Giáo án lớp 4 - Tuần 13

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách và có kỹ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.

- Củng cố giải bài toán cố lời văn.

- GD ý thức học tập tốt .

II. Thiết bị dạy học :

GV: bảng phụ, phiếu ht

HS: SGK

III . Các hoạt động dạy học :

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lên 1 cách tự nhiên bằng lời của mình.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. GD HS có ý chí vươn lên trong học tập .
II. Thiết bị dạy - học:
Một số truyện viết về người có nghị lực, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký ?
- 2 HS kể nối tiếp câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
- GV dán giấy đã viết đề lên bảng.
HS: 1 em đọc đề bài.
- GV gạch chân các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
- 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại gợi ý 1.
- GV nhắc những nhân vật được nêu tên trong gợi ý: Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Nguyễn Hiền ngoài ra có thể kể chuyện ngoài SGK.
HS: Nối tiếp nhau kể về câu chuyện của mình.
- GV dán dàn ý kể chuyện và nêu tiêu chuẩn đánh giá.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV viết lên bảng tên những HS tham gia thi kể.
- Thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
Khoa học 
Tiết 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông , hồ , kênh , rạch , biển ..bị ô nhiễm .
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương .
- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng trình bày thông tin, kĩ năng bình luận đánh giá.
II. Thiết bị dạy học.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
-Thế nào là nước sạch?
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét .
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
3. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Quan sát từ hình 1- đến hình 8.Trao đổi trong nhóm 2 
- Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho
 từng hình.
- VD: + Hình nào cho biết nước sông, hồ , kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 )
 + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 )
 + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 )
 + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 )
 + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 )
- Trình bày:
- Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước
 lớp về 1 nội dung.
- Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm 
nước ở địa phương.
* Kết luận : - Mục bạn cần biết ( trang 55 ).
- GV đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm.	
b. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- QS các hình, mục bạn cần biêt, thông 
tin sưu tầm được để trao đổi.
* Kết luận: Đọc mục bạn cần biết - trang 55.
 4. Hoạt động nối tiếp : - Đọc mục bạn cần biết.
 - Nhận xét tiết học, về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________________________
 Ngày soạn 17 - 11 - 2013
Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2013
Toán
Tiết 63: Nhân với số có ba chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác .
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy - học: 
 GV: Bảng phụ.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2 . Bài cũ:
HS: 1 HS lên chữa bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV ghi bảng: 	258 x 203
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp:
x
Tích riêng thứ 2 
gồm toàn số 0
 2 5 8
 2 0 3
 7 7 4
 0 0 0
 5 1 6
 5 2 3 7 4
- Nhận xét: Tích riêng thứ hai có đặc điểm gì?
- Gồm toàn số 0.
- Có cần viết vào không?
- Không cần viết tích riêng này.
x
 2 5 8
 2 0 3
 7 7 4
 5 1 6
 5 2 3 7 4
b. Thực hành:
* Bài 1: Làm cá nhân.
HS: 3 em lên bảng, cả lớp làm vào nháp .
- Gọi HS nhận xét.
* Bài 2: HS làm cá nhân.
HS: Tự tính và xem phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai, giải thích vì sao.
* Bài 3: Làm vào vở
HS: Đọc đầu bài suy nghĩ và làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Giải:
 Số thức ăn cần trong 1 ngày là:
 104 x 375 = 39 000 (g) = 39 (kg)
 Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
 39 x 10 = 390 (kg)
 Đáp số: 390 kg.
- GV chấm bài cho HS. 
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
Tập đọc
Tiết 101: Văn hay chữ tốt
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tính kiến trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
 - KNS: kĩ năng kiên định, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tự nhận thức bản thân.
II. Thiết bị dạy - học:
Tranh minh hoạ nội dung bài, 1 số vở sạch chữ đẹp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS đọc bài cũ + trả lời câu hỏi.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài 
-HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ khó, và hướng dẫn nghỉ ngơi những câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi.
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Vì chữ viết rất xấu dù bài văn viết hay.
+ Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- Vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
- Vì chữ xấu quá không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?
- Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu, luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
+ Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện?
+ Mở bài: 2 dòng đầu.
+ Thân bài: tiếp đến “.. cho đẹp”.
+ Kết bài: Đoạn còn lại.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 em nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn.
HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp theo cách phân vai.
- Thi đọc phân vai.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết 13: cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của người quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II. Thiết bị dạy - học:
Lược đồ cuộc kháng chiến, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
HS: Đọc bài học giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời.
HS: Đọc SGK đoạn “Cuối năm .. rút về”.
- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
HS: ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh nước Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến trên lược đồ.
HS: 2 - 3 em trình bày lại.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận theo câu hỏi và trả lời.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Do quân ta rất dũng cảm, Lý Thường Kiệt là tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
- Trình bày kết quả của cuộc kháng chiến?
HS: Trình bày (SGK): Số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp
4.Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
 ________________________________________
Tập làm văn
Tiết 102: Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn kể chuyện của lớp để liên hệ với bài của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi 1 bài viết của mình.
- GD ý thức làm bài tốt .
II. Thiết bị dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Nhận xét chung 
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 em đọc lại đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- GV nhận xét chung.
*) Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
- Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không?
- Diễn đạt câu, ý?
- Sự việc, cốt chuyện liên kết giữa các phần?
- Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật?
- Chính tả, hình thức trình bày bài?
*) Khuyết điểm:
- GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng
- Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến.
b. Hướng dẫn HS chữa bài:
HS: Đọc thầm lại bài của mình, đọc kỹ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- GV đến từng n

File đính kèm:

  • docTuan 13 h.doc
Giáo án liên quan