Giáo án lớp 4 - Tuần 31 năm 2014

I/ Mục tiêu. (Theo những kì quan thế giới)

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 * HSY-HSHN: Đọc được một đoạn của bài.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học.

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Hs: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi ở bài "Dòng sông mặc áo".

- Gv: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy học bài mới.

a) Giới thiệu bài:

- Gv: Treo tranh minh hoạ - Hs quan sát.

- Gv: Sử dụng tranh minh hoạ giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 31 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài tập 3:
 Hs: đọc yêu cầu bài tập.
Gv: Treo tranh một số con vật lên bảng cho hs quan sát. 
Gv: Nhắc HS chú ý trình tự thực hiện bài tập:
+Đọc hai ví dụ mẫu trong sgk để hiểu yêu cầu bài; cách quan sát độc đáo từng bộ phận của con vật; biết tìm những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của các bộ phận đó.
+Viết lại những từ ngữ miêu tả theo hai cột như ở bài tập 2.
Gv: Cho HS làm bài (theo mẫu kết quả bài tập 1, 2)
Hs: Làm bài vào vở.
Gv: Yêu cầu Hs trình bày bài làm trước lớp.
Hs: trình bày bài làm, nhận xét.
Gv: Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
Gv: Yêu cầu HS về nhà chữa bài, hoàn chỉnh dàn ý tả một con vật nuôi. Quan sát kĩ con mèo hoặc con chó để tiết sau học tốt.
Tiết 3: KHOA HỌC
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I/ Mục tiêu.
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
- KNS: làm việc nhóm.
II/ Đồ dùng dạy học. 
- Hình minh hoạ trong sgk/124, 125.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III/ Hoạt động dạy - học. 
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 
Hs: 2 em lên bảng. 
+Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
+Thực vật cần gì để sống?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. 
(*) Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm.
Gv: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
Yêu cầu: quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+ Mỗi con chuột được sống trong điều kiện nào?
+ Mỗi con chuột này cha được cung cấp điều kiện nào?
Hs: Hoạt động nhóm 4 theo định hướng của GV.
Gv: Gọi HS trình bày.
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Gv: kẻ bảng thành cột và ghi lại lên bảng.
Gv: Nhận xét câu hỏi trả lời của HS và hỏi:
+ Các con chuột có những điều kiện sống nào giống nhau?
+ Con nào thiếu điều kiện gì để sống, phát triển bình thờng? Vì sao?
+ Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
+ Hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần những điều kiện nào?
+ Trong 5 con, con chuột nào có đủ điều kiện sống?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét, kết luận.
(*) Hoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
Gv: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 quan sát tiếp các con chuột và trả lời câu hỏi:
H: Con nào sẽ chết trước? Vì sao?
H: Động vật sống và phát triển bình thường cần có những điều kiện gì?
Hs: Đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Gv: Nhận xét, kết luận:
Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nớc uống và sánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80-95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
Hoạt động kết thúc: 5 phút.
H: Động vật cần gì để sống? 
Gv: Nhận xét câu trả lời của HS.
Hs: 3 em đọc lại mục Bạn cần biết.
Gv: Nhận xét tiết học; dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: KĨ THUẬT
LẮP Ô TÔ TẢI (TIẾT 1)
I Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được
- Với HS khéo tay: Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II Đồ dùng dạy- học
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK
III Các hoạt động dạy- học 
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: DHS quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp trong SGK.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận để trả lời câu hỏi: Để lắp ghép được ô tô tải cần phải có bao nhiêu bộ phận ?
- Cho HS nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
Hoạt động 2: DHS thao tác KT
a) HDHS chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng HS gọi tên, số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng, đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H2-SGK)
- Lắp ca bin (H3- SGK)
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (H4-5-SGK)
- Trong khi GV lắp, gọi 1 hoặc 2 HS lên lắp cùng GV những bộ phận đơn giản.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- GV lắp xe theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) HDHS thực hiện các thao tác tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp ( Cách tiến hành TT như các bài trước ).
Hoạt động 3:Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾT 3).
I/ Mục tiêu: 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Làm được bài 1, bài 2, bài 3. HSKG làm thêm các BT còn lại.
+ HSTB,Y-HSHN: - Làm được bài 1. 
II/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Giới thiệu bài: 1 phút. 
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. 
2/ Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Hs đọc yêu cầu.
- Hs: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Hs: Tự làm bài vào vở.
- Gv: Yêu cầu HS đọc bài làm, giải thích.
- Hs: 1em đọc bài làm, giải thích.`
- Gv: Hướng dẫn HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu.
- Gv: Hướng dẫn nêu cách làm.
- Hs: 4em làm bảng, lớp làm vở. 
- Gv: Cho HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Hs đọc yêu cầu.
- Gv: Hướng dẫn Hs cách làm bài.
- Hs: Tự làm bài vào vở BT.
- Gv: Chấm và chữa bài.
Bài 4:(HS khá, giỏi) Hs đọc yêu cầu.
- Hs: 1 em lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Hs: Nhận xét bài bạn.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5:(HS khá, giỏi) Hs đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào VBT. GV theo dõi giúp HS TB, Y làm bài.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
- Gv: Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 2: LỊCH SỬ
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP.
I/ Mục tiêu. 
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế ).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi hệ việc trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội ( với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc...)
+ Ban hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệtt đối của nhà vua, trừng tri tàn bạo kẻ chống đối.
II/ Đồ dùng dạy-học.
-Phiếu học tập cho HS.
III/ Các hoạt động dạy - học .
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gv: Nêu câu hỏi -gọi HS trả lời
Hs: 3 em trả lời 3 câu hỏi cuối bài 26.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
* Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài. 
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của triều Nguyễn
- Gv: Tổ chức cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm đôi: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hs: Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Gv: Nhận xét, giới thiệu thêm: Nguyễn Ánh là người thuộc dòng họ chúa Nguyễn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cùng dòng họ Nguyễn dạt về miền cực Nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn. Vì thế Nguyễn Ánh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu Pháp để trả thù Tây Sơn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã xử tội những người tham gia khởi nghĩa và các tướng lĩnh của nhà Tây Sơn bằng nhiều cực hình như: đào mồ tổ tiên anh em nhà Nguyễn Huệ; xử chém ngang lưng hoặc cho ngựa xé xác, voi quật chết con cháu tướng lĩnh nhà Tây Sơn.
- H: Sau khi lên hoàng đế, Nguyễn Ánh đã lấy niên hiệu là gì?
- H: Đặt kinh đô ở đâu? 
- H: Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?
- Hs: Trả lời câu hỏi.
- Gv: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý đúng: ... niên hiệu là Gia Long. Kinh đô ở Huế. Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn
- Yêu cầu HS cùng đọc SGK, thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau:
1/ Nêu những sự việc chứng tỏ các vua triều Nguyễn không chia sẻ quyền hành cho ai ?
2/ Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn như thế nào ?
3/ Ban hành Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc như thế nào ?
- Gv: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv: tổng kết ý kiến của HS và kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
Hoạt động 3: Đời sống nhân dân dới thời Nguyễn
- H: Theo em, với cách thống trị hà khắc của triều Nguyễn, cuộc sống của nhân dân sẽ thế nào?
- Hs: Trả lời câu hỏi.
- Gv: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại: 
Dưới thời Nguyễn, vua quan đã bóc lột dân thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế mà nhân dân ta có câu: 
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
- H: Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long?
- Gv: Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 3: ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I/ Mục tiêu. 
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, ĐB duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đã Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ ( lược đồ).
*HS khá, giỏi: Biết các loại đường giao thông từ TP Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam-Hình minh hoạ, lợc đồ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 hs lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài "Thành phố Huế".
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Đà Nẵng - Thành phố cảng
Gv: Cho HS quan sát lợc đồ và nêu:
- Vị trí địa lí của Đà Nẵng (Đà Nẵng nằm ở phái nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵn, bán đảo Sơn Trà).
- Ở Đà Nẵng có

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 31 KNS.doc
Giáo án liên quan