Giáo án lớp 3 - Tuần 28, thứ 4 năm 2012

 A/ Mục tiêu :

 - Luyện tập về đọc, viết số và nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính. Luyện giải toán.

 - Giáo dục HS chăm học .

 B/ Đồ dùng dạy học:

 C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 28, thứ 4 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
Toán: Luyện tập 
 A/ Mục tiêu : 
 - Luyện tập về đọc, viết số và nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính. Luyện giải toán.
 - Giáo dục HS chăm học .
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 C/ Các hoạt động dạy học: 
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: 
Bài 1: 
Bài 2
Bài 3
Bài 4: 
Bài tập nâng cao
3) Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm 
làm bài tập 3 ,4 tiết trước 
- Giới thiệu bài: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự tìm ra quy luật của dãy số rồi tự điền các số tiếp theo vào dãy số.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc dãy số (mỗi em đọc 1 số).
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 2 em lên giải bài trên bảng.
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh..
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Mời một em lên giải bài trên bảng.
- Chấm 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi tự ghép hình theo mẫu.
- Mời một em lên ghép hình trên bảng.
ë mét tr¹i ch¨n nu«i cã 240 con gµ đã bán sè gµ. Hái còn lại bao nhiêu con gà?.
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh 
(Nhật, Oanh)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- Từng cặp đổi chéo vở KT bài nhau.
- Nối tiếp nhau đọc dãy số, cả lớp bổ sung a) 38 97 ; 38 98 ; 3899 ; 4000.
b) 99995 ; 99996 ; 99997 ; 99998 ; 99999.
c) 24686 ; 24687 ; 24688 ; 24689 ; 24690 ; 24691 
- Một em nêu yêu cầu bài: Tìm x.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc bài toán.
- Tự tóm tắt và phân tích bài toán.
- Lớp làm vào vở.
- Một em lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc đề bài 4.
- Một em lên bảng xếp để được hình theo mẫu .
1 hs làm bảng.lớp làm vở
Tập đọc : Cùng vui chơi 	 
A/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ
- Hiểu được nội dung bài : các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tập tốt hơn (trả lời được các câu hỏi SGK. Học thuộc lòng bài thơ.).
-GDHS thường xuyên tập thể dục 
 B/ Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 C/Hoạt động dạy-học:	
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
 Luyện đọc:
Hướng dẫn tìm hiểu bài :
3) Củng cố - dặn dò:
- Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện "Cuộc đua trong rừng "
- Nhận xét ghi điểm.
a) Giới thiệu bài:
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ hay sai 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng khổ 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ. 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ?
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ 2 và 3 của bài thơ 
+ Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ cuối 
+ Theo em "chơi vui học càng vui" là thế nào ?
- Giáo viên kết luận.
 Luyện đọc thuộc lòng khổ thơ em thích 
- Mời một em đọc lại cả bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh HTL từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- Hai em lên tiếp nối kể lại câu chuyện "Cuộc đua trong rừng (Diệp, Thái). 
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu Mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- Luyện đọc các từ khó hay sai.
- Nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.
- Giải nghĩa từ quả cầu giấy sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Cả lớp đọc thầm cả bài thơ.
+ Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Đọc thầm khổ thơ 2 và3 bài thơ.
+ Quả cầu giấy xanh xanh bay lên rồi lộn xuống, bay từ chân bạn này sang chân bạn khác...
- Lớp đọc thầm khổ thơ còn lại.
+ Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
- Một em đọc lại cả bài thơ.
- Cả lớp HTL bài thơ.
- 4 em thi đọc thuộc từng khổ thơ.
- Hai em thi đọc cả bài thơ. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
- 3học sinh nhắc lại nội dung bài
THỦ CÔNG 
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn .
- Làm được đồng hồ để bàn .Đồng hồ tương đối cân đối .
- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.(HS khéo tay: Làm được cân đối, trang trí đẹp)
II/Chuẩn bị : 
	- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu )
	- Đồng hồ để bàn
	- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn
	- Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập môn thủ công của học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(29’):HS thực hành
 Hỏi: Làm đồng hồ để bàn gồm mấy bước ?
 Giáo viên nhận xét
- Giáo viên treo tranh vẽ quy trình làm đồng hồ để bàn để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
Thực hành theo nhóm
- Cho học sinh thực hành cắt gấp để làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế, chân đỡ đồng hồ )
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập và kết quả học tập của học sinh.
HĐ 2(2’):Củng cố, dặn dò
 Giờ sau mang giấy thủ công, hồ dán để học bài
 Bài sau: Làm đồng hồ để bàn ( Tiết 2 )
- Học sinh báo cáo sự chuẩn bị dụng cụ học tập.
- Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
3 bước:
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh quan sát tranh vẽ quy trình làm đồng hồ
- Thực hành cắt, gấp làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt đế, chân đỡ đồng hồ )
Nhận xét
Tự nhiên - xã hội: Thú (tiếp theo) 
A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của con thú rừng được quan sát. 
- Nêu được sự cần thiết bảo vệ các loài thú rừng. Vẽ và tô màu một loài thú rừng em yêu thích.
 B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 106, 107. Sưu tầm ảnh các loại thú rừng mang đến lớp.
 C/ Hoạt động dạy - học :
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới 
* Hoạt động 1: 
Bước 1: 
Bước 2 :
* Hoạt động 2: 
Bước 1 :
Bước 2:
* Hoạt động 3: 
d) Củng cố - dặn dò:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 1".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
*Quan sát và Thảo luận. 
 -Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các quan sát các tranh vẽ các con thú rừngø trang 106, 107 SGK và ảnh các loại thú rừng sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Kể tên các con thú rừng mà em biết ?
+ Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng mà em biết ?
+ So sánh và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà ?
-Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên mỗi nhóm trình bày về hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một loài thú rừng.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt về thú nhà và thú rừng 
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
*Làm việc cả lớp.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ. 
- Phát cho mỗi nhóm các bức tranh về thú rừng và các bức tranh do nhóm tự sưu tầm.
- Yêu cầu các nhóm phân loại : Loài thú ăn cỏ. Loài thú ăn thịt.
- Tai sao chúng ta cần phải bảo vệ thú rừng ?
- Mời đại diện các nhóm lên trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp cử người lên thuyết minh cho bộ sưu tập.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra các biện pháp bảo vệ thú rừng,..
+ Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ thú rừng ?
*Làm việc cá nhân. 
- Yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ và tô màu một con thú rừng mà mình ưa thích. 
- Yêu cầu HS vẽ xong dán sản phẩm của mình trưng bày trước lớp.
- Mời một số em lên tự giới thiệu về bức tranh. 
- Nhận xét bài vẽ của học sinh.
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
+ Nêu đặc điểm chung của thú 
(Kì)
+ Nêu ích lợi của các thú nhà
( Hương).
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
- 2 em nhắc lại KL
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập được giao. 
- Đại diện lên đứng lên báo cáo trước lớp về bộ sưu tập các loài thú rừng và các biện pháp nhằm bảo vệ thú rừng như : Không săn bắn các loài thú rừng,... 
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng.
- Lớp thực hành vẽ.
- Từng nhóm dán sản phẩm vào tờ phiếu rồi trưng bày trước lớp.
- Cử đại diện lên giới thiệu các bức tranh của nhóm.
-HS liên hệ.

File đính kèm:

  • docThứ 4.doc
Giáo án liên quan