Giáo án lớp 4 - Tuần 22 năm 2011

 I.MỤC TIÊU:

 1.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.Chú ý đến một số từ : cánh mũi, quyện, quyến rũ, trổ, vảy cá, khẳng khiu, chiều quằn,

 2.Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.

 -Hiểu ý nghĩa bài: Tả cây sầu siêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

 II.CHUẨN BỊ:

 -Đoạn văn cần luyện đọc.

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 22 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV kể lần một.
-GV kể lần hai vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
-Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.
+Thiên nga ở lại đàn vịt trong hoàn cảnh nào ?
+Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại cùng đàn vịt ? Vì sao lại có cảm giác như vậy ?
+Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón ?
+Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
*Hướng dẫn sắp xếp lại các tranh minh hoạ.
-GV treo tranh minh hoạ như SGK và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự của câu chuyện.
-Yêu cầu HS giải thích cách chọn của mình.
-GV nhận xét, kết luận thứ tự đúng : 3-1-2-4.
-Yêu cầu HS nêu lại nội dung của từng bức tranh.
*Hướng dẫn kể từng đoạn.
a)Yêu cầu HS dựa vào tranh và kể theo trình tự câu chuyện 
b)Kể trong nhóm.
-GV theo dõi các nhóm kể chuyện.
c)Cho HS thi kể: gv treo tranh và cho HS thi kể.
-GV nhận xét, bình chọn HS chọn được câu chuyện hay, kể hay.
3.Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã chăm chú lắng nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn chính xác.
-Yêu cầu các em về nhà tập kể lại câu chuyện 
-------- cc õ dd --------
 Thứ ngày tháng 2 năm 2011
 TOÁN:
 SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số rồi so sánh.
 -Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Hai băng giấy kẻ vẽ như phần bài học trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 108.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
-Các em đã biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, vậy các phân số khác mẫu số thì chúng ta so sánh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.
b.Hướng dẫn hai phân số khác mẫu số: 
 -GV đưa ra hai phân số và và hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?
 * Hãy tìm cách so sánh hai phân số này với nhau.
-GV tổ chức cho các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình.
-GV nhận xét các ý kiến của HS, chọn ra hai cách như phần bài học đưa ra sau đó tổ chức cho HS so sánh:
¶ Cách 1
-GV đưa ra hai băng giấy như nhau.
 *Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu hai phần, vậy đã tô màu mấy phần băng giấy ?
* Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy ?
* Băng giấy nào được tô màu nhiều hơn ?
* Vậy băng giấy và băng giấy, phần nào lớn hơn ?
 * Vậy và , phân số nào lớn hơn ?
 * như thế nào so với ?
 * Hãy viết kết quả so sánh và .
 ¶ Cách 2
-GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số và .
+Quy đồng mẫu số hai phân số và 
 = = ; = = 
+So sánh hai phân số cùng mẫu số :< 
+Kết luận: < 
-Dựa vào hai băng giấy chúng ta đã so sánh được hai phân số và . Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số và mẫu số lớn. Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu số người ta quy đồng mẫu số các phân số để đưa về các phân số cùng mẫu số rồi so sánh.
 * Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? 
 3.Luyện tập – Thực hành:
 Bài 1
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Có thể trình bày bài như sau:
a.Quy đồng mẫu số hai phân số và :
 = = ; = = 
Vì < nên < 
b.Quy đồng mẫu số hai phân số và :
 = = ; = = 
Vì < nên < 
c.Quy đồng mẫu số hai phân số và :
 = = . Giữ nguyên .
Vì > nên > 
Bài 2:(Nhóm AB làm thêm câu b)
 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?-Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
-2 HS lên bảng làm bài, Có thể trình bày như sau:
a.Rút gọn = = . 
Vì < nên < 
b.Rút gọn = = .
Vì > nên > .
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3:(Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 *Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm như thế nào ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố:
-Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số làm như thế nào?
-GV tổng kết giờ học.
5.Dặn dò:
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
.........................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
 I.MỤC TIÊU: 
1.Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan tới cái đẹp.
2.Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 
II.CHUẨN BỊ: 
-Một vài tờ giấy khổ to viết nội dung BT 1, 2.
-Bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
- 2HS lần lượt lên bảng đọc một đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có sử dung câu kể Ai thế nào ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 và đọc mẫu.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các em làm bài theo nhóm.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại những từ đúng:
a.Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha …
 b.Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách: thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, nết na, chân thực, chân thành, thẳng thắn, ngay thẳng …
* Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như ở BT 1.
 Lời giải đúng:
 a.Các từ chỉ dùng để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng,
 tráng lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hùng tráng, hoành tráng,... 
 b.Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha …
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT 3.
 -GV giao việc: Các em chọn một từ đã tìm được ở BT 1 hoặc ở BT 2 và đặt câu vời từ đó.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
 * Bài tập 4:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT 4 và đọc các dòng trong cột A, cột B.
 -Cho HS làm bài.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 +Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
 +Ai cũng khen chi Ba đẹp người, đẹp nết.
 +Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Khen những HS, những nhóm làm việc tốt.
...........................................................
LỊCH SỬ:
 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
 I.MỤC TIÊU: 
 - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê.
 -HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục :tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê .
 -Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ, nền nếp hơn.	
 -Coi trọng sự tự học. 
II.CHUẨN BỊ: 
 -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
 -PHT của HS .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Những điều trích trong“Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
-Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
-GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề.
b.Phát triển bài:
 *Hoạt động nhóm :GV phát PHT cho HS .
 -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :
 +Việc học dưới thời Lê được tổ chức như thế nào?
-Lập Văn Miếu, thu nhận con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở.
+Trường học thời Lê dạy những điều gì ?
	-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
+Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?
	-Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại 
-GV giảng: GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo. HS phải học thuộc lòng những điều Nho giáo dạy, thông thạo LS của các vương triều phương Bắc để trở thành người biết suy nghĩ và hành động theo đúng quy định của Nho giáo .
 *Hoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
 	Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu. 
-GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh:Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
GV kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của GD đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trinh độ dân trí và văn hoá người Việt.
4.Củng cố:
-Cho HS đọc bài học trong khung .
-Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ?
-Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?
-Qua bài học này em có suy nghĩ gì về GD thời Hậu Lê ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 * GV:Nhờ chính sách GD dân chủ, tiến bộ mà dưới thời Lê nhiều nhân tài phát triển tạo nên sự phát triển chung của kinh tế văn hóa. Đó chính là nguồn sức mạnh của nhà Lê đã biết xây dựng trên sức mạnh của nhân dân . chính sách GD của nhà Lê đến nay vẫn có những giá trị tiến bộ của nó.
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
-Nhận xét tiết học .
........................................................................
 ĐẠO ĐỨC:
 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
 -Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
 - Có thái độ: -Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
 -Đồng tình với những người bạn biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II.CHUẨN BỊ: 
 - SGK Đạo đức 4
 -Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự .
 - Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
-Yêu cầu các nhóm lên đóng vai, thể hiện tình huống của nhóm.
Hỏi: Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại. Theo em, lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lí chưa ? Vì sao? 
-Nhận xé

File đính kèm:

  • docTUẦN 22.doc
Giáo án liên quan