Giáo án lớp 4 - Tuần 23

I. Mục tiêu

- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):

- Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên.

- HS khá giỏi: Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Nam Sơn thực lục.

II. Đồ dùng dạy học

- Hình trong SGK phóng to.

- Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu.

- Phiếu học tập của HS.

III. Hoạt động dạy học

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 19 tháng 2 năm 2014
Buổi sáng (Dạy lớp 4 A, B)
Tập đọc
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng,có cảm xúc.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.(trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
GD KNS: Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi: Giáo dục HS biết làm những việc vừa sức nhằm thể hiện tình yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài thơ.
III. Hoạt động dạy và học
1.Bài cũ: (5p) 
- Kiểm tra hai HS đọc bài Hoa học trò và nêu nội dung chính của bài
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : (28p) 1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài :
Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ, (3 lượt).
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ khó được chú giải sau bài. Giải thích thêm: Tai là tên em bé dân tộc Tà- ôi; Ka- lủi: tên một ngọn núi phía tây Thừa Thiên Huế. Sửa lỗi cách đọc, ngắt nghỉ hơi.
- HS luyện đọc theo cặp. Hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”? (Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng địu con đi theo, cả ngủ cũng nằm trên lưng mẹ nên .).
+ Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? (Mẹ nuôi con khôn lớn, giã gạo nuôi bộ đội, trỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào cuộc chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc).
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
Lưng đua nôi …lời; mẹ thương a-kay; Mặt trời của …. trên lưng.
Mai sau khôn lớn vung chày lún sân.
+ Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- HS đọc thầm lại cả bài, suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ.
- HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
HS trình bày những việc làm thể hiện tình yêu nước của bản thân.
Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm. 
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 “Em cu Tai … lún sân” theo trình tự: GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp – thi đọc diễn cảm trước lớp; thi HTL bài thơ. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò: (2p) - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL.
Toán
Phép cộng phân số
I. Mục tiêu
- HS biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- BT cần làm: Bài 1, 2 – khá, giỏi hoàn thành tất cả bài tập sgk.
II. Đồ dùng dạy học
Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 10cm, bút màu.
III. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: (5p) 
- GV gọi HS chữa bài 2 và 3 của tiết trước
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (28p)
Thực hành trên băng giấy.
Yêu cầu HS lấy băng giấy, hướng dẫn HS gấp đôI 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. GV nêu câu hỏi:
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Yêu cầu HS tô màu 3 phần rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu.
- Y/c HS tô màu tiếp 2 phần nữa rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu xong.
- Yêu cầu HS cho biết chúng ta đã tô màu tất cả mấy phần ? Hãy viết phân số chỉ số phần băng giấy đã tô màu. ( băng giấy).
Cộng hai phân số cùng mẫu số.
Ta phải thực hiện phép tính : + = ?
- Yêu cầu HS so sánh tử số của PS với tử số của các PS  ;  ; (5 = 2 + 3)
- Từ đó ta có phép cộng sau : + = = 
- Yêu cầu HS rút ra cách cộng hai PS cùng MS (HS phát biểu, GV kết luận).
- HS nhắc lại và thực hiện phép cộng: + = ?
Thực hành: GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK: 
Bài 1: Gọi 2 HS phát biểu cách cộng hai PS cùng MS; 
- HS tự làm vào vở; 
- HS nói cách làm và kết quả.
a) + = 1;	b) + = 2;	c) + = ;	d) + = .
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.(GV lưu ý HS nên rút gọn sau khi tính).
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi. 
- HS tự làm rồi chữa bài.
 + = ;	 + = . Vởy + = + .
- Khi chữa bài cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai PS.
Bài 3: Gọi một HS đọc bài toán, GV hướng dẫn giải.
Giải: Cả hai ô tô chuyển được: + = (số gạo).
3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở.
 GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Luyện tiếng việt: (LTVC) (Dạy 4 A, B)
Luyện dấu gạch ngang
I.Mục tiêu:
Giúp HS nhớ được tác dụng của dấu gạch ngang. Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
Ôn tập:
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
- HS nêu: + Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu.
+ Dấu gạch ngang bắt đầu đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhận vật.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Viết một đoạn văn kể về những người trong gia đình em, trong đó có sử dụng ít nhất ba câu kể Ai thế nào?
- HS thực hành viết đoạn văn. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- Gọi một số HS đọc bài viết của mình.
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương những bài viết hay.
- Cho điểm khuyến khích HS.
Bài 2: Yêu cầu HS viết một đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng:
+ Đánh dấu các câu đối thoại.
+ Đánh dấu phần chú thích.
- HS viết đoạn văn trò chyện giữa mình với bố mẹ hoặc anh chị, bạn bè.
- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp. Lớp và GV kiểm tra lại nội dung bài viết và cách sử dụng dấu gạch ngang.
- GV ghi điểm một số bài viết tốt.
Bài 3 (Dành cho học sinh khá, giỏi) : Tìm câu kể Ai thế nào? Gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu tìm được.
	Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Tự học
Tự ôn luyện: Đạo đức, khoa học, viết
I.Mục tiêu:
Củng cố kiến thức theo nhóm luyện đạo đức, khoa học, viết cho học sinh 
II.Đồ dùng dạy học
	Sách, bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
Phân nhóm học sinh
- Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi
Nhóm 1: Những học sinh luyện đạo đức
Nhóm 2: Những học sinh luyện khoa học
Nhóm 3: Những học sinh viết chữ đẹp
Nhiệm vụ của các nhóm.
Nhóm 1: yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu 3 biểu hiện của phép lịch sự và 3 biểu hiện của hành vi không lịch sự với mọi người.
Câu 2: Điền từ: biết ơn, người lao động, kính trọng vào chỗ trống cho phù hợp
“ Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những….. Em phải …. và ….. người lao động.
	- Học sinh đọc trong sgk và làm vào vở
	- Học sinh trả lời miệng – Giáo viên nhận xét
Nhóm 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh đọc sgk và làm bài tập
Câu 1: Âm thanh có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Câu 2: Cần làm gì để bảo vệ bầu không khí tong sạch?
	- Học sinh đọc ghi nhớ sgk 
- Học sinh lấy giấy nháp ra làm bài
- Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh
- Nhận xét học sinh làm bài
Nhóm 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh viết 2 khổ thơ đầu bài thơ Bè xuôi sông La
- Học sinh đọc bài, ghi ra giấy nháp các chữ viết dễ sai
- Học sinh viết vào vở
	3) Đánh giá kết quả 
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt.
	4) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
Thứ 5 ngày 20 tháng 2 năm 2014
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu:
 Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu; viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Một tờ phiếu viết lời giải BT1; VBT TV4 Tập 2.
III. Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ : (6p)
 – Một HS đọc đoạn vă tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích (BT2 tiết trước).
 - Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn vă đọc thêm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (30p) 1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu, Quả cà chua.
- Cả lớp đọc từng đoạn văn, trao đổi với bạn, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn.
- Một HS nhìn phiếu nói lại.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
- Một vài HS phát biểu.
- HS viết đoạn văn. GV theo dõi nhằm hướng dẫn thêm cho những HS yếu và phát hiện bài viết tốt.
- Sau đó một số HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp. GV chấm điểm những đoạn viết hay. Tuyên dương trước lớp.
3.Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét giờ học; dặn HS về nhà tập viết lại đoạn văn. Dặ

File đính kèm:

  • docgiao an 4 tuaan 23.doc
Giáo án liên quan