Giáo án lớp 3 - Tuần 33, thứ 4 năm 2012
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000
- Biết sắp xếp dãy số theo thứ tự nhất định.(BTCL:1,2,3,5)
II/ Chuẩn bị :
- Bài tập 1, 2, 5 có thể viết sẵn trên bảng lớp
- Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học
cầu học sinh tự làm * Hỏi: Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ? - Gọi học sinh chữa bài * Giáo viên hỏi: Dựa vào đâu các em sắp xếp được như vậy ? * Bài 4(hs K,G) - Giáo viên tiến hành tương tự như bài tập 3 Bài 5: BTCL H Đ2(2’): Củng cố - dặn dò Bài sau: Ôn tập bốn phép tính…vi 100.000 - Học sinh lên bảng làm bài - Điền dấu > < = vào chỗ chấm. - Trước khi điền dấu ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả ( nếu có ) rồi so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh. - Làm vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm bài - Học sinh nhận xét - Vì 2 số này đều có 5 chữ số các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, hàng nghìn đều là 7, hàng trăm đều là 4, nhưng chữ số hàng chục khác nhau nên số nào có chữ số hàng chục nhỏ hơn thì số đó nhỏ hơn vì 6 < 7 nên 27.469 < 27.470 - Ta nói: 27.470 > 27.469 - Số 27.470 lớn hơn số 27.469 là 1 đơn vị. - Tìm số lớn nhất trong các số sau - Làm bài vào vở bài tập, 1 học sinh lên bảng làm bài. - Vì bốn số này đều có 5 chữ số, chữ số hàng chục nghìn đều là 4, so sánh đến hàng nghìn thì số 42.360 có hàng nghìn lớn nhất( các số còn lại có hàng nghìn là 1) nên số 42.360 là số lớn nhất trong các dãy số đã cho. - Viết các số đã cho cho theo thứ tự từ bé đến lớn. - Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh làm bài trên bảng. - Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau - Sắp xếp theo thứ tự: 59.825 ; 67.925 ; 69.725 ; 70.100 - Vì bốn số này đều có 5 chữ số, so sánh chữ số hàng chục nghìn ta có 5 < 6 < 7. Có hai số có hàng chục nghìn là 6, khi so sánh hai số này với nhau ta thấy 67.925 < 69.725 vì chữ số hàng nghìn 7 < 9 vậy ta có kết quả: 59.825 < 67.925 < 69.725 < 70.100 - Kết quả: 96.400 > 94.600 > 64.900 > 46.900 *************************** TẬP ĐỌC MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI I. Mục tiêu: - Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ - Trả lời được các CH trong SGK . Học thuộc lòng bài thơ II/ Chuẩn bị : - Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc - Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (5’) - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về bài: Cóc kiện trời. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề (1’) H Đ1(9’): Luyện đọc a. Đọc mẫu - Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt b. Hướng dẫn đọc từng dòng thơ - Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Yêu cầu học sinh đọc 2 vòng như vậy. c. Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ. - Giáo viên yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ. Nhắc học sinh ngắt nghỉ hơi đúng ở cuối các dòng thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi khổ thơ. - Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc lài bài thơ lần 2 d. Luyện đọc theo nhóm - Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Yêu cầu 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trước lớp. e. Đọc đồng thanh H Đ2(8’): Tìm hiểu bài - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài. - Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh trả lời để hiểu nội dung bài thơ: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ1 và hỏi: Khổ thơ 1 miêu tả điều gì ? + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì ? + Qua cách so sánh của tác giả, em hình dung được điều gì về mưa trong rừng cọ ? + Theo em, vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy ? + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và giảng: Trong rừng cọ, lá cọ xoè ngang lại rất dày, tạo thành vùng rộng lớn, nước mưa rơi xuống phải rơi trên hàng ngàn, hàng vạn lá cọ, chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn, có tiếng vang xa như tiếng thác đổ, như tiếng gió thổi ào ào. + Khổ thơ thứ hai miêu tả rừng cọ vào lúc nào ? + Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị ? + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ? + Tác giả gọi lá cọ là gì ? Em có thích cách gọi đó của tác giả không ? Vì sao + Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài ? Vì sao ? H Đ3(9’): Học thuộc lòng bài thơ - Gv yêu cầu học sinh cả lớp đồng thành bài thơ - Gv h/dẫn hs học thuộc lòng bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước. - T/chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ H Đ4(2’): Củng cố - dặn dò: * Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương * Dặn dò: Học sinh về nhà học lại cho bài thơ và chuẩn bị bài sau: Quà đồng nội - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nghe giáo viên giới thiệu bài - Theo dõi giáo viên đọc bài mẫu và đọc thầm theo. - Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. - 4 học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên - 4 học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên. - Mỗi học sinh đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. - Nhóm đọc bài tiếp nối theo yêu cầu theo yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Học sinh cả lớp đồng thanh đọc cả bài thơ - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời: - Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ. - Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió. - Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác, như tiếng gió to. - 2 – 3 học sinh phát biểu ý kiến. - Quan sát tranh minh hoạ và nghe giáo viên giảng. - Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè. - Vào trưa hè, nằm trong rừng cọ sẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. - Vì lá cọ tròn, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên trông giống như mặt trời. - Tác giả âu yếm gọi lá cọ là: “ Mặt trời xanh của tôi “. Cách gọi ấy thật hay vì lá cọ giống như mặt trời nhưng lại có màu xanh, cách gọi ấy thật hay vì lá cọ giống như mặt trời nhưng lại có màu xanh, cách gọi ấy cũng thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương. - 3 – 5 học sinh trả lời: Có thể thích: rừng cọ trong cơn mưa, thích vào buổi trưa hè, thích lá cọ “ Xoè từng tia nắng “… - Đọc đồng thanh theo yêu cầu *********************************** THỦ CÔNG LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T3) I. Mục tiêu: -Biết làm quạt giấy tròn -Làm được. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn 1 ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.(hs K,G:Làm được. Các nếp gáp thẳng, phẳng đều nhau. Quạt tròn) II/ Chuẩn bị : - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát - Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp theo cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc - Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán - Tranh quy trình gấp quạt tròn III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : (1’) 2/ K/tra b/cũ: (3’) - Giáo viên cho học sinh kiểm tra dụng cụ học tập. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề (1’) H Đ1(20’): Thực hành - Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn * Hỏi: Để làm giấy quạt tròn ta thực hiện theo mấy bước ? - Kể lại các bước làm giấy quạt tròn. - Gọi vài em nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - Cho học sinh thực hành làm quạt giấy tròn. * Lưu ý học sinh: Để làm quạt giấy tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và gấp kĩ, gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ và đúng nếp gấp giữa. Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều. - Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh lúng túng để học sinh hoàn thành sản phẩm. * Giáo viên nhận xét sản phẩm tuyên dương học sinh hoàn thành sản phẩm đúng và nhanh H Đ2(8’): Trình bày, đánh giá H Đ3(2’): Củng cố - dặn dò * Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. * Bài sau: Ôn tập chương III, IV - Tổ viên báo cáo dụng cụ học tập cho tổ trưởng - Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu - Thực hiện theo 3 bước + Bước 1: Cắt giấy + Bước 2: Gấp, dán quạt + Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn vài lần. - Học sinh theo dõi giáo viên dặn dò TỰ NHIÊN & XÃ HỘI: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU I. Mục tiêu: - Nêu được tên 3 đới khí hậu trên trái đất ; Nhiệt đới, Ôn đới, Hàn đới II. Chuẩn bị - Quả địa cầu ( cỡ to ) vẽ quả địa cầu – chia sẵn với các đới khí hậu. - Phiếu thảo luận nhóm - Thẻ chữ ( cho học sinh chơi trò chơi “ Ai tìm nhanh nhất “ ) III. Các hoạt động dạy học GV HS 1/ Ổn định : 2/ K/tra b/cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi: * Nhận xét và cho điểm học sinh 3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề * Hoạt động 1: Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc và Nam Bán Cầu. - Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi. + Yêu cầu: Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước sau đây: Nga, Úc, Brazin, Việt Nam. - Theo em, vì sao khí hậu các nước này khác nhau ? * Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của học sinh. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sinh quan sát hình 1/124SGK và giới thiệu: Trái đất chia làm 2 nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo. Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Giáo viên đưa ra quả địa cầu và yêu cầu học sinh chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. * Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh. * Hoạt động 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu - Thảo luận theo nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận, các thành viên lần lượt ghi các ý kiến về đặc điểm chính của 3 đới khí hậu đã nêu. - Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến. - Điền các thông tin trên vào bảng phụ * Kết luận: + Nhiệt đới: Nóng quanh năm + Ôn đới: Ấp áp, có đủ bốn mùa + Hàn đới: Rất lạnh - Ở hai cực của Trái đất quanh năm nước đóng băng. * Yêu cầu: Hãy tìm trên quả địa cầu 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên. * Nhận xét ý kiến của học sinh H Đ 3: Trò chơi * Trò chơi: “ Ai tìm nhanh nhất “ * Giáo viên phổ biến cách chơi: + Mỗi lần chơi có hai học sinh tham gia + Giáo viên phát cho mỗi cặp hai thẻ ( Một thẻ ghi tên các đới khí hậu, một thẻ ghi tên nước ) và học sinh lên chơi không được biết mình đang cầm thẻ nào. + Khi giáo viên hô “ bắt đầu “, 2 học sinh mới đọc nội dung của thẻ và tiến hành nhiệm vụ của mình. - Học sinh có thẻ ghi tên nước phải tìm xem nước đó thuộc khí hậu nào và đọc to trước lớp. - Trong thời gian nhanh
File đính kèm:
- Thứ 4.doc