Giáo án lớp 4 - Tuần 19 năm 2012
I/ Mục tiêu. Giúp hs:
- Biết ki-lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Biết 1 km2 = 1000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Làm được bài 1; bài 2; bài 4(b). HSKG làm thêm các BT còn lại.
II/ Hoạt động dạy - học.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông: 12 phút.
Gv: Để đo diện tích lớn như 1 tỉnh, thành phố, khu rừng, . . . người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét.
Km2 = 1000 000 m2.
y nêu ích lợi của việc trồng rau? H: Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn? H: Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình em? Hs trả lời câu hỏi - Hs khác bổ sung. Gv: Nhận xét, kết luận. Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi tương tự như trên để hs nêu tác dụng, ích lợi của việc trồng hoa. Hs trả lời - Gv nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta Hs: Thảo luận nhóm đôi (Nội dung 2/SGK). H: Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? Các nhóm trình bày - Gv nhận xét bổ sung. Gv: Yêu cầu và gợi ý để hs trả lời câu hỏi ở cuối bài. Gv: Liên hệ nhiệm vụ của hs phải học tập tốt để nắm vững kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Gv: Tóm tắt nội dung chính của bài. Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK. 3/ Củng cố dặn dò: 5'. Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012 Tiết 1: Toán Hình bình hành I/ Mục tiêu. - Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. - Làm được bài 1; bài 2. HSKG làm thêm các BT còn lại. II/ Đồ dùng dạy học. Vẽ sẵn vào bảng phụ các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành. Một số hình bình hành bằng bìa. III/ Hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 hs lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm: 12 km2 = . . . . . . . m2 8000 000 m2 = . . . . . . . km2 120 dm2 = . . . . . . m2 8100 dm2 = . . . . . . . m2 Gv: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Giới thiệu hình bình hành: 5 phút. Gv: Cho hs quan sát các hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, mỗi lần cho hs quan sát một hình lại giới thiệu đây là hình bình hành. A B D C Hoạt động 2: Đặc điểm của hình bình hành: 10 phút. Hs: Quan sát hình bình hành ABCD trong SGK. Hs: Tìm và nêu các cặp cạnh song song với nhau trong hình bình hành. Hs: Dùng thước đo các cặp cạnh trong hình bình hành ABCD và nêu nhận xét. Gv giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện. H: Trong hình bình hành ABCD các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau? (Hình bình hành có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau). Hs: Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành. Gv lưu ý: Hình vuông và hình chữ nhật cũng là hình bình hành vì chúng có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Hoạt động 3: Luyện tập: 15 phút. Bài 1/: Hs nêu yêu cầu. Hs: quan sát hình trong bài tập và viết tên các hình. Gv: Nhận xét, kết luận. Bài 2/: Hs đọc nội dung, yêu cầu bài tập. Hs: Quan sát cho biết hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Gv: Nhận xét, kết luận. Bài 3/HSKG: Hs nêu yêu cầu. Gv: Kẻ lên bảng hình như VBT. Hs: 2 em vẽ tiếp để có hình bình hành - Lớp vẽ vào vở. Hs: Nhận xét bạn vẽ - Gv nhận xét, ghi điểm. 3/ Củng cố dặn dò: Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------- Tiết 2: Kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần. I/ Mục tiêu. Dựa theo lời kể của giáo viên HS nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1); kể lại được từng đoạn của câu chuyện "Bác đánh cá và gã hung thần" rõ ràng, đủ ý (BT2). - Hs biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ SGK. III/ Các hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 hs kể chuyện "Một phát minh nho nhỏ", nêu ý nghĩa truyện. Gv: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: 1 phút. Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn kể chuyện: 30 phút. * Gv kể. Gv kể lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời của nhân vật. Gv kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ. * Kể trong nhóm. Hs: Kể trong nhóm 5, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện. Gv: Theo dõi, giúp đỡ cho các nhóm gặp khó khăn. * Kể trước lớp. Hs: Kể nối tiếp trước lớp (2 lượt), mỗi hs kể về nội dung 1 bức tranh. Hs: Kể toàn truyện (3 em). Gv: Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm cho hs kể tốt. 3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiết 3: Khoa học Tại sao có gió I/ Mục tiêu. - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II/ Đồ dùng dạy học. Hình 74, 75 SGK, chong chóng. Chuẩn bị theo nhóm: Hộp đối lưu, nến, diêm, nén giẻ hoặc vài nén hương. III/ Hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi: H1: Em hãy nêu vai trò của ô xi đối với sự cháy? H2: Nêu vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy? Gv: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Chơi chong chóng: 15 phút. * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. * Cách tiến hành: Gv: Tổ chức cho hs chơi chong chóng theo nhóm 4 ngoài sân trường. Hs: trong quá trình chơi cần timg hiểu xem: - Khi nào thì chong chóng không quay. - Khi nào thì chong chóng quay. - Khi nào thì chong chóng quay nhanh, quay chậm. Gv: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm. Trong trường hợp không có gió hoặc có gió nhẹ gv hướng dẫn để cho các nhóm cử 2 đến 3 bạn chạy cho các bạn quan sát và giải thích tại sao chong chóng quay. Hs: Đại diện các nhóm báo cáo trong quá trình chơi, chong chóng quay nhanh và giải thích: - Tại sao chong chóng quay? - Tại sao chong chóng quay nhanh, quay chậm? Các nhóm khác nhận xét - Gv nhận xét, kết luận ý đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió: 7 phút. * Mục tiêu: Hs biết giải thích tại sao có gió. * Cách tiến hành. Hs: Đọc mục thực hành trang 74 SGK. Hs: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và thảo luận theo câu hỏi: H: Phần nào có không khí nóng? Tại sao? H: Phần nào của hộp có không khí lạnh? H: Quan sát hướng của khói. Khói bay ra qua hướng nào? Hs: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv: Nhận xét, chốt ý đúng. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên: 8 phút. * Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổ ra biển. * Cách tiến hành: Hs: Làm việc theo cặp - Đọc mục "Bạn cần biết" trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để trả lời câu hỏi: H: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? Hs: Đại diện một số nhóm trình bày - Các nhóm khác Nhận xét, bổ sung. Gv: Nhận xét, kết luận. 3/ Củng cố dặn dò: 5 phút. Hs đọc mục "Bạn cần biết" SGK. Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------ Tiết 4: Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người. I/ Mục tiêu. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ. - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) II/ Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài SGK. III/ Các hoạt động dạy - học. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 hs đọc bài "Bốn anh tài" - Nêu nội dung truyện. Gv: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: 1 phút. Gv: Dùng tranh minh hoạ giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc. Hs: Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ (2 - 3 lượt). Gv: Sửa lỗi phát âm và cách đọc cho hs. Gv: Đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài. - Hs: Đọc thầm khổ thơ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên? (Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái Đất. Trái Đất lúc đó chỉ có toàn trẻ em, cảnh vật trống vắng, trần trụi, không dáng cây, ngọn cỏ). Hs: Đọc thầm các khổ thơ còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao có ngay Mặt Trời? (Để trẻ em nhìn thấy rõ). H: Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao có ngay người mẹ? (Vì trẻ cần tình yêu, lời ru, cần bồng bế, chăm sóc). H: Bố giúp trẻ những gì? (Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy cho trẻ biết nghĩ). H: Thầy giáo giúp trẻ những gì? (Dạy trẻ học hành). Hs: Đọc thầm cả bài thơ, suy nghĩ nói lên ý nghĩa của bài thơ. Hs nêu ý kiến - Gv nhận xét, bổ sung: Mọi vật được sinh ra trên Trái Đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. * Đọc diến cảm và học thuộc lòng bài thơ. Hs: Tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em 1 khổ) - Gv hướng dẫn tìm giọng đọc đúng. Gv: Hướng dẫn hs khá đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5. Hs: Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm trước lớp (4 - 5 em). Hs: Nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. Gv: Nhận xét, ghi điểm cho hs đọc tốt. 3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------- Tiết 5: Lịch sử Nước ta cuối thời Trần I/ Mục tiêu. - Nắm được một số sự kiện về sự suy thoái của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tỳ nổi dậy đấu tranh. - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy thoái của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. - HS khá, giỏi: + nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tỳ phục vụ trong gia đình quý tộc. + Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa và
File đính kèm:
- Mới Microsoft Word Document.doc