Giáo án lớp 4 năm 2012

I. Mục tiêu:

+ Củng cố kỹ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài: "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.

+ Củng cố nội dung trong bài:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

+ GD ý thức yêu thương con người với nhau .

II. Thiết bị dạy học: - SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc144 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chữ số,mỗi số có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 vài em lên bảng chữa bài.
- KQ:Có ba số thoả mãn là: 560 ; 650 ; 605 .
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài 4 : Trong các số đã cho,số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?
GV chốt lại: 130 , 5050
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 vài em nêu kết quả.
- Nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 5? Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 ?
	- Về nhà học bài, làm bài tập.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tiếng Việt +
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
 - HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
 - Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - HS thích quan sát và miêu tả đồ vật yêu thích.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Một số kiểu, mẫu cặp sách HS.
HS: SGK, Vở ghi
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu.
a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài.
b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi
 Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ…
 Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn …
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài).
+ Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp.
HS: Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp.
- GV nghe, nhận xét.
- Chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm.
- Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm.
- GV nghe, nhận xét.
HS: Đọc bài của mình.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại cho hay.
Tiếng Việt +
Luyện đọc: rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu rèn đọc diễn cảm.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu nội dung bài: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Thiết bị dạy - học: GV: Tranh minh họa, khổ giấy to viết ND bài
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS đọc bài. 
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- HS nhận xét các bạn đọc.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
* HS đọc diễn cảm kết hợp trả lời CH:
- HS đọc diễn cảm trong nhóm và TLCH
? Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì
? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa
? Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được 
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách suy nghĩ của người lớn
? Sau khi biết rõ công chúa muốn có 1 “Mặt trăng” theo ý nàng chú hề đã làm gì
? Thái độ của công chúa thế nào
* Thi đọc diễn cảm: 
- 3 em đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu lại nội dung bài tập đọc ?
	- Về nhà học bài.
Toán +
Luyện : dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0
 - BT1,2, 3dành cho HS TB, yếu. BT 4, 5 dành cho HS Khá, giỏi.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: phiếu HT
HS: VBT , nháp
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; 
 dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ.
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: (VBT-tr 5)
HS: Đọc đầu bài, tự làm bài vào vở BT.
- GV gọi HS nhận xét bài vài yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó.
- 1 em lên bảng làm.
+ Bài 2: (VBT-tr 5)
HS: Đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở.
- GV gọi 1 HS lên bảng.
- Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra. 
+ Bài 3: (VBT-tr 5) Phát phiếu 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Viết vào mỗi hình vuông một số có ba chữ số và chia hết cho 2
b) Viết vào mỗi hình tròn một số có ba chữ số và chia hết cho 5
- 3 HS làm vào phiếu
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài 4: Khá, giỏi
HS: Đọc yêu cầu và trả lời miệng?
- Sau đó HS viết vào vở BT
+ Bài 5: Khá, giỏi 
Viết vào chỗ chấm số thích hợp vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
HS: Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm rồi sau đó nêu kết quả.
- GV gọi HS nhận xét các nhóm, cho điểm mỗi nhóm.
VD: 0, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu lai các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ?
	- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 tận cùng có chữ số nào? 
 - Về nhà học và làm bài tập.
Tuần 18+
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Toán +
Luyện : dấu hiệu chia hết cho 9
I.Mục tiêu:
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
- BT 1,2 dành cho HS TB yếu, BT 3,4 dành cho HS khá giỏi
II. Thiết bị dạy học: 
	GV: bảng phụ, phiếu HT
 HS : Vở BT, nháp
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên làm bài tập 1, 2 buổi sáng.
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
+ Bài 1(6): 
HS: Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
Gọi HS nêu kết quả.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
- HS làm vào vở bài tập
Các số chia hết cho 9 là: 999, 234
- HS nêu
+ Bài 2(6):
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
? Các số ntn thì không chia hết cho 9 ?
- HS làm vào vở bài tập
Các số không chia hết cho 9 là: 69, 9256, 5452, 8720, 3741113.
- HS trả lời
+ Bài 3(6): 
Nhận xét cho điểm.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- 1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở bài tập
- Nhận xét, chữa bài:
63; 72; 81; 90; 117.
+ Bài 4(6):Viết vào ô trống chữ số thích hợp để được số chia hết cho 9
- GV hướng dẫn HS làm 1 vài số đầu.
342
HS: Đọc yêu cầu
- HS làm vào vở bài tập.
4. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà xem bài, ôn bài .
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Tiếng Việt +
ôn tập các bài tập đọc đã học
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
3. HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy học:
GV: SGK Vở bài tập TVT1
HS: Vở BT TV t1
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước. 
3. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng 
- HS luyện đọc trong nhóm các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học.
- HS luyện đọc các nhân trước lớp
- GV đặt 1 câu hỏi ở đoạn vừa đọc cho HS trả lời.
- GV nhận xét.
- Thi đọc cá nhân
- Những HS có trình độ tương đương thi đọc
- Cả lớp và Gv bình chọn bạn đọc hay
3. Bài tập:
- Học sinh hoàn thành các bài tập ở vở BT
- Đọc lại các bài đã làm
- GV nhấn mạnh nội dung cần nhớ
4. Hoạt dộng nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, tập đọc diễn cảm cho hay.
Tiếng Việt +
ôn tập : DANH từ, động từ, tính từ
I. Mục tiêu:
- Củng cố ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
- HS thêm yêu Tiếng Việt.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Bảng phụ ,VBTTVT1.
 HS: Vở BTTV 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ ? cho VD ?
3. Bài mới:
Bài 1(132):
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Các danh từ, động từ, tính từ là: 
- Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, ...
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
-HS làm vào vở BT
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ đặt câu hỏi.
- GV gọi HS đứng tại chỗ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của từng câu sau:
+ Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. 
VD: 
- Buổi chiều, xe làm gì?
- GV nghe HS đặt câu, nhận xét cho điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét giờ - Về nhà chuẩn bị bài. 
Toán +
Luyện : dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS làm được các bài tập liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2.3.5.9.
- BT 1,2 dành cho HS TB yếu; BT 3,4 dành cho HS khá giỏi.
- HS yêu thích học môn toán.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Bảng phụ - VBTTT2
 HS: Vở BT Toán T2
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức : Báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
 Cho VD
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. HD HS làm bài tập: 
Bài 1(7): 
Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
HS: Đọc yêu cầu.
- HS nêu 
- 3 HS lên bảng
- Nhận xét
- GV gọi HS nhận xét và thống nhất kết quả
a. Các số chia hết cho 3 là: 294, 2763, 3681, 78132
b. Các số không chia hết cho 3là: 634, 6020, 33319.
c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 294, 78132
Bài 2(7):Cho bốn chữ số 0; 6; 1; 2. Viết số có ba chữ số và :
a, Chia hết cho 9
b, Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
HS: Đọc yêu cầu.
- HS nêu .
- 2 HS lên bảng.
a,612; 621; 126; 162; 261; 216
b,120; 102; 210; 201.
- GV chốt đúng lời giải
Bài 3(7): Viết chữ số thích hợp vào ô trống
HS: Làm xong, kiểm

File đính kèm:

  • docGA Buoi HAI -H. tu TUAN 1.doc
Giáo án liên quan