Giáo án lớp 4 - Tuần 1 năm 2010

I/ Mục tiêu:

Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các CH trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

A/ Mở đầu:

GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 kỳ 1.

GV yêu cầu HS mở mục lục SGK, đọc tên các chủ điểm trong sách.

GV: Từ xa xưa ông cha ta đã có câu "Thương người như thể thương thân", đó là truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Các bài học môn Tiếng Việt tuần 1, 2, 3 sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống cao đẹp này.

B/ Dạy bài mới:

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 1 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
2 HS đọc lại các câu sau, lưu ý cách ngắt nhịp:
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
HS tìm hiểu nghĩa của các từ được giới thiệu ở phần chú giải.
HS tiếp nối nhau đọc lần 2.
GV đọc bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm: Khổ 1, 2 đọc với giọng trầm buồn; khổ 3 giọng lo lắng; Khổ 4, 5 giọng vui; khổ 6, 7 giọng đọc thiết tha.
b)Tìm hiểu bài.
? Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì? (Mẹ bạn nhỏ bị ốm.)
? Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
"Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay”
"Cánh màn kép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa"
Những câu trên ý muốn nói mẹ bạn nhỏ bị ốm. Lá trầu mẹ không ăn, truyện Kiều mẹ không đọc, ruộng vườn vắng mẹ, mẹ nằm trên giường và rất mệt.
? Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm, lá trầu, truyện Kiều, ruộng vường sẽ như thế nào?
Hs trả lời - Gv nhận xét bổ sung.
? Cụm từ "lặn trong đời mẹ" có ý nghĩ như thế nào? (Có nghĩa: Những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.)
1 HS đọc to khổ thơ 3 - Lớp đọc thầm.
? Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua các câu thơ nào? ("Mẹ ơi cô bác xóm làng đến thăm / Người cho trứng, người cho cam / Và anh y sỹ đã mang thuốc vào".)
? Những việc làm đó cho em biết điều gì? (Tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy nhân ái.)
Tình cảm của hàng xóm láng giềng thật sâu nặng. Vậy tình cảm của mẹ thì sao?
Gọi 1 hs đọc đoạn còn lại. - Lớp đọc thầm.
? Câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? (Bạn nhỏ xót thương mẹ: "Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan". "Cả đời đi gió đi sương / Hôm nay mẹ lại lầ giường tập đi". "Vì con mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn"; Bạn nhỏ không quản ngại làm tất cả mọi điều để mẹ vui: "Mẹ vui con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca"; Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: "Con mong mẹ khỏe dần dần / Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say"; Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn của đời mình: "Mẹ là đất nước tháng ngày của con". 
Hs trả lời - Gv nhận xét:
? Bài thơ muốn nói với các em điều gì? (Tìn cảm sâu nặng: Tình làng xóm, tình máu mủ).
GV tóm tắt và ghi nội dung lên bảng:
ND : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
c) Học thuộc lòng bài thơ.
HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (mỗi em 1 khổ thơ).
GV hướng dẫn hs tìm ra cách ngắt giọng và đọc diễn cảm.
HS đọc diễn cảm theo cặp.
GV nhận xét uốn nắn.
Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm và thuộc lòng khổ thơ 4, 5.
GV nhận xét ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò:
? Bài thơ viết theo khổ thơ nào? (Lục bát).
? Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Hs trả lời - Gv nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán: (Tiết 3)
Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV KT VBT về nhà của HS, nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài - Ghi bảng.
2/ Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng.
HS làm bài vào vở sau đó lên chữa bài.
GV nhận xét sửa sai:
 65321 82100 2623 1585 5
 + - x 08 317
 26385 3001 4 35
 91706 79099 10492 0
Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV gắn bảng.
1000
HS tự làm vào VBT sau đó lên nối kết quả đúng.
60000
800 - 300 + 7000
7500
5000 - 2000 x 2
90000 - 90000 : 3
4000
(4000 -2000) x 2 
GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu, GV ghi bảng.
HS nêu cách làm, làm vào VBT, 2 HS lên bảng chữa bài:
a) x + 527 = 1892 b) x - 631 = 361 
 x = 1892 – 527 x = 361 + 631
 x = 1365; x = 992. 
GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà làm BT trong SGK.
Tập làm văn: (Tiết 1)
Thế nào là kể chuyện?
I/ Mục tiêu:
Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện "Sự tích hồ Ba Bể", VBT.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Mở đầu:
GV giới thiệu về phân môn TLV.
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
? Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào? (Sự tích hồ Ba Bể).
Thế nào là văn kể chuyện? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2/ Phần nhận xét:
Bài tập 1: 1 hs đọc nội dung bài tập.
GV gợi ý để 1 - 2 hs kể lại tóm tắt câu chuyện "Sự tích hồ Ba Bể".
? Câu chuyện có những nhân vật nào? (Bà cụ ăn xin. Mẹ con bà nông dân. Bà con dự lễ hội.)
HS trả lời - Gv nhận xét, ghi bảng.
? Các sự việc xảy ra trong truyện và kết quả của các sự việc ấy?
GV gợi ý cho hs nêu từng sự việc.
GV nhận xét sau đó đính bảng phụ viết sẵn các sự việc ấy.
Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn à Không ai cho.
Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dânà 2 mẹ con cho bà ngủ và ăn trong nhà.
Sự việc 3: Đêm khuya à bà già hiện hình thành một con giao long lớn.
Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi à cho 2 mẹ con 1 nắm tro rồi 2 mảnh vỏ trấu.
Sự việc 5: Trong đêm lễ hội à dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm.
Sự việc 6: Nước lụt dâng lên à mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
HS trả lời - Gv nhận xét ghi bảng.
ý nghĩa: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được thưởng xứng đáng.
Bài tập 2: HS đọc nội dung của bài.
Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV gợi ý và ghi ý trả lời đúng lên bảng.
? Bài văn có những nhân vật nào? (Không có nhân vật.)
? Bài văn có những sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật? (Không có sự kiện nào xảy ra.)
? Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể? (Giới thiệu vị trí, độ cao, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể.)
? Bài "Hồ Ba Bể" với bài "Sự tích hồ Ba Bể" Bài nào là văn kể chuyện? Vì sao? )Bài "Sự tích hồ Ba Bể" là văn kể chuyện vì có nhân vật, cốt chuyện, có ý nghĩa câu chuyện. Bài "Hồ Ba Bể" không phải là văn kể chuyện mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.)
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
? Theo em thế nào là kể chuyện?
HS trả lời - Gv nhận xét ghi bảng.
Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa.
3/ Ghi nhớ:
3 - 4HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4/ Luyện tập:
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài.
GV gợi ý - HS làm bài vào VBT.
Gọi 2 - 3 hs đọc bài làm của mình. Gv có thể hỏi để tìm hiểu rõ nội dung.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở: Đáp án: em, người phụ nữ, em bé.
Nêu ý nghĩa câu chuyện: Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
5/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý: (Tiết 1)
Làm quen với bản đồ
I/ Mục tiêu:
Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
HS khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2/ Dạy bài mới:
a/ Bản đồ:
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn à nhỏ. (Thế giới, Châu lục, Việt Nam,…).
HS đọc tên các loại bản đồ treo trên bảng.
GV: Phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một phần nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam.
Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỷ lệ nhất định.
HS quan sát H1, H2 SGK/5 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta thường làm như thế nào? (Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí đối tượng cần tính toán khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ theo tỷ lệ, lựa chọn ký hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.)
b) Một số yếu tố của bản đồ:
Hs: Quan sát bản đồ địa lý Việt Nam - Thảo luận nhóm theo nội dung sau:
? Tên bản đồ cho ta biết gì? (Hoàn thiện bảng sau):
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện
Thông tin chủ yếu
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Nước Việt Nam
Vị trí, giới hạn, hình dáng của nước ta, thủ đô, một số thành phố, núi, sông
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét và hoàn thiện.
? Trên bản đồ người ta thường thể hiện các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? (Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.)
? Tỷ lệ bản đồ cho em biết gì? (Biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó bao nhiêu lần.
HS đọc tỷ lệ bản đồ H2.
? 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu trên thực tế? (1 cm ứng với 200 m trên thực tế.)
? Bảng chú giải ở hình 3 có những ký hiệu nào? Ký hiệu trên bản đồ được dùng để làm gì?
1 HS lên bảng chỉ và đọc tên bản đồ, chỉ phương phướng, đọc tỷ lệ và ký hiệu bản đồ.
Gv: Nhận xét giảng thêm: Tỷ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỷ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỷ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại.
Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỷ lệ và ký hiệu của bản đồ.
3/ Củng cố dặn dò:
? Bản đồ là gì?3 - 4 HS đọc phần bài học SGK.
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Kỹ thuật: (Tiết 1)
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
I/ Mục tiêu:
Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
Biết cách và thực hiện được thao tác 

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 1.doc
Giáo án liên quan