Giáo án lớp 4 - Tuần 2

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết và đọc các số có 6 chữ số.

- HS khá, giỏi làm phần c, d bài 4

- GD ý thức ham học toán

II. Thiết bị dạy - học:

-GV: Sử dụng các bảng gài có thẻ ghi số.

-HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học :

1. Tổ chức:

2. Bài cũ:

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
HS:mò cua bắt ốc.
- Bà làm gì khi bắt được ốc?
HS: thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi.
+ Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
HS: Nhà cửa quét sạch sẽ, đàn lợn được ăn no, cơm nước nấu sẵn, vườn rau sạch cỏ.
+ Đoạn 3: Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì?
- Bà thấy 1 nàng tiên từ chum nước bước ra.
- Sau đó bà lão đã làm gì ?
- Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.
- Câu chuyện kết thúc thế nào ?
- Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như 2 mẹ con.
b. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình:
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ?
HS: em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung câu chuyện, không đọc lại từng câu.
GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp mời 1 HS giỏi kể mẫu.
* HS kể theo cặp (nhóm)
HS: Kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* HS nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-> Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. Con người phải thương yêu nhau, ai sống có hậu, thương yêu mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
- GV và HS bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất.
4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về học thuộc 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ.
Khoa học
Tiết 4:Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu:
- HS có thể sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường và nhận ra nguồn gốc của
những thức ăn chứa chất bột đường.
II. Thiết bị dạy - học:
	- Hình trang 10, 11 SGK . Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất ?
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét bạn .
3 . Bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài.
a. HĐ1: Tập phân loại thức ăn.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Yêu cầu HS mở SGK và trao đổi theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi 3 SGK.
HS: - Làm việc theo nhóm đôi nói tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày.
- Quan sát H10 và hoàn thành bảng sau: (SGV trang 36).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV nghe HS trình bày rồi đi đến kết luận:
à Phân loại thức ăn theo các cách:
- Phân loại theo nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng. Có thể chia làm 4 nhóm: chất bột đường + chất đạm + chất béo + vitamin và chất khoáng.
HS: Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
b. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: HS làm việc theo cặp.
HS: Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường trang 11 SGK và tìm hiểu vai trò.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên các thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình trang 11 SGK ?
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hàng ngày ?
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà các em thích ăn ?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?
- Nhận xét, bổ sung.
HS: Suy nghĩ trả lời.
c. HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho HS.
HS: - Làm việc với phiếu học tập.
- 1 số HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận.
4. Hoạt động nối tiếp : - Nêu vai trò của chất bột đường ? 
 - Nhận xét giờ học. Về nhà học bài.
______________________________________________
Địa lý
Tiết 2: dãy hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
- HS biết chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ. Trình bày 1 số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng.
- HS khá, giỏi chỉ và đọc tên dãy núi chính ở Bắc Bộ, giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát nổi tiếng
- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
III. Thiết bị dạy học: 
	Bản đồ, tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, 
II. Các hoạt động dạy học:
1.Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Dãy Hoàng Liên Sơn dãy núi cao và đồ sộ Việt Nam:
* HĐ1: Làm việc các nhân hoặc theo cặp.
+ Bước 1:
- GV chỉ vị trí của dãy núi HLS trên bản đồ Việt Nam treo tường và yêu cầu HS dựa vào ký hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở H1 SGK.
- HS: Dựa vào lược đồ và kênh chữ mục 1 trong SGK để trả lời câu hỏi:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
- Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta, trong đó dãy núi nào dài nhất 
- Dãy nũi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
- Dãy Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km, rộng bao nhiêu km ?
- Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
+ Bước 2: Gọi HS trình bày.
HS: Trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và bổ sung.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm.
HS: làm việc trong nhóm theo các gợi ý sau:
- Chỉ đỉnh Phan - xi - păng trên hình 1 và cho biết độ cao?
- Tại sao đỉnh núi đó được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
- Quan sát H2 hoặc tranh ảnh để mô tả đỉnh núi?
b. Khí hậu lạnh quanh năm
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
* HĐ3: làm việc cả lớp:
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
HS: 1 - 2 em trả lời trước lớp.
- GV gọi 1 HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lý Việt Nam treo tường.
HS: Trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK.
4. Hoạt động nối tiếp : - Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài.
Ngày soạn: 2/9/2013
Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2013
Toán
Tiết 8: Hàng và lớp
I. Mục tiêu:Giúp HS nhận biết được:
- Lớp đơn vị gồm 3 hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp.
- Giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
- Rèn kĩ năng nhận biết chính xác 
- GD ý thức ham học toán
II. Thiết bị dạy - học:
	-GV: Bảng phụ kẻ như phần đầu bài học.
	-HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ : Yêu cầu HS đọc , viết các số sau : 368972 , 581203
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Giới thiệu lớp nghìn, lớp đơn vị:
- Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn ?
HS: Hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Hàng đơn vị, chục, trăm hợp thành lớp đơn vị hay lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào ?
HS: hàng đơn vị, chục, trăm
- GV viết số 321 vào cột số trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng.
- GV tiến hành tương tự như vậy với các số 654000; 654321
HS: Viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm.
b. Thực hành:
* Bài 1: 
HS: - Quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
- Cho HS nêu kết quả các phần còn lại.
* Bài 2: (Làm 3 trong 5 số)
a) GV chỉ viết số 46307 lên bảng chỉ lần lượt vào từng số yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng.
HS: Nêu chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
- GV ghi số 65032 lên bảng và hỏi chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào ?
HS: hàng chục, lớp đơn vị.
- GV hỏi tương tự với các số còn lại.
b) GV cho HS nêu lại mẫu.
- Viết số 38753 lên bảng và yêu cầu HS đọc số
HS: Đọc số
- Chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào ?
- Hàng trăm, lớp đơn vị.
- Giá trị của chữ số 7 là bao nhiêu ?
- Là 700
GV cho HS làm tiếp các phần còn lại.
* Bài 3: 
HS: Tự làm theo mẫu.
GV nhận xét, cho điểm.
52314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4
503060 = 500 000 + 3 000 + 60
83760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60
* Bài 4:
HS: Tự làm rồi chữa bài.
* Bài 5: 
HS: Quan sát mẫu rồi tự làm bài.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ?
 - GV tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà xem lại bài tập.
Tập đọc
Tiết 13: Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào trầm lắng.
- Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước , đó là những câu chuyện vừa nhân hậu , vừa thông minh , chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của 
cha ông.
- Học thuộc lòng bài thơ.( 10 dòng đầu hoặc 12 dòng cuối)
II. Thiết bị dạy - học:
	- Tranh minh hoạ trong SGK + sưu tầm thêm tranh về truyện cổ như: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, 
	- Giấy khổ to ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Sau khi đọc xong toàn bài em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao ?
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
HS: Tự nêu những hình ảnh thể hiện sự bất bình trước cảnh ức hiếp kẻ yếu. 
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi đầu bài:
 a. Luyện đọc: - 1 HS đọc bài 
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ 
 ( 2, 3 lần ).
- Bài thơ chia làm mấy đoạn ?
GV nghe HS đọc và sửa sai cho những em đọc sai + giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
HS: - Đọc theo cặp
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm bài và cho biết vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của ông cha: Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, 
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin, 
- Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
HS: Tấm Cám, Thị thơm, Đẽo cày giữa đường.
GV có thể hỏi HS về nội dung 2 truyện đó, sau đó nói về ý nghĩa của 2 truyện đó.
-Tìm thê

File đính kèm:

  • docTuan 2-H.doc
Giáo án liên quan