Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ ba

I/ MỤC TIÊU:

+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng Đội hình luyện tập.

+ Đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.

+ Trò chơi: “Thỏ nhảy”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.

II/ CHUẨN BỊ:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2010
THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I/ MỤC TIÊU:	
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng Đội hình luyện tập.
+ Đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
+ Trò chơi: “Thỏ nhảy”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
II/ CHUẨN BỊ:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
I/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát 
+ Xoay các khớp.
+ Chơi trò chơi: “Kết bạn”.
6-8’
1-2’
1 bài
2-3’
1-2’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng , điểm số.
Cả lớp thực hiện – Giáo viên hô.
+ Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. đi chuyển hướng phải trái.
- Học sinh thực hiện giáo viên theo dõi chữa sai. 
+ Ôn trò chơi: “Thỏ nhảy”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.	
24-26’
5-6’
 (2 lần)
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.	
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại bài thể dục.
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN 3: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC 4: TRÔNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I/ MỤC TIÊU:
N3: - Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. 
 - Làm được các bài tập: 1,2.
 * HSY: Làm được bài tập 1.
N4: -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với ND tự hào, ca ngợi.
 -Hiểu ND bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niền tự hào của người V.Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ CHUẨN BỊ:
N3: - SGK, vở bài tập.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. 
 - HD bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm bài.
HS: - Lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
 * HSY: Làm bài tập1.
GV: - Nhận xét và hướng dẫn thêm giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu bài tập 1 và HD bài tập 2 gọi HS lên bảng viết vào bảng phụ và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm, lớp làm bài tập vào vở.
GV:- HD thêm bài tập 2 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
1. KT: Bài Thái sư Trần Thủ Độ
2. Bài mới:
HĐ1: GTB (Tranh)
HĐ2: Luyện đọc
HS: Nối tiếp nhau đọc bài 
GV:sửa lỗi phát âm và cách đọc cho hs, Giúp hs hiểu các từ khó và mới trong bài.
HS: Luyện đọc theo cặp, 2 em đọc toàn bài.
GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ3: Tìm hiểu bài
GV: Y/c hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
HS: Trao đổi theo cặp.
HS: Trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Y/c hs nêu ND
HS: Phát biểu.
KL: Biểu dương nhà tự sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho cách mạng. HĐ4: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV: Đính bảng phụ, hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
HS: Tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
GV: hướng dẫn hs thi đọc diễn cảm 
Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố: 
HS: Nêu lại nội dung bài.
GV: Liên hệ thực tế để giáo dục hs
GV: Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ 3: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU (nghe-viết)
TOÁN 4: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TƯ NHIÊN
I/ MỤC TIÊU:
N3:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng (BT 2a)
N4:
Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (Khác 0) có thể viết thành một phân số:
Tử số là số là số bị chia mẫu số là số chia.
II/ CHUẨN BỊ:
N3: Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N4: Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập 2.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
HĐ1: KTbài tập 2 tr 107-SGK
GV: Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Bài mới
GV: Đính VDa) lên bảng
Hướng dẫn hs đọc đề
GV: Nêu vấn đề rồi hướng dẫn hs tự giải quyết vấn đề
Cả lớp và gv nhận xét
KL: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thnàh một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
2hs nhắc lại
HĐ3: Luyện tập
BT1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
4hs làm trên bảng, các em còn lại làm vào vở.
GV: chấm chữa bài
BT2: Viết theo mẫu:
GV: Hướng dẫn mẫu
2hs làm trên PBT, các em còn lại làm vào vở
GV: Chấm, chữa bài
BT3: Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1
GV: Hướng dẫn mẫu
HS: Tự làm bài vào vở
GV: Chấm, chữa bài
HĐ4: Củng cố:
GV: Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC 3: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (T2)
KHOA HỌC 4: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I/ MỤC TIÊU:
N3: 
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. 
N4:
Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...
II/ CHUẨN BỊ:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N4: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Hát tập thể về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
HS:- Nghe GV hát và tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý
GV:- HD gọi các em trả lời, nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được nôi dung bài hát. 
HS:- Nhắc lại nội dung bài hát.
GV:- Kết luận: thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
HS:- Nêu những việc làm mà các em cho là đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. 
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. (T2)
1. KTBC: HS trả lời trong PBT
GV: Ghi điểm
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí trong sạch
HS: Quan sát tranh trong SGK
GV: Giao việc
HS: Làm việc theo cặp
Yc hs chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm
HS: Trình bày
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét
HĐ3: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
GV: Giao việc
HS: Trao đổi theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường.
Cả lớp nhận xét
3. Củng cố:
GV: Liên hệ thực tể để giáo dục
HS: Nhắc lại ND bài học
TẬP ĐỌC* 3: LUYỆN ĐỌC BÀI: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
KỂ CHUYỆN 4: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU:
N3: - Giúp các em luyện đọc lại bài: Ở lại với chiến khu
N4: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 - Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể
II/ CHUẨN BỊ:
N3:- SGK.
N4:- Viết sẵn câu hỏi gợi ý trên bảng phụ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Ở lại với chiến khu”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc bài
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
1. KTBC: 
2.Bài mới: 
GV: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn hs kể. a)Hướng dẫn hs tìm hiểu yc của đề bài.
GV: Gạch chân những từ quan trọng.
GV: Kể lần 1.HS theo dõi.
HĐ2: Gợi ý hs kể chuyện.
HS; Tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK.
GV: Nhắc hs lưu ý cách kể.
-Trước khi kể, cần giới thiệu câu chuyện của mình.
-Kể phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
HĐ3: Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
HS: HS thực hành kể
HS: kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
GV: Theo dõi.
HS:Thi kể trước lớp
GV: Đính Tiêu chuẩn nhận xét lên bảng.
HS; Nối tiếp nhau thi kể trước lớp.
Cả lớp và GV bình chọn.
4. Củng cố:
HS: Nêu lại ý nghĩa câu chuyện
GV: Nhận xét tiết học, Hướng dẫn CB bài tiết sau.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan