Giáo án lớp 3 - Tuần 29, thứ 3 năm 2012

I. Mục tiêu:

-Biết tính dện tích hình CN (BTCL:1, 2 3)

-Cẩn thận

II/Chuẩn bị :

 - Hình vẽ trong bài tập 2

III. Các hoạt động dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 29, thứ 3 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
TOÁN 
LUYỆN TẬP/153
I. Mục tiêu:
-Biết tính dện tích hình CN (BTCL:1, 2 3)
-Cẩn thận
II/Chuẩn bị : 
	- Hình vẽ trong bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(26’): Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
 Giáo viên hỏi: Bài cho kích thước của hình chữ nhật như thế nào ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Khi thực hiện tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật, chúng ta phải chú ý đến điều gì về đơn vị của số đo các cạnh ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình H
- Hình H gồm những hình chữ nhật nào ghép lại với nhau ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Diện tích hình H như thế nào so với diện tích của hai hình chữ nhật ABCD và DMNP ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét cho điểm
 Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?
- Đã biết số đo chiều dài chưa ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
HĐ 2(2’): Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học 
 Bài sau: Diện tích hình vuông
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- 2 học sinh nêu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Hình chữ nhật có chiều dài là 4dm, chiều rộng là 8cm.
-Tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật.
- Số đo các cạnh phải cùng một đơn vị.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh quan sát hình trong SGK
- Hình H gồm hai hình chữ nhật ABCD và DMNP ghép lại với nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính diện tích của từng hình chữ nhật và tính diện tích của hình H.
- Diện tích hình H bằng tổng diện tích hai hình chữ nhật ABCD và DMNP
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- Chiều rộng hình chữ nhật là 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm diện tích của hình chữ nhật.
- Biết được số đo chiều rộng và số đo chiều dài.
- Chưa biết phải tính.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
MĨ THUẬT
TRANH VẼ TĨNH VẬT; LỌ HOA VÀ QUẢ
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
- Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. 
- Hiểu được vẻ đẹp tranh tĩnh vật.
II/ Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh tĩnh vật và 1 vài tranh khác loại của họa sĩ và học sinh. 
- Mẫu vẽ: Lọ và hoa có hình đơn giản và màu đẹp- Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
 * Học sinh : Tranh tĩnh vật (nếu có), vở tập vẽ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1/ Khởi động: 1’ 
 2/ Bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: 5’ Quan sát, nhận xét
+ Giới thiệu một số tranh, ảnh tĩnh vật và các khác loại ( tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh các con vật….) để hs phân biệt được.
+ Tranh tĩnh vật và các loại tranh khác
+ Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
+ Giới thiệu một số tranh để hs nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật .
+ Hình vẽ trong tranh vẽ những gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
* Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn cách vẽ tranh
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh để hs nhận ra.
+ Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
+ Vẽ lọ, vẽ quả.
+ Cách vẽ màu: Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu lọ, hoa để vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt
+ Vẽ màu nền cho tranh sinh động.
+ Cho hs xem 1 số tranh tĩnh vật.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
* Hoạt động 3: 18’ Thực hành
+ Nhìn mẫu thực để vẽ ; + Có thể vẽ theo ý thích.
+ Kiểu lọ ; + Loại hoa ; + Màu sắc
+ Vẽ thêm quả cây cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu: Màu tươi sáng, có màu đậm, màu nhạt, vẽ màu nền.
* Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá
+ Giới thiệu một số tranh đã hình thành đẹp, gợi ý cho hs nhận xét về : Bố cục vẽ lọ và hoa, màu sắc.+ Nhận xét, xếp loại bài vẽ
 + N/xét t/học.+ qs ấm pha trà CB bài:Vẽ th/mẫu: Cái ấm pha trà
- Nghe giới thiệu
- Là loại tranh vẽ về đề tài vật như lọ, hoa, quả… Vẽ các vật ở dạng tĩnh.
- Vẽ (lọ, hoa, quả, cây…)
- Vẽ màu như thực hoặc vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh thực hành vẽ
- Lắng nghe, quan sát nhận xét
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT):
BUỔI HỌC THỂ DỤC
Phân biệt: s/x; in/inh
I/Mục tiêu: 
-Nghe-viết đúng baì CT; trình bày hình thức bài văn xuôi.
-Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện Buổi học thể dục (BT2).
-Làm đúng BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II/Chuẩn bị : -GV: Bảng lớp viết 3 lần các TN trong BT 3a
III/Các hoạt động dạy học : 
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
-Đọc: Bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình, luyện võ
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(17’): HDNg-Viết chính tả
a.HD hs chuẩn bị:
-Đọc đoạn chính tả
–HDHS nhận xét c/tả, hỏi:
+Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì?(Đặt sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép)
+Những chữ nào trong đoạnu phải viết hoa? (Chữ cái đầu bài, đầu đoạn văn, đầu câu, tên riêng của người-Nen-li…)
b.Đọc
c.Chấm , chữa bài
HĐ 2(13’): HDHS làm bài tập CT
Bài 2:
-Nhận xét, nêu cách viết tên riêng nước ngoài
Bài 3:
-Chọn (3a)
-Nhận xét, chốt (xa-sào-sới vật)
HĐ 3(3’): Củng cố, dặn dò
CB: Ng-viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
-2 ẻm viết bảng lớp, lớp viết b/con
-2 em đọc lại
-Trả lời 
-Lớp đọc thầm lại đoạn văn, tập viết những chữ hs dễ viết sai
-Viết
-1 em đọc y/cầu BT
-Làm bài cá nhân
-1 em đọc, 3 em viết bảng
-Lớp nhận xét
-Cả lớp viết vào vở: Đê-sốt-xi, Cô-rét-ti…
-Đọc đề, tự làm bài
-3 em làm bài trên bảng
-Nhận xét 
-Chú ý lắng nghe 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TT)
I/Mục tiêu: 
-Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
-Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
-Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
 (hs K, G:Biết vì sao phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước)
II. Chuẩn bị
	- Giấy khổ to, bút dạ ( Hoạt động 1)
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(15’) Trình bày kết quả điều tra
- Yêu cầu học sinh chia nhóm. Yêu cầu các học sinh căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm.
- Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:
+ Bảng 1: Những việc làm t/kiệm nước ở nơi em sống.
+ Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.
+ Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống.
+ Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu học sinh nộp các phiếu điều tra của cá nhân.
- Giúp học sinh rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm.
- Yêu cầu học sinh hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
HĐ 2 (15’) Sắm vai xử lý tình huống.
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận tìm cách xử lý tình huống và sắm vai thể hiện.
 Tình huống 1: 
Tình huống 2: 
 Nhận xét kết luận
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao phải tiết kiệm nguồn nước ?
- Em hãy kể một số việc làm thể hiện việc tiết kiệm nguồn nước.
 Bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo, học sinh lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm (Ý nào trùng rồi thì thôi không viết nữa )
-Nhóm 1
-Nhóm 2
-Nhóm 3
-Nhóm 4
- Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho giáo viên.
- Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.
- Một vài học sinh trả lời
- Một vài học sinh nhắc lại
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp.
 Chẳng hạn:
- Một vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung nhận xét
- Vì chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Học sinh liên hệ
- Không dùng nước bừa bãi
- Vòi nước chảy xong vặn lại

File đính kèm:

  • docThứ ba.doc
Giáo án liên quan