Giáo án lớp 4 - Tuần 16

I.Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện kỹ năng chia cho số có 2 chữ số.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

- HS yêu thích môn học.

II. Thiết bị dạy học: GV:Bảng phụ. Phiếu HT. HS: SGK, nháp ,thước kẻ

III. Các hoạt động dạy học

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g HS kể cho nhau nghe trong nhóm.
- GV đến từng nhóm, nghe, hướng dẫn.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Một vài em nối nhau kể trước lớp. Kể xong có thể nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ . Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
 _________________________________________________
	 Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
trò chơi: "lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 - HS yêu thích môn thể dục.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi,…
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp.
- Trò chơi “Chẵn lẻ”.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn: đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Cả lớp tập theo nội dung ôn.
- Mỗi tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, dang ngang.
- Các tổ biểu diễn, GV nhận xét và đánh giá.
b. Trò chơi vận động:
- GV phổ biến cách chơi.
HS: Cả lớp chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay, đi lại thả lỏng, hít thở sâu.
 Đạo đức
Bài 8 : yêu lao động (tiết1)
I.Mục tiêu:
 - HS hiểu được giá trị của lao động. 
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.H
 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.Biết học và làm theo tấm gương yêu lao động của Bác Hồ.
- Kĩ năng cần giáo dục : Kĩ năng xác định giá trị của lao động . Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường . 
II. Thiết bị dạy học:
GV:Tranh ảnh, đồ vật để đóng vai.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức :
2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài học.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê - chi - a ”.
- GV đọc lần thứ nhất.
- Cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK.
HS: 1 em đọc lại lần thứ hai.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người.
=> Ghi nhớ (Ghi bảng).
HS: Đọc ghi nhớ và tìm hiểu ý nghĩa của ghi nhớ.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài 1 SGK).
- GV chia nhóm, giải thích yêu cầu.
HS: Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
c. Hoạt động 3: Đóng vai (bài 2).
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận.
- Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao ?
- Ai có ứng xử khác ?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử.
4. Hoạt động nối tiếp:
	-Lao động đem lại điều gì cho con người?
 - Về nhà ôn bài . Chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn 10 - 12 - 2012
 Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn. Chia 1 số cho 1 tích.
	- Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán.
II. Thiết bị dạy học: GV: Bảng phụ,phiếu HT. 
 HS: SGK, nháp,thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên bảng làm bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
+ Bài 1/a: Đặt tính rồi tính.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
708 : 354
7552 : 236
9060 : 453
- 3 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở toán.
- GV chấm bài cho HS.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu chia một số cho một tích?
	- Về nhà học bài- Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Trong quán ăn “Ba cá bống”
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, rõ ràng: 
 - Đọc lưu loát không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Bu - ra - ti - nô .
 - Biết đọc diễn cảm truyện đọc, gây tình huống bất ngờ, hấp dẫn, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chú bé người gỗ Bu - ra - ti - nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú.
3. Giáo dục HS học tập tài chí của nhân vật Bu - ra - ti - nô
II. Thiết bị dạy học: GV:Tranh minh hoạ, khổ giấy to viết ND bài. 
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài 
HS: Nối nhau đọc đoạn.
- GV nghe, uốn nắn, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Bu - ra - ti - nô cần moi bí mật gì ở lão Ba - ra - ba ?
- Cần biết kho báu ở đâu.
- Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba - ra - ba phải nói ra điều bí mật ?
- Chú chui vào 1 cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba - ra - ba uống rượu say từ trong bình hét lên ...ra bí mật.
- Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
- Cáo A - li - xa và mèo biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất đã báo với ... chú lao ra ngoài.
- Tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ ngĩnh và lý thú ?
HS: Tự do phát biểu.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em đọc truyện theo phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu ND của bài tập đọc . Về nhà ôn bài - Chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục tiêu:
 - Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài “Kéo co”.
 - Biết GT 1 trò chơi hoặc 1 lễ hội ở quê em, giới thiệu rõ ràng ai cũng hiểu được.
 - Giáo dục học sinh yêu quý địa phương mình.
- GD kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin .Thể hiện sự tự tin . Giao tiếp . 
II. Thiết bị dạy học:GV: Bảng phụ,Tranh minh họa 1 số trò chơi.
 HS: SGK, Tranh sưu tầm 1 số trò chơi.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài học giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
* Bài 1:
HS: 2 em đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc lướt bài “Kéo co”, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
- Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ?
- Làng Hữu Trấp, Tích Sơn.
- Một vài em thuật lại trò chơi.
* Bài 2:
a) Xác định yêu cầu của đề.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- Giới thiệu 1 trò chơi hay 1 lễ hội ở quê hương em.
- Mở bài nêu những gì?
- Cần nêu rõ quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.
HS: Nối tiếp nhau giới thiệu.
VD: Quê tôi ở Bắc Ninh, hàng năm sau Tết, cả nhà tôi thường về quê dự lễ hát quan họ. Tôi muốn giới thiệu với các bạn về lễ hội này.
b. Thực hành giới thiệu:
- Từng cặp HS thực hành trò chơi lễ hội của quê mình.
- GV nhận xét, khen những bạn giới thiệu hay.
- Thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà em tìm hiểu thêm về các trò chơi khác ở địa phương mình hoặc ở nơI khác.
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
trò chơi: "nhảy lướt sóng"
I. Mục tiêu:
 - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Học trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
 - HS thích vận động rèn luyện sức khoẻ.
II. Địa điểm phương tiện:
Sân trường, còi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm theo địa hình hàng dọc.
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
- Khởi động các khớp cổ tay, chân.
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
+ GV hô cho cả lớp tập.
- HS tập theo sự điều khiển của GV 2 – 3 lần.
- Tập theo tổ, nhóm.
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Nhảy lướt sóng”.
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
HS: Chơi trò chơi.
- GV quan sát HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Câu kể
I. Mục tiêu:
 - HS biết thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. 
 - Biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
 - Giáo dục HS biết dùng câu khi nói cho hay.
II. Thiết bị dạy học: GV: Bút dạ, giấy khổ to
 HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
2 HS làm lại bài 2, 3 giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài .
a. Phần nhận xét:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và phát biểu.
- GV nghe, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2:
- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV phát giấy cho 1 số HS làm bài trên phiếu.
- Một số HS làm vào phiếu lên trình bày.
- Chốt lời giải đúng (SGV).
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 4 - 5 em đọc nội dung ghi nhớ SGK.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm ghi vào giấy.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Chiều chiều trên .. thả diều thi
đ Kể sự việc.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm
đ Tả cánh diều.
+ Chúng tôi vui sướng .. lên trời.
đ Kể sự việc và nói lên tình cảm.
+ Tiếng sáo .. trầm bổng
đ Tả tiếng sáo diều.
+ Sáo đơn ... vì sao sớm
đ Nêu ý kiến nhận định.
* Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- 1 em làm mẫu.
- HS làm bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau trình bày.

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan