Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2010

I/ Mục đích yêu cầu

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh,chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

*HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn ,đoạn thơ(tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

HSHN: Tập 1 bài tùy chọn

II/ Đồ dùng dạy học

Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

III/ Hoạt động dạy - học

1/ Giới thiệu bài: 1'.

GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại.

2/ Kiểm tra tập đọc (10 em): 15'.

HS: lên bảng bốc thăm bài tập đọc (5 HS 1 lần).

HS: Lần lượt đọc bài ghi trong thăm - Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

HS: Nhận xét bạn đọc và câu trả lời của bạn.

GV: Nhận xét, ghi điểm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp với ND bài học.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5'
7'
 15'
3'
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu vẽ dạng hình trụ và bầy mẫu để HS tìm hiểu:
+ Hình dáng chung của mẫu?
+ Cấu tạo? ( Cái ca, cái chai)?
+ Đặc điểm của vật mẫu?
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK.
+ Gọi tên các đồ vật ở H.1 tr. 25 SGK.
+ Tìm sự giống và khác nhau của 2 đồ vật (Cái chai và cái chén)?
- GV bổ sung, nêu sự khác nhau của 2 đồ vật.
+ Hình dáng chung: cái chai nằm trong khung hình chữ nhật đứng,…cái chén nằm trong khung hình vuông,…
+ Các bộ phận và tỉ lệ của các bộ phận (Cái chai có cổ bé, miệng bé, vai xuôi, chiều ngang bằng 1/ 2 chiều cao. Cái chén miệng rộng, có quai, chiều cao và chiều ngang bằng nhau)
* Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều đồ vật, vẻ đẹp của đồ vật cũng góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hơn. Vậy chúng ta phải làm gì để để bảo vệ vẻ đẹp đó?
* Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cảnh quan môi trường? 
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và chỉ dẫn cách vẽ qua các bước. (H. 2 tr. 26 SGK)
+ Ước lượng và so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của cái bình, tay cầm để phác khung hình cho vừa tờ giấy sau đó phác đường trục của bình.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận: Miệng, thân, đáy và tay cầm của bình.
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình. Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- GV vẽ bảng hình gợi ý các bước vẽ.
+ Bước 1:
+ Bước 2:
+ Bước 3:
+ Bước 4:
- Để HS biết cách sắp xếp bố cục bài vẽ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
* Tên trò chơi: "Tìm bố cục"
* Mục tiêu của trò chơi: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn bố trong bài vẽ cho HS.
* GV giới thiệu và hướng dẫn cách chơi:
- Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 3 HS.
- GV phát cho mỗi đỗi đội 1 bộ gồm 3 cách sắp xếp, yêu cầu lựa chọn cách cách sắp xếp không cân đối và cân đối dán lên bảng.
- Khi có hiệu lệnh của GV các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo yêu cầu, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
* Sau khi cuộc chơi kết thúc: GV nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ người tham dự và rút kinh nghiệm.
* Thưởng phạt:
- Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, chơi đúng luật và thắng trong cuộc chơi.
- Phạt những HS pham luật chơi.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Có thể đặt 3 mẫu giống nhau ở vị trí thích hợp và chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm vẽ 1 mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành như hướng dẫn.
* Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* Đối với HS khuyết tật: GV hướng dẫn để HS hiểu đặc điểm, hình dáng của đồ vật dạng hình trụ.
- Nhắc nhở HS:
+ Quan sát kĩ hình dáng, tỉ lệ của mẫu trước khi vẽ.
+ Sắp xếp hình vẽ cho cân đối.
+ Khi vẽ xong hình thì vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài đạt và chư đạt treo lên bảng.
- Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét.
+ Bố cục?
+ Hình dáng, tỉ lệ?
+ Màu sắc, đậm nhạt?
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát, nhận biết.
+ Cao, thấp, rộng, hẹp.
+ Cái ca có miệng, thân, quai, đáy.
+ Cái chai có miệng, cổ, vai, thân, đáy chai.
- HS quan sát H.1 tr. 25 SGK.
+ Cái cặp lồng, cái cốc, cái ca, cái chai.
+ Giống nhau: Đều có thân, miệng, đáy.
+Khác nhau: Cái chai to và cao hơn so với cái chén, cái chén có quai.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận và tỉ lệ các bộ phận.
* Yêu quý, giữ gìn các đồ vật cũng như yêu quý và phải có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
* Tham gia các hoạt động làm sạch đẹp, cảnh quan môi trường. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên. Khii đồ vật không dùng nữa thì bỏ vào đúng nơi quy định.
- HS quan sát mẫu và qua sát H. 2 tr. 26 SGK.
+ Ước lượng và so sánh tỉ lệ.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
- Hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu hoặc đậm nhạt.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ.
+ Vẽ khung hình, vẽ trục.
+ Vẽ phác nét chính.
+ Vẽ chi tiết, chỉnh sửa, hoàn chỉnh hình vẽ.
+ Vẽ màu hoặc đậm nhạt.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS chia lớp thành 3 nhóm.
- HS thực hàh theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* HS khuyết tật: hiểu đặc điểm, hình dáng của đồ vật dạng hình trụ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối.
+ Gần đúng với mẫu.
+ Có đậm, có nhạt.
- HS chú ý lắng nghe.
IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà sưu tầm tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ (T5)
I/ Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra đọc (lấy điểm).(Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1) 
- Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
*HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
II/ Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi sẵn tên các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Giới thiệu bài: 1'
GV: Nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Kiểm tra đọc (số HS còn lại và HS chưa đạt ở tiết trước): 15'.
HS: lên bảng bốc thăm bài tập đọc (5 HS 1 lần).
HS: Lần lượt đọc bài ghi trong thăm - Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
HS: Nhận xét bạn đọc và câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3/ Hướng dẫn làm bài tập: 20'.
Bài 1/VBT: HS đọc yêu cầu bài tập.
HS: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ" - GV: ghi bảng.
HS: Thảo luận nhóm đôi và hoàn thành vào VBT.
HS: Nêu - GV nhận xét, ghi bảng.
HS: Nhắc lại nội dung chính của một số bài tập đọc.
GV: Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/VBT: HS đọc yêu cầu.
HS: Thảo luận nhóm đôi và hoàn thành vào VBT.
HS: Nêu - GV nhận xét, ghi bảng ý đúng:
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- Tôi-chị phụ trách
 - Lái
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, quan tâm, thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày dép.
- Cương
- Mẹ Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng, thương con.
-Vua Mi-đát
-Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thông minh, biết dạyk cho vua bài học.
HS: Nhắc lại nội dung bài tập 2.
4/ Củng cố dặn dò: 4'.
H: Các bài tập đọc thuộc chủ điểm vừa ôn giúp em hiểu điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại bài.
TIẾT 2: TOÁN
Kiểm tra định kì - Giữa kì I
(Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của phòng Giáo dục)
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ (T6)
I/ Mục đích yêu cầu
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn;
 nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người ,vật,khái niệm),động từ trong đoạn văn ngắn.
* HS khá, giỏi phân biệt đựơc sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. 
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Giới thiệu bài: 1'.
GV: Nêu mục tiêu tiết học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập: 35'
Bài 1/SGK: Gọi HS đọc đoạn văn.
H: Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
H: Những cảnh đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?
Bài 1/VBT: HS đọc yêu cầu.
HS: Thảo luận nhóm hai và hoàn thành vào VBT.
GV: Chấm và chữa bài.
Bài 2/VBT: HS đọc yêu cầu.
H: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
H: Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
H: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét, sửa sai.
HS: Thảo luận nhốm đôi tìm các từ loại trên trong đoạn văn.
GV: Gọi 1 số HS lên bảng viết từ mình vừa tìm được.
HS nhận xét bổ sung - GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3/VBT: HS đọc yêu cầu.
H: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
H: Thế nào là động từ? Cho ví dụ?
HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành vào VBT.
Gọi 1 số HS nêu trước lớp - HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
3/ Củng cố dặn dò: 4'.
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị làm bài kiểm 
tra viết.
TIẾT 4: KHOA HỌC
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ
I/ Mục tiêu
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, 
không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
*GDMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trang 42, 43 SGK.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5'.
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Nêu các cách phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
H: Nêu các cách phòng tránh bệnh lây qua đường tieu hoá?
H: Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng của Bộ Y tế?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi và vị của nước: 5'.
Hoạt động nhóm 4
HS: Quan sát hình 1, 2 SGK/42 và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
H: Cốc nào đựng nước và cốc nào đựng sữa?
H: Làm Thế nào để nhận biết được điều đó?
H: Qua quan sát em em phát hiện ra tính chất gì của nước?
GV: Quan sát, gợi ý, giúp đỡ các nhóm để các nhóm tự phát hiện ra tính chất của nước:
- Nhìn vào 2 cốc: Cốc nước thì trong suốt, không màu và có thể nhìn thấy rõ chiếc thìa để trong cốc; cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn thấy thìa để trong cốc.
- Nếm lần lượt các cốc: Cốc nước không có mùi vị; cốc sữa có vị ngọt.
- Ngửi lần lượt các cốc: Cốc nước không có mùi; cốc sữa có mùi của sữa.
Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận và ghi nhanh ý kiến đúng lên bảng sau:
Các giác quan sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1 Mắt - nhìn
Không có màu, trong suốt, nhìn rõ chiếc thìa
Màu trắng đục, không nhìn thấy chiếc thìa
2. Lưỡi - nếm
Không có vị
Có vị ngọt của sữa.
3. Mũi - ngửi
Không có mùi
Có mùi của sữa
 Hoạt động 2: Phát hiện hìn

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 10.doc
Giáo án liên quan