Giáo án lớp 4 -Tuần 2

I.Mục tiêu

 - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

 - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.

 - HS làm BT 1, 2, 3 và BT 4 ( câu a,b). Các bài còn lại HS khá giỏi làm.

II. Đồ dùng dạy học

 Phóng to bảng ( trang 8 – SGK)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 -Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp thành lớp nghìn .
- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu 
- Gv viết số 321 vào cột số trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng số vào cột ghi hàng .
- Gv cho HS làm tương tự với các số 654000 và 654321.
- GV lưu ý cho HS : Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn 1 chút .
HĐ3: Thực hành:
Bài tập1: Gv cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
GV cho HS nêu kết quả các phần còn lại.
Bài tập 2:
- Gv viết số 46 307 lên bảng chỉ lần lượt vào các chữ số 7;0;3;6;4;yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng 
- HS làm các bài còn lại . GV chấm chữa bài.
Bài tập 3: Cho HS tự làm bài theo mẫu.
Phân tích số thành tổng
Hoạt động nối tiếp 
Cho HS nhắc lại: 1 lớp gồm mấy hàng. Cho HS nêu lớp nghìn và lớp đơn vị .
Dặn dò
-1 HS làm bài 4.
- HS nêu tên các hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị
- HS lên bảng viết từng số vào cột ghi hàng .
- HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
- HS nêu kết quả 
- HS nêu tên hàng trong các số
- HS tự làm bài 
-HS làm bài:
503 060 = 500 000 + 3000 + 60
83 760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60
Một lớp gồm 3 hàng: lớp nghìn ( hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn) và lớp đơn vị ( hàng trăm, chục, đơn vị )
***************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 4. Bài: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I.Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc một đoạn thơ với giọng tự hào tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối).
KNS: Hợp tác, lắng nghe tích cực,…
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19,SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ đầu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối đọc đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và trả lời câu hỏi: Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì Sao?
GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 
- GV chia đoạn thơ
- Gv đọc mẫu lần 1 
 b.Tìm hiểu bài:
Ban học tập cho các bạn thảo luận nhóm trả lời các cau hỏi trong bài.
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Đoạn thơ này nói lên điều gì?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
+ Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó?
+ Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì?
Nội dung bài nói lên điều gì ?
GV ghi nội dung bài thơ lên bảng.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn đọc đoạn thơ thứ hai
- Nhận xét- Tuyên dương
- Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc lòng khổ thơ,.
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng 1 đoạn yêu thích
Nhận xét, cho điểm HS.
Hoạt động nối tiếp 
GV hỏi : Qua câu chuyện cổ, ông cha ta khuyên con cháu điều gì?
- Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ.
- 3 HS lên bảng tiếp nối đọc và trả lời
- 1HS đọc toàn bài
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn. Luyện phát âm
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn. Giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
-Học sinh tự thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
+ Truyện có nội dung rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa, giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của ông cha,truyện cổ cho đời sau nhiều lời dặn quý báu của ông cha….
+ Đoạn thơ ca ngợi truyện cổ đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành.
+ Nhớ đến truyện cổ Tấm Cám,, Đẽo cày giữa đường .
+ Truyện Trầu cau, Thạch Sanh., Sự tích quả dưa hấu…
+ Là những bài học quý,ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau.
- Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước vì những câu chuyện có đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
- 2 HS đọc 
- HS đọc đoạn bài thơ. Tìm giọng đọc của bài
- 1HS đọc
- Đọc theo cặp
- Đọc thi
- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- HS thi học thuộc lòng.
Khuyên con cháu hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin.
- HS thực hiện
**************************************
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3. Bài: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I.Mục tiêu
	- Hành động của nhân vật thể hiện tích cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật ( ND ghi nhớ)
 - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim Sẻ, Chim Chích) , bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện. 
- KNS: Hợp tác, tư duy,…
II. Đồ dùng dạy học
 Giấy khổ to kẻ sẵn bảng và bút da- VBT tiếng việt, tập 1 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Kiểm tra bài cũ:
Ban học tập cho bạn trả lời câu hỏi : 
+ Thế nào là kể chuyện? Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện ?
GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới 
HĐ1:Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ2: Nhận xét 
- Gọi HS đọc truyện 
- GV đọc diễn cảm câu chuyện.
Chia HS thành 4 nhóm nhỏ. Phát giấy và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu .
Hành động của cậu bé
 Y nghĩa của hành động 
…
…
- GV hỏi : + Thế nào là ghi lại vắn tắt ?
- Gọi 2 nhóm dán phiếu và đọc kết quả làm việc trong nhóm Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Qua mỗi hành động của cậu bé bạn nào có thể kể lại câu chuyện ?
+ Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động nói trên?
+ Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý đến điều gì?
* Ghi nhớ : Gọi 2 HS đọc Ghi nhớ 
HĐ3: Luyện tập 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV hỏi: + Bài tập yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS thảo luận cặp để làm bài tập, yêu cầu 2 HS lên bảng thi gắn tên nhân vật phù hợp với hành động .
-Yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp các hành động thành 1 câu chuyện .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn và đưa ra kết luận.
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp..
Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại câu chuyện Chim Sẻ và Chim chích.
- 2 HS lên bảng trả lời
-HS đọc truyện 
-HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
+ Là ghi những nội dung chính quan trọng 
+ 2 nhóm dán phiếu và đọc kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS kể
+ Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
+Khi kể cần chú ý kể những hành động tiêu biểu
2 HS đọc 
+ 1 HS đọc 
+ Điền đúng tên nhân vật
- HS thảo luận cặp để làm bài 
2 Hs lên bảng thi gắn tên nhân vật phù hợp với hành động .
- HS thảo luận 
+ HS nhận xét bài của bạn và đưa ra kết luận .
+ HS kể lại 
**********************************************
 Môn: KHOA HỌC 
Tiết 4. Bài: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TT)
I.Mục tiêu
 - Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết .
 - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể người sẽ chết.
GDBVMT : -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
KNS: Hợp tác, tư duy.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 8,9 SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Kiểm tra bài cũ: 
 Ban học tập cho học sinh ôn lại bài học trước
Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
 Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì ?
 - Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất.
 -GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 8 / SGK và trả lời câu hỏi.
 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
 2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ?
-Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu.
 - Nhận xét câu trả lời của từng HS.
 * Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
 HĐ3: Sơ đồ quá trình trao đổi chất. 
 Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước. câu hỏi sau:
 1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
 Kết luận(SGK)
 HĐ4: Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất. 
GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Dán sơ đồ trang 7 phóng to lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành”.
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
 -Gọi HS nhận xét bài của bạn.
 -Kết luận về đáp án đúng.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Hoạt động nối tiếp 
- GD BVMT :
+Làm sao bảo đảm vệ sinh trong quá trình trao đổi chất ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học phần Bạn cần biết và vẽ sơ đồ ở trang 7/ SGK.
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-Quan sát hình minh hoạ và trả lời.
+Hình 1: vẽ cơ quan tiêu hoá. Nó có chức năng trao đổi thức ăn…
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm và nhận phiếu học tập.
-Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
- Đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Đọc phiếu học tập và trả lời.
- HS Nhận xét
-HS lắng nghe.
-2 HS lần lượt đọc phần thực hành trang 7/ SGK.
- Suy nghĩ và làm bài, 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm cho phù hợp.
-1 HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
+ Phải ăn sạch, uống sạch, hít thở không khí trong lành. Phải vệ sinh nhà cửa và xung quanh nhà thường xuyên. Đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định.
- HS về nhà thực hiện 
*******************************************
Ngày soạn: 8/9/2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
Môn: TOÁN 
Tiết 9. Bài: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I.Mục tiêu
	- So sánh được các số có nhiều chữ số.
	- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số t

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 2 lop 4 moi.doc