Giáo án lớp 4 - Tuần 16 năm 2010

I/ Mục tiêu. (Toan Ánh)

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. ( trả lời được câu hỏi trong SGK).

* HSY: Đọc được một đoạn của bài.

HSHN: Tập đọc đoạn 1-2

II/ Đồ dùng dạy học.

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học.

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

3 HS Đọc thuộc lòng bài thơ "Tuổi ngựa" nêu nội dung bài.GV: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy học bài mới.

a) Giới thiệu bài: 1 phút.

GV: Treo tranh minh hoạ - HS quan sát.

GV: Sử dụng tranh giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 16 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trả lời câu hỏi:
H: Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
HS: Đọc thầm cả bài, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Chú bé gỗ đã làm cách gì để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
H: Chú bé gỗ đã gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
H: Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngỗ nghĩnh và lí thú?
HS tiếp nối nhau phát biểu - GV nhận xét, kết luận.
H: Truyện nói lên điều gì?
Đại ý: Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu của lão Ba-ra-ba.
* Đọc diễn cảm.
4 HS đọc lại truyện theo vai: Người dẫn truyện, Ba-ra-ba , Bu-ra-ti-nô, cáo.
Lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, GV hướng dẫn thêm.
GV: Nêu đoạn văn cần luyện đọc Cáo lễ phép ngả mũ . . . nhanh như mũi tên".
HS luyện đọc theo nhóm 4.
HS: Thi đọc theo vai đoạn, toàn truyện (2 - 3 lượt).
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2. TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I/ Mục tiêu.
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 3 chữ số ( chia hết, chia có dư).
- Làm được bài 2(b). 
* HSKG: làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: nhân với số có 1 chữ số
II/ Đồ dùng dạy học.
GV - HS: SGK.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
3 HS lên bảng thực hiện phép chia - Lớp làm vào nháp.
10278 : 74	36570 : 49	22622 : 58
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia: 15 phút.
a) Phép chia 1944 : 162.
GV: Ghi bảng phép chia - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
	1944 162	* Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
	 324	 12
	 00
GV: Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:
- 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 dư 4.
- 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 468 m
468 > 324 nên chỉ lấy 3 : 1 được 2.
H: Đây là phép chia hết hay có dư?
b) Phép chia 8469 : 241.
GV: Ghi bảng phép chia - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
	8469 241	* Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
	1239	 35
	 034
GV: Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:
- 846 : 241 có thể ước lượng 8 : 2 = 4 nhưng vì 4 x 241 = 964 mà 964 > 846 nên chỉ lấy 8 : 2 được 3.
- 1239 : 241 có thể ước lượng 12 : 2 = 6 nhưng vì 6 x 241 = 1446 mà 1446 > 1239 nên chỉ lấy 12 : 2 được 5.
H: Đây là phép chia hết hay có dư?
H: Số dư và số chia như thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập: 15 phút.
 Bài 1b: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
Bài 2b: HS nêu yêu cầu.
HS: Trao đổi theo cặp - Tự làm bài vào vở.
HS lên bảng làm. GV nhận xét.
 Bài 2a: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
 Bài 3: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3. TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG.
I/ Mục tiêu.
- Dựa vào bài tập đọc "Kéo co" thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội ) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. 
KNS: Thể hiện sự tự tin.
HSHN: biết giới thiệu về bản thân, người thân địa chỉ
III/ Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ trang 160/SGK.
IV/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì?
2 HS đọc dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập: 30 phút.
* Bài tập 1: 2 HS đọc yêu cầu.
1 HS đọc bài tập đọc "Kéo co".
H: Bài tập đọc "Kéo co" giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
HS: Làm bài tập theo cặp (2 HS ngồi cùng bàn thuật các trò chơi và tự sửa sai cho nhau).
GV: Nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động, hấp dẫn.
HS: 3 - 5 em trình bày trước lớp.
GV: Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và ghi điểm cho từng HS.
* Bài tập 2: 
- Tìm hiểu đề.
HS: Đọc yêu cầu - quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Trò chơi: Thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
- Lễ hội: Hội đua thuyền, hội cồng chiêng, hội hát quan họ (hội Lim).
H: Địa phương mình hằng năm có những lễ hội gì?
H: Ở những lễ hội đó có trò chơi nào thú vị?
GV: Giới thiệu cho HS dàn ý chính để làm bài:
- Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hoặc trò chơi.
- Nội dung hình thức lễ hội hoặc trò chơi:
+ Thời gian tổ chức.
+ Những việc tổ chức lễ hội hay trò chơi.
+ Sự tham gia của mọi người.
- Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.
- Kể trong nhóm.
HS: Dựa vào dàn ý để kể trong nhóm đôi.
GV: Theo dõi, giúp đỡ từng nhóm.
GV lưu ý HS: Cần giới thiệu rõ về quê mình ở đâu, có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó để lại cho em ấn tượng gì?
- Giới thiệu trước lớp.
HS: 3 - 5 em trình bày trước lớp.
GV: Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và ghi điểm cho từng HS.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GVnhận xét tiết học, dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: KĨ THUẬT 
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN( Tiết 2)
I/ Mục tiêu.
Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.( không bắt buộc HS nam thêu).
* Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu, để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS .
II/ Chuẩn bị.
- HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ : Vải, len, chỉ thêu, chỉ khâu các màu; kim, khung thêu, kéo .
III/ Các hoạt động chủ yếu.
1. Giới thiệu bài.
2. HDHS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- Mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình đã chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và HD lựa chọn sản phẩm.
- HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình đã chọn. GV giúp đỡ thêm trong khi HS thực hành .
3. Tổng kết tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Tiết sau mang SP đang làm dở ở tiết này để làm tiếp.
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tiết 3. TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu.
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- Làm được bài 1(a); (bỏ bài 2,3) . 
* HSKG: làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: học bảng nhân 5-6
II/ Hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1 phút. 
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 35 phút.
Bài 1a: HS nêu yêu cầu.
Gọi HS lên bảng mỗi HS làm một phép tính - Lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 1b: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
 Bài 4: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 CÂU KỂ
I/ Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể ND Ghi nhớ ). 
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến ( BT2).
* HSTB,Y: Dặt được một số câu đơn giản.
HSHN: tập chép bài tùy chọn
II/ Đồ dùng dạy học.
GV - HS: VBT, SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 HS lên bảng đọc thuộc lóng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài học trước.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài.
b) Nhận xét: 15 phút.
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Đọc câu được in đậm trong đoạn văn.
H: Câu "Những kho báu ở đâu?" là kiểu câu gì? Nó dùng để làm gì?
H: Cuối câu ấy có dấu gì?
HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, kết luận ý đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
H: Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
H: Cuối mỗi câu có dấu gì?
HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, kết luận ý đúng.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
H: HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, kết luận ý đúng.
H: Câu kể dùng để làm gì?
H: Dấu hiệu nào để biết câu kể?
c) Ghi nhớ: 5 phút.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
d) Luyện tập: 10 phút.
Bài 1/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung.
HS: Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT.
HS: Nêu kết quả bài làm - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung.
GV: Gợi ý một số câu mẫu.
HS: Tự làm bài vào VBT.
Gọi 1 số HS trình bày bài làm (5 - 7 em).
GV: Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và ghi điểm cho HS.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm lại các bài tập và học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tiết 3: TOÁN 
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( tiếp theo)
 I/ Mục tiêu.
- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Làm được bài 1( bỏ bài2, 3)
 * HSKG: làm thêm các BT còn lại.
 * HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: học bảng nhân 5-6
 II/ Các hoạt động dạy học. 
 A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT1(b) của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS .
 B. Dạy - học bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn thực hiên phép chia.
 a) Phép chia 41535 : 195 (Trường hợp chia hết)
- GV viết lên bảng phép chia trên . Yêu cầu HS đặt tính rồi tính (1 HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở nháp )
- GV theo dõi HS làm.( Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính. Nếu sai GV hỏi trong lớp có ai còn có cách làm khác không?)
- GV hướng dẫn lại (như SGK), chủ yếu HDHS cách ước lượng thương trong các lần chia.
- GV hỏi: Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?( phép chia hết)
 b) Phép chia 80120 : 245 ( Trường hợp chia có dư) 
( GV HD tương tự như phép chia 41535 : 195) 
- GV hỏi : Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ? (phép chia có dư).
 3. Thực hành.
 Bài 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi : BT yêu cầu chúng ta làm gì ? ( HS trả lời )
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 4: HSK,G nờu kết quả. GV nhận xét.
 C. Cũng cố - Dặn dò.
GVtổng kết g

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 16 KNS.doc