Giáo án lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả

- Hiểu từ ngữ trong truyện.

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hội Hợp B, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= 106570 : 5 
 y = 21314
b.
 450906 : y = 6
 y =450906 : 6 
 y =75151
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Tiếng Anh
Giỏo viờn bộ mụn soạn giảng
Tập đọc
Chú đất nung (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm 1 người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được 2 người bột yếu đuối.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em đọc bài trước.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ khó, và hướng dẫn cách ngắt.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi.
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bạn bột gặp nạn? 
- Nhảy xuống nước vớt họ lên bờ, phơi nắng cho se bột lại.
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột?
- Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước.
+ Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
- Có ý thông cảm với 2 người bột, chỉ sống trong lọ thủy tinh, không chịu đựng được thử thách / cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách khó khăn, trở thành người có ích. 
+ Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
VD: Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
Vào đời mới biết hai hơn.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm theo phân vai 1 đoạn.
- Từng nhóm đọc theo vai.
- Thi đọc giữa các nhóm.
2’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
	- Nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số.
- Thực hiện quy tắc chia 1 tổng (1 hiệu) cho 1 số.
II. Đồ dùng: 
SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Bài cũ:
HS: 2 HS lên chữa bài tập.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm, 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) Mỗi phép tính thực hiện 4 lần chia.
b) Mỗi phép tính thực hiện 5 lần chia.
6749 : 7 (chia hết).
359361 : 9 (chia hết)
42789 : 5 (chia có dư)
238057 : 8 (Chia có dư)
+ Bài 2: 
HS: Đọc đầu bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
- Một em lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
a) Hai lần số bé là:
42506 – 18472 = 24034
Số bé là:
24034 : 2 = 12017
Số lớn là:
12017 + 18472 = 30489
 Đáp số: Số bé là 12017
 Số lớn là 30489.
- GV và lớp nhận xét, chấm điểm.
+ Bài 3: 
- GV hướng dẫn thực hiện theo các bước.
HS: Đọc đầu bài và tự làm. Một em lên bảng giải.
+ Tìm số toa xe chở hàng.
+ Tìm số hàng do 3 toa chở.
+ Tìm số hàng do 6 toa chở.
+ Tìm số hàng trung bình mỗi toa.
Bài giải:
Số toa xe chở hàng là:
3 + 6 = 9 (toa)
Số hàng do 3 toa chở là:
14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa chở là:
13275 x 6 = 79650 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:
(43740 + 79650) : 9 = 13710 (kg)
Đáp số: 13710 kg.
- GV và cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Búp bê của ai?
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Nghe cô giáo kể câu chuyện “Búp bê của ai”, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê.
- Hiểu truyện, biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:Tranh minh hoạ, giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em kể câu chuyện giờ trước.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV kể chuyện: (2 – 3 lần).
- Kể lần 1 sau đó chỉ tranh minh họa giới thiệu lật đật (búp bê = nhựa hình người, bụng tròn hễ đặt nằm là bật dậy).
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài tập chú ý tìm những lời thuyết minh cho mỗi tranh.
- Xem tranh và trao đổi theo cặp.
- GV phát 6 băng giấy cho mỗi tranh, yêu cầu 6 HS viết lời thuyết minh cho 1 tranh.
- GV gắn 6 tranh lên bảng.
HS: 6 em lên dán 6 tờ phiếu ghi lời thuyết minh ứng với 6 tranh.
- Đọc lời thuyết minh, nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc các em cách xưng “Tôi, tớ, mình, em”.
- 1 em kể mẫu đoạn đầu.
- Từng cặp HS thực hành kể.
- Thi kể trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
HS: Thi kể phần kết của câu chuyện.
2’
4. Củng cố – dặn dò:
? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể cho mọi người nghe
Kĩ thuật
Thêu MóC XíCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
- HS hứng thú thêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình thêu, mẫu thêu, vải, kim, chỉ,…
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em nêu lại các bước thêu.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HS thực hành thêu móc xích:
HS: Nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
- GV nhắc lại và hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý như ở tiết 1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Nghe để nhớ lại.
HS: Thực hành thêu móc xích.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 
3. GV đánh giá kết quả thực hành của HS:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. 
1’
4. Củng cố – dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài 
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu (BS)
Luyện tập về câu hỏi
I. Mục tiêu:
- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
- Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
1’
31’
2.Kiểm tra bài cũ
HS lên bảng làm bài tập
-GV chữa bài nhận xét.
3.Bài mới
-Giới thiệu bài.
-Nội dung
-HS lên bảng làm bài tập
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:
a)Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió.
b)Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
c)Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước.
d)Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy.
-GV chữa bài nhận xét
-HS làm bài vào vở
Bài 2: Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp dưới đây, từ nào là từ nghi vấn( từ dùng để hỏi)
a)Tên em là gì?; Việc gì tôi cũng làm.
b)Em đi đâu?; Đi đâu tôi cũng đi.
c) Em về bao giờ?; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
-GV nhận xét , chốt ý đúng.
-HS làm bài
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa em với bạn về một nội dung tự chọn, trong đoạn văn có dùng câu hỏi.
-GV quan sát giúp đỡ học sinh.
1’
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung
-NHận xét giờ học
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
An toàn giao thông
 Một số biển báo hiệu giao thông thường gặp 
I . Mục tiêu : 
 - HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo đường bộ và ý nghĩa một số biển báo đường bộ thường gặp.
 II . Đồ dùng :
 - Tranh minh hoạ .
III. Các hoạt động : 
TG
 Hoạt động chính
 Hoạt động của GV và HS
5’
10’
3’
2’
1.Giới thiệu bài ATGT 
Hoạt động 1 : Gúc vui học tập
Hoạt động 2 : Túm lược dăn dũ.
Hoạt động 3 : Giao bài tập về nhà ở gúc chia sẻ
Bước 1 : ?
- Các em đã bao giờ thấy các biển báo giao thông đường bộ chưa? Các em có biết biển báo đường bộ là gì không? 
-Bước 1: Xem tranh tỡm hiểu
-Mụ tả tranh
-Tụ màu vào 6 biển bỏo cho giống cỏc biển bỏo giao thụng ở bài tiết 1
Bước 2: Học sinh mụ tả màu
Bước 3: Kiểm tra và nhận xột
HS tiếp nối nhắc lại nội dung ghi nhớ
GV chốt lại ý chớnh
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thụng, tất cả mọi người kho tham gia giao thụng đều phải tuõn theo hiệu lệnh của biển bỏo giao thụng. Vỡ vậy, cỏc em hóy nhớ luõn tuõn theo hiệu lệnh của biển bỏo giao thụng.
HS quan sỏt cỏc biển bỏo giao thụng từ nhà đến trườn, lệt kờ và hỏi cha mẹ, thầy cụ về ý nghĩa của những biển bỏo đú.
 Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung
trò chơi: đua ngựa
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác.
- Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi 1 cách chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện:
Sân trường, còi, phấn,…
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
6’
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi.
25’
2. Phần cơ bản:
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Đua ngựa”.
HS: Nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức chơi.
b. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn tập toàn bài: 
- Cả lớp tập cả bài 2 – 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp do GV hô.
- Lần sau do cán sự hô cho cả lớp tập.
- Kiểm tra thử: 
GV gọi lần lượt từng nhóm lên tập (3 em một nhóm).
- Nhận xét ưu, khuyết điểm chính của từng HS trong lớp.
5’
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay 1 phút.
- GV hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Toán
Chia một số cho một tích
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích.
	- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 14.doc
Giáo án liên quan