nhận xét về vị trí của các phân số.
? Khi đổi vị trí các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không?
- GV: đó chính là tính chất giao hoán của phép nhân các phân số.
*) Tính chất kết hợp.
(Tiến hành tương tự như với tính chất giao hoán của phép nhân các phân số)
*) Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ 3.
(Tiến hành tương tự hai tính chất trên.)
 3. Luyện tập – thực hành
Bài 1:Tương tự bài 1(a) ở SGK HS tự làm.
Bài 2: Cho HS đọc đề bài và yêu cầu, sau đó làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm.
- HS - GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập 2.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4 HSKG:HS đọc bài toán và giải bài toán.GV giúp HS TB,Y làm bài.
III, Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT ở SKG.
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN ( ÔN TẬP)
Tiết 4: KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT
	I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn,vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
HSHN: tập đọc bài KH
	II. Đồ dùng dạy học 
- Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, cốc. 
- Các hình minh hoạ trong SGK.
	III. Các hoạt động chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những việc nên làm, không nên làm để tránh tác hại của ánh sáng quá mạnh, quá yếu đối với đôi mắt ? (HS nêu ) - GV nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài 
Hoạt động1, Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS kể về một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày. (HS làm việc cá nhân ).
- GV gọi HS trình bày. Lớp nhận xét .
- GV nhận xét và kết luận. 
Bước 2: 
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét bổ sung 
Bước 3: 
- GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. HS tìm và nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau. Vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia.Vật có nhiệt độ cao nhất .
Hoạt động2: Thực hành sử dụng nhiệt kế .
Bước1: 
- GV giới thiệu cho học sinh về 2 loại nhiệt kế . GV mô tả sơ lược về cấu tạo và cách đọc Nhiệt kế
- Gọi 3 em mô tả lại và thực hành đọc nhiệt kế 
Bước 2: 
- Yêu cầu HS đo nhiệt độ của cốc nước sôi và nước đá. ( Các nhóm thực hành đo ).
- Thực hành đo nhiêt độ của cơ thể người . 
Em có nhận xét gì khi sau khi thực hành đo? - (các nhóm trả lời ) 
- Nhiệt độ nước đang sôi ………? 
- Nước đá có nhiệt độ là bao nhiêu ? 
- Nhiệt độ bình thường của cơ thể là…..?
- GV nhận xét và kết luận
- HS nhắc lại kết luận
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau. 
Tiết 5: KỸ THUẬT
CHĂM SÓC CÂY RAU HOA( T2)
	I. Mục tiêu
- Biết được mục đích, tác dụng; cách tiến hành một số công viêc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. 
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây rau, hoa.
	II. Đồ dùng dạy học
Vườn rau,bình tưới nước, rổ đựng cỏ
	III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị 
B.Bài mới
*/ Giới thiệu bài
Hoạt động 1 .HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa
- Nhắc lại tên các công việc chăm sóc, mục đích và cáhc tiến hành các công việc chăm sóc cây rau và hoa
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao dọng của hs
- GV phân công vi trí và giao nhiẹm vụ cho hs
- HS thực hành chăm sóc cay rau và hoa, Gv q/s và uốn nắn những sai sót và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động 
- HS thu dọn dụng cụ và rửa chân tay 
Hoạt động 2. Đánh giá kq học tập 
- GV gợi ý hs tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn sau: 
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ 
+ Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao
+ GV nhận xét đánh giá kq học tập của hs
C. Nhận xét - Dặn dò 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn hs chuẩn bị giờ sau.
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ 
	I. mục tiêu 
- Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. 
- Làm được BT1, BT2. 
* HSKG làm thêm các BT còn lại.
 * HSTB,Y: Làm được bài 1; 
HSHN: làm được 1,2 phép tính Bt 1
	II. Đồ dùng dạy- học
Vẽ hình như trong SGK lên bảng. 
	III. Hoạt động dạy- học
1. Bài cũ: 	- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết 124 
 	- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài.
HĐ 1: Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
a) Gọi 1 HS nhắc lại bài toán tìm 1 phần mấy của 1 số 
- 1 phần 3 của 12 quả cam là mấy quả cam?
- 1 HS làm trên bảng, cả lớp tính nhẩm
b) GV nêu BT: 1 rổ có 12 quả cam. Hỏi quả cam trong rổ là bao nhiêu quả cam?
c) GV treo hình vẽ. Gợi ý để HS nhận thấy số cam nhân với 2 thì được số cam. 
Từ đó có thể tìm số cam: + số cam trong rổ là: 12 : 3 = 4 (quả cam) 
 + số cam trong rổ là: 4 x 2 = 12 (quảcam)
Vậy của 12 quả cam là 8 quả cam.
GV kết hợp cho HS giải bài toán vào vở nháp.
Hỏi: Vậy Muốn tìm của số 12 ta lấy số 12 nhân với 
GV có thể cho HS làm thêm một số ví dụ : Tìm của 15 ; tìm của 18
HĐ2: Luyện tập
Bài1: - Gọi HS đọc bài toán.
 - 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở .
 Số HS mười tuổi của lớp là : 28 x = 24 (học sinh) 
 Đáp số : 24 học sinh
Bài2: ( Tiến hành TT như Bài 1) 
 Số HS nam của lớp 4A là : 18 x = 16 (bạn)
 Đáp số : 16 bạn
Bài 3HSKG: ( Tiến hành TT như Bài1) 
 Chiều dài của sân trường là : 80x = 120 ( m)
 3. Củng cố, dặn dò. 
 Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Tiết 2: LỊCH SỬ
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
	I. Mục tiêu 
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
Dùng lược đồ VN chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
HSHN: tập đọc bài lịch sử
	II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Việt Nam
	III. Hoạt động dạy- học
1. Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa lịch sử của “Chiến thắng Chi Lăng”
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
*. Giới thiệu bài 
HĐ1: Sự suy sụp của triều đình nhà Hậu Lê 
- Yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI ?
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV tổng kết ý kiến của HS, sau đó giải thích về từ "vua quỷ" và "vua lợn " để HS thấy rõ sự suy sụp của nhà Hậu Lê.
HĐ 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mạc Đăng Dung là ai ?
+ Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
+Nam Triều là triều đình của dòng họ PK nào ? Ra đời như thế nào?
+Vì sao có chiến tranh Nam triều - Bắc triều?
+Chiến tranh Nam triều - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại nội dung HĐ2. 
HĐ 3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
- Yêu cầu HS tiếp tục đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
+ Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
+Chỉ trên lược đồ VN ranh giới Đang Trong - Đàng Ngoài.
- GV nhận xét và kết luận HĐ3.
HĐ 4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI
- Hỏi: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI như thế nào ? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học - Dặn dò.
Tiết

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 25 KNS.doc
Giáo án liên quan