Giáo án lớp 4 - Tuần 19

I.Mục tiêu:

- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.

- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.

- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.

II. Thiết bị dạy học:

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
- Gọi 1, 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Vai trò quan trọng của người lao động là gì?
- Nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà làm theo những điều đã học.
Kể chuyện
Tiết 148: Bác đánh cá và gã hung thần
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung tranh bằng 1 - 2 câu, kể lại được câu chuyện 1 cách tự nhiên.
 Nắm được ND câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ cốt truyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
3.Giáo dục HS: Mạnh dạn tự tin khi kể chuyện.Biết học tập đức tính tốt của nhân vật.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh minh họa truyện phóng to.	HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức : 
2. Bài cũ : GV gọi HS kể câu chuyện bài trước.
3. Bài mới : *Giới thiệu bài - ghi bài 
a. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể lần 2 chỉ vào tranh.
HS: Cả lớp nghe.
HS: Nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
- GV kể lần 3.
b. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
* Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1, 2 câu.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài 1.
- GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to tranh SGK.
- Suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có chiếc bình to.
+ Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán được khối tiền.
+ Tranh 3: Từ trong bình, một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành 1 con quỷ.
+ Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền.
+ Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện:
HS: 1 em đọc yêu cầu 2, 3.
- Kể chuyện trong nhóm.
HS: Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, sau đó kể cả chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp:
HS: 2, 3 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Một vài em kể cả câu chuyện và nói ý nghĩa.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- YC HS nêu lại ý nghĩa của câu truyện trên.
 - Nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Khoa học
Tiết 38: Gió nhẹ, gió mạnh. phòng chống bão
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
+ Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
+ Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Thiết bị dạy học :
	Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ: - Nêu nguyên nhân gây ra gió ?
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cấp gió:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV).
- Một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
b. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình.”
- GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng.
=> Bài học: (ghi bảng).
HS: 3- 4 em đọc bài học.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
 Ngày soạn 5 - 1 - 2014
 Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014
Toán
Tiết 93: Hình bình hành
I. Mục tiêu:
 - Hình thành biểu tượng về hình bình hành cho HS.
 - Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với 1 số hình đã học.
 - HS yêu thích học toán hình.
II. Thiết bị dạy - học: 
GV: vẽ sẵn vào bảng phụ hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, tứ giác.
HS: Các hình: hình vuông,hình chữ nhật,hình tứ giác.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng chữa bài tập 2a, b bài trước.
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
 HS: Quan sát hình vẽ trong phần bài học 
SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
b. Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành:
- GV gợi ý để HS tự phát hiện ra các đặc điểm của hình bình hành.
HS: Lấy thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện và nêu nhận xét.
- Các cặp cạnh đối diện của hình bình hành như thế nào ?
- Các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Nêu 1 số ví dụ trong thực tế có dạng là hình bình hành ?
- Tự nêu.
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn 1 số hình và yêu cầu HS chỉ ra đâu là hình bình hành.
c. Thực hành:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu. Tự nhận dạng hình và trả lời câu hỏi.
- GVchữa bài và kết luận:
* Bài 2:
- GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
B
A
C
D
M
N
P
Q
HS: Nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
AB và DC là cặp cạnh đối diện.
AD và BC là cặp cạnh đối diện.
- MN và PQ là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- MQ và NP là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
* Bài 3: K,G
Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có hình bình hành.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Khi chữa bài, cho HS đổi vở cho nhau.
- Dùng phấn màu để phân biệt hai đoạn thẳng vẽ thêm.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Hình bình hành có những đặc diểm gì?
 - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 149: Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở các câu thơ kết bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh minh họa bài.bảng phụ
HS: sgk
III. Các hoạt động dạy -học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2HS đọc nối tiếp bài Bốn anh tài
 1HS nêu ND của bài.
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi, cách ngắt nhịp và giải nghĩa từ.
HS: Nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi:
- Trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên ?
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
- Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời ?
- Để trẻ nhìn cho rõ.
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?
- Vì trẻ cần có tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng chăm sóc.
- Bố giúp trẻ em những gì ?
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy cho trẻ biết nghĩ.
- Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
- Dạy trẻ học hành.
- ý nghĩa của bài thơ này là gì ?
- Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em/ ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em/ Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
HS: Nối nhau đọc bài thơ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn (khổ 4 + 5).
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp khổ thơ 4+5
- HS: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi học thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- YC HS nêu lại nội dung của bài.
 - GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 Lịch Sử
Tiết 19: nước ta cuối thời trần
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bi dạy - học:
Phiếu học tập của HS.	
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiếu ghi các câu hỏi sau:
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
HS: Hồ Quý Ly là 1 vị quan đại thần có tài.
+ Ông đã làm gì?
- Ông đã thực hiện nhiều cải cách.
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Li có hợp với lòng dân hay không? Vì sao?
- Hành động truất quyền vua là hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi, và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ.
=> Bài học: Ghi bảng.
HS: 3 em đọc bài học.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết 150: Luyện tập xây dựng mở bài 
trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
- T

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc